Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian học tập. Dưới đây là danh sách 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất hiện nay. Bạn hãy cùng JobOKO khám phá và lựa chọn công việc lý tưởng nhất nhé!
Có những công việc làm thêm phổ biến như giao hàng, nhân viên bán hàng, hoặc làm việc tại quán cà phê. Việc làm thêm giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, đồng thời có được thu nhập hàng tháng.
Công việc làm thêm cho sinh viên phổ biến
I. Những việc làm parttime cho sinh viên tốt nhất hiện nay
1. Việc làm sinh viên - Gia sư
Chắc hẳn trong chúng ta, những ai đã từng trải qua thời sinh viên thì đều luôn ưu tiên
gia sư là việc làm hàng đầu nếu có nhu cầu tìm kiếm một công việc parttime. Với ưu điểm là thời gian linh động, mức lương ổn định nên đây là công việc được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chỉ với thời gian khoảng 1, 2 tiếng là bạn đã có thể kiếm thu nhập từ
80.000 - 150.000 đồng. Không những vậy, ngoài việc kiếm thêm thu nhập chi trả cho việc sinh hoạt hằng ngày giúp đỡ bố mẹ, làm gia sư cũng là cơ hội để một số bạn theo học các ngành sư phạm được rèn luyện các kỹ năng cũng như thực hành ôn luyện, nắm chắc kiến thức tốt hơn.
Tìm việc làm gia sư không khó nếu bạn có kỹ năng các môn học tốt
Để có công việc này cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần lên facebook, tìm kiếm một số fanpage tuyển gia sư hoặc các website của trung tâm để lựa chọn cho mình môn dạy phù hợp với khả năng. Các môn học đa dạng như Anh, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ,... với học viên đầy đủ lứa tuổi và cấp độ từ tiểu học cho đến THPT. Đặc biệt, vào những thời điểm của các kỳ thi, nhu cầu tuyển gia sư của các bậc phụ huynh sẽ tăng cao nên bạn không cần phải lo lắng không tìm được việc làm.
2. Việc làm thêm cho sinh viên - Bán hàng
Những bạn gái có sở thích làm đẹp, đam mê thời trang thì bán quần áo là công việc nên lưu tâm. Công việc này bạn cũng có thể chủ động thời gian đăng ký theo giờ, với
nhân viên part time mức lương thỏa thuận. Đây là việc làm thêm thích hợp với những ai ưa thích nhàn nhã bởi không cần suy nghĩ hay vận động nhiều. Bạn chỉ phải làm một số công việc đơn giản như vệ sinh cửa kính để shop sạch sẽ, bán hàng, xếp quần áo,... Những lúc không có khách, sinh viên có thể tranh thủ đọc sách, học bài hoặc giải trí như đọc báo, nghe nhạc, lướt web.
Bán hàng quần áo cũng là công việc nhiều bạn sinh viên nữ lựa chọn
Hiện nay, nhu cầu của con người là "ăn ngon, mặc đẹp" chứ không phải là "ăn no, mặc ấm" như ngày xưa nên các shop thời trang quần áo, giầy dép "mọc" lên rất nhiều. Chính vì vậy, sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn một địa chỉ thuận tiện đi lại cho bản thân và phù hợp với lịch học.
3. Việc làm thêm cho sinh viên - Cộng tác viên viết bài
Nếu bạn có khả năng ngôn ngữ tốt, cộng tác viên viết bài là công việc bạn nên thử sức khi theo học đại học. Không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập, cộng tác viên viết bài còn giúp bạn tăng các kỹ năng cần thiết như thu nhập thông tin, xử lý ngôn từ và biết thêm nhiều kiến thức mới. Bên cạnh đó, công việc làm
cộng tác viên này bạn có thể làm online nên tiết kiệm thời gian cho việc đi lại. Một số công việc viết bài phổ biến hiện này là viết nội dung website, viết bài PR, viết báo, ...
4. Việc làm thêm cho sinh viên - Tư vấn
Tư vấn qua điện thoại hay còn được biết đến là telesales. Đây là một trong số những việc làm hot nhất cho sinh viên hiện nay. Yêu cầu của công việc này là bạn phải có một giọng nói tốt, thái độ kiên trì, nhẫn nại, thân thiện, kỹ năng ngôn ngữ khéo léo để có thể tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc cho nhiều đối tượng khách hàng thậm chí là những người khó tính nhất. Theo đuổi công việc nhân viên telesale này, sinh viên sẽ được tăng cường
kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ với nhiều người, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, xử lý vấn đề tinh tế.
Công việc telesales đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt
5. Việc làm thêm cho sinh viên - Nhân viên siêu thị
Thời gian linh động, mức lương ổn định, làm việc trong môi trường thoải mái,
nhân viên siêu thị là công việc được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Tại các siêu thị hiện nay, rất nhiều vị trí cần tuyển thêm người như thu ngân, bảo vệ, bán hàng, sắp xếp hàng hóa,... Tuy nhiên, nhiều vị trí cần bạn phải có ngoại hình, tính cẩn trọng, tỉ mỉ.
6. Việc làm thêm cho sinh viên - Bán hàng online
Đối với những ai yêu thích kinh doanh, bán hàng online là công việc không nên bỏ qua. Nếu bạn không muốn làm
nhân viên bán hàng part time thì công việc này sẽ giúp bạn tự do và thoải mái thời gian. Ngoài ra còn có ưu điểm là không cần phải thuê cửa hàng với chi phí lớn, bạn vẫn có thể kinh doanh đa dạng các mặt hàng như quần áo, mỹ phẩm, đồ lưu niệm,...
Nếu bạn không có đủ nguồn vốn để tự mình làm chủ thì có thể đăng ký làm ctv bán hàng cho các cửa hàng để vừa có thêm thu nhập lại vừa được học hỏi kinh nghiệm. Đặc biệt, với thời gian linh động, sinh viên phù hợp để ứng tuyển công việc này. Không chỉ cải thiện được nguồn thu nhập, đây còn là công việc giúp sinh viên các ngành kinh tế có thêm kỹ năng mềm, kiến thức để sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay yêu cầu của ngành nghề.
Bán hàng online là việc làm thêm phù hợp với các bạn nữ sinh
7. Việc làm thêm cho sinh viên - Cộng tác viên biên dịch
Nhu cầu tuyển cộng tác viên dịch thuật (cộng tác viên biên dịch) ngày càng nhiều nhưng đòi hỏi bạn phải giỏi ít nhất là một ngoại ngữ. Các tiếng phổ biến hiện nay cần dịch thuật tài liệu phổ biến như tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật,... Đây là công việc không đơn giản nhưng mức lương được trả cũng tương đối cao. Bên cạnh đó, sinh viên có thể linh động thời gian, làm việc tại nhà mà không cần phải đến công ty, đồng thời có thể nâng cao vốn ngoại ngữ của bản thân.
Cộng tác viên biên dịch là công việc khá phù hợp cho sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến ngoại ngữ như Ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn,... muốn cải thiện kỹ năng và áp dụng những gì mình được đào tạo để làm quen, tiếp xúc với nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
8. Việc làm thêm cho sinh viên - Quản trị fanpage
Công việc bán hàng online hiện nay rất phổ biến mà chủ yếu là trên facebook, do đó nhiều cửa hàng cần tuyển người quản trị fanpage để tiếp cận đến nhiều khách hàng bằng những bài viết, hình ảnh bắt mắt có khả năng tương tác cao, số lượng theo dõi lớn, đem đến cho cửa hàng nguồn khách hàng tiềm năng. Nếu bạn là sinh viên mà muốn kiếm thêm thu nhập thì đây là lựa chọn lý tưởng, nhất là những ai đang theo học ngành công nghệ thông tin.
9. Phục vụ nhà hàng, quán cà phê
Việc làm nhân viên phục vụ nhiều bạn trẻ tham gia ứng tuyển
Làm nhân viên phục vụ nhà hàng ăn hay quán nước là công việc được nhiều bạn sinh viên ứng tuyển. Với ưu điểm là thời gian linh động, thoải mái, môi trường năng động, bạn có thể sắp xếp làm theo ca phù hợp với lịch học của mình. Ngoài mức lương cố định theo giờ, sinh viên đôi khi còn nhận được tiền "boa" từ khách nên đây cũng là công việc khá hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích làm việc ở vị trí này thì hãy nhanh tay tạo
CV xin việc nhân viên phục vụ để ứng tuyển nhé.
10. Việc làm thêm cho sinh viên - Lễ tân khách sạn
Sở hữu ngoại hình ưa nhìn, lễ tân khách sạn là công việc hàng đầu bạn nên ưu tiên lựa chọn. Công việc chủ yếu của lễ tân là trực điện thoại, làm thủ tục nhận và trả phòng cho khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh. Đây là công việc phù hợp với những bạn sinh viên muốn mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Mức lương của việc làm này cũng khá ổn định, hấp dẫn đồng thời chế độ đãi ngộ tương đối tốt nên bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn. Với việc làm lễ tân khách sạn, các bạn sinh viên theo học các ngành như Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,... khá phù hợp để ứng tuyển.
II. Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên
Dưới đây là một số mẹo tìm việc làm thêm cho sinh viên hiệu quả:
1. Cân nhắc thời gian làm việc
Trước khi bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy xem xét thật kỹ lịch trình của mình. Bạn muốn làm việc vào thời gian nào? Một số công việc làm thêm sẽ đòi hỏi phải làm nhiều giờ liền hoặc làm theo ca. Điều này sẽ rất lý tưởng nếu như bạn có lịch trình làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ có thể làm việc một số giờ cố định trong ngày, thì bạn phải ghi nhớ điều này khi xin việc để không ảnh hưởng đến việc học.
2. Nghiêm túc trong quá trình tìm việc
Hãy nhớ rằng tìm việc làm thêm cũng tương tự như xin việc chính thức vậy. Bạn vẫn sẽ cần phải nộp CV, phỏng vấn,... Do đó, hãy chuẩn thị thật nghiêm túc nếu như bạn muốn đạt được kết quả tốt.
3. Thể hiện cam kết làm việc lâu dài
Lĩnh vực việc làm này chứng kiến sự biến động về nhân sự nhiều nhất do sinh viên phải quay trở lại trường đi học hoặc tìm được công việc toàn thời gian khác. Hãy cố gắng nhấn mạnh trong CV và khi phỏng vấn rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên nhiệt huyết và sẽ không chuyển việc chỉ trong một thời gian ngắn.
4. Sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự linh hoạt của bạn trong quá trình ứng tuyển. Nếu đó là việc làm theo ca, hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào được yêu cầu.
5. Viết CV ấn tượng
Trong CV, hãy tránh những từ ngữ chung chung như "nhiệt huyết, hòa đồng, kỹ năng làm việc nhóm tốt,...". Thay vào đó, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai. Ví dụ, nếu bạn muốn thể hiện rằng bạn có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt, thì hãy đưa ra ví dụ về một dự án teamwork thành công. Nếu có thể, hãy chứng minh thành tích của mình thông qua các con số.
Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng biết mình có khả năng quản lý tài chính rất hiệu quả, thì bạn có thể trình bày trong CV rằng mình đã từng tham gia quản lý quỹ tài chính trị giá 500 triệu đồng chẳng hạn. Những thông tin này sẽ giúp gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng, hơn là những từ ngữ chung chung trong CV xin việc nhân viên part-time hay làm thêm.
Để nhanh chóng tìm được việc làm, sinh viên cần biết cách tạo CV chuyên nghiệp
6. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Hãy tìm hiểu về công ty và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn quen thuộc trước khi đến phỏng vấn. Đồng thời, lưu ý chọn trang phục phù hợp - trang phục công sở trang trọng, kể cả khi bạn biết chắc chắn rằng mình có thể ăn mặc đơn giản khi đến làm việc sau này. Chọn trang phục phù hợp cũng là một cách để thể hiện sự nghiêm túc đối với công việc và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
III. Website tìm việc cho sinh viên uy tín
Để tìm được kênh tìm việc cho sinh viên uy tín, đầu tiên, bạn cần tham khảo các trang web có độ uy tín và tin cậy cao, được đánh giá tích cực từ cộng đồng người dùng. Thứ hai, trang web cần cung cấp các cơ hội việc làm phong phú, từ vị trí thực tập đến công việc bán thời gian, toàn thời gian, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên.
Nổi bật trong những website tuyển dụng uy tín hiện nay, JobOKO mang lại nhiều cơ hội
việc làm hấp dẫn. Sinh viên quan tâm đến bất kỳ vị trí nào của bất kỳ công ty nào được đăng tải trên JobOKO đều có thể ngay lập tức ứng tuyển. Ngoài việc làm thêm, JobOKO còn cung cấp nhiều hình thức khác nhau để sinh viên tìm kiếm việc làm, bao gồm tìm việc theo ngành nghề, địa điểm và mức lương.
IV. Làm sao để đi làm thêm mà không ảnh hưởng việc học?
Cho dù bạn là sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt, học phí hay chỉ đơn giản là học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng mới thì cũng đều phải đối mặt với áp lực cân bằng giữa công việc và học tập. Điều này nghe có vẻ khó; tuy nhiên, nếu như bạn biết cách lên kế hoạch và luôn luôn tuân thủ nguyên tắc thì chắc chắn bạn sẽ làm được.
Để cân bằng giữa việc làm thêm và việc học, bạn nên:
- Lên kế hoạch cụ thể và luôn thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
- Nắm rõ và thông báo cho mọi người (cấp trên và đồng nghiệp) để mọi người có sự chuẩn bị thay thế vào những buổi mà bạn đi vắng.
- Chuẩn bị sẵn tinh thần cho những công việc đột suất.
- Không nước đến chân mới nhảy.
- Học cách đối phó với những áp lực trong học tập và công việc.
- Luôn giữ sức khỏe tốt, thời gian sinh hoạt hợp lý, khoa học.
- Tự cho phép bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần, sau khi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng,...
- Đặt mục tiêu cụ thể và tập trung hết sức vào mục tiêu đó.
- Đặt ra những giới hạn cho bản thân, học cách nói không với những thứ không quan trọng.
- Tìm công việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích.
V. Lưu ý khi tìm việc làm thêm cho sinh viên để tránh bị lừa đảo
1. Tìm việc ở những nguồn uy tín
Trước khi ứng tuyển vào một vị trí công việc được đăng tuyển dụng trên website tuyển dụng hoặc mạng xã hội, bạn cần phải đảm bảo rằng đó là công ty có thực, tồn tại hợp pháp. Bạn cũng cần làm điều tương tự với những công ty chủ động gọi điện mời bạn đến làm việc. Chỉ cần một vài động tác tìm kiếm đơn giản trên Google là bạn sẽ có thể tìm được những thông tin cần thiết nhất.
Trong trường hợp bạn hầu như không thể tìm thấy bất cứ thông tin nào cả thì bạn cần phải thận trọng, đặc biệt là khi công ty đó không có địa chỉ trụ sở chính hoặc nơi làm việc cụ thể. Bạn không thể chỉ đơn giản tin vào website và số điện thoại của họ.
JOBOKO là website tuyển dụng, tìm việc làm Full time, Part time uy tín
2. Tự mình xác minh thông tin
Một công ty tuyển dụng chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin quan trọng nhất về công ty của họ. Tuy nhiên, điều này không thể giúp đảm bảo uy tín 100%, bạn vẫn cần phải tự mình xác định thông tin. Tìm kiếm trên Google hoặc tham gia vào các hội, nhóm chuyên đánh giá, review công ty trên mạng xã hội sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết.
Bạn cũng nên hỏi nhà tuyển dụng thông tin chi tiết hoặc bản mô tả công việc hoàn chỉnh cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn không nên tiếp tục quy trình tuyển dụng nếu như họ từ chối cung cấp thông tin.
3. Cảnh giác với các khoản phí
Không có nhà tuyển dụng uy tín nào yêu cầu bạn phải nộp phí trước khi phỏng vấn. Nếu phía công ty yêu cầu bạn phải đóng các khoản tiền như xác minh thông tin ứng viên, thủ tục hành chính, tiền hồ sơ hay chi phí đào tạo thì bạn nên từ chối thẳng thắn ngay từ đầu.
4. Bảo vệ thông tin cá nhân
Không cung cấp thông tin cá nhân như số CMND, ngày sinh, số sổ hộ khẩu, tài khoản ngân hàng cho đối phương trước khi đến phỏng vấn trực tiếp.
Trên đây là những gợi ý việc làm phù hợp với sinh viên. Trước khi tìm kiếm việc làm thêm, bạn cần cân nhắc kỹ càng để có được công việc ưng ý và cơ hội trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo thêm những mẫu CV xin việc nhân viên nhập liệu, nhân viên bán hàng hay nhân viên thu ngân,... để hoàn thiện cho hồ sơ xin việc làm thêm của bản thân và gửi tới nhà tuyển dụng khi có nhu cầu.
Ngoài ra nếu bạn vẫn còn băn khoăn sinh viên có nên làm thêm không, chọn việc như thế nào cho phù hợp thì hãy cùng tìm hiểu thật kỹ để có thể ứng dụng cho nhu cầu công việc để không ảnh hưởng đến việc chính của mình là học tập nhé. Tuy nhiên làm thêm cũng có rất nhiều ưu điểm đặc biệt là trải nghiệm giúp bạn vững vàng hơn khi ra trường, hãy thử và làm trong khả năng của mình nhé.
MỤC LỤC:
I. Những việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất hiện nay
II. Cách tìm việc làm thêm sinh viên
III. Website tìm việc cho sinh viên uy tín
IV. Làm sao để đi làm thêm mà không ảnh hưởng việc học?
V. Lưu ý khi tìm việc làm sinh viên để tránh bị lừa đảo
Đọc thêm: 7 thói quen tốt cần có nếu bạn muốn công việc làm thêm hiệu quả
Đọc thêm: Học được gì từ việc đi làm thêm?