Tránh những sai lầm sau đây nếu bạn muốn tìm việc qua LinkedIn

15/03/2020 11:45
Các dữ liệu cho thấy LinkedIn là mạng kết nối tuyển dụng đặc biệt hữu ích với những ứng viên muốn tìm kiếm công việc mới có mức lương cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người có thể xem LinkedIn như một mạng xã hội thông thường giống Twitter và phạm phải những sai lầm cơ bản. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới hoặc chỉ muốn tìm hiểu về các cơ hội chuyên nghiệp hơn, hãy tránh những lỗi lớn trên LinkedIn.

Trong top 11 website tìm kiếm việc làm tốt nhất, LinkedIn có số lượng người tìm việc truy cập tương đối lớn. Cơ hội có được việc làm thu nhập cao khi tạo hồ sơ ở trang web này mở rộng thu hút rất nhiều ứng viên tiềm năng. Nếu bạn đang cần một công việc theo đúng chuyên ngành với mức thu nhập tốt thì hãy tránh những lỗi sau đây khi tạo hồ sơ trên LinkedIn nhé.

LinkedIn là kênh tuyển dụng hiệu quả cho cả nhà tuyển dụng và người tìm việc.

Tránh mắc những lỗi khi tìm việc qua LinkedIn sau đây

1. Không sử dụng hình ảnh

Một trong những sai lầm lớn nhất của ứng viên trên LinkedIn là không để ảnh. Nhà tuyển dụng có thể cảm thấy nghi ngờ hoặc không thể nhớ đến bạn nếu họ không thể tìm thấy bất kỳ tấm ảnh nào trên hồ sơ.

2. Chọn hình ảnh không phù hợp

Một lời khuyên khác là bạn không nên để ảnh chồng con, thú cưng làm ảnh đại diện trên LinkedIn. Bức ảnh của bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp, thay vì phản ánh đời sống cá nhân. Bên cạnh đó, một số ứng viên để những bức ảnh cũ vì họ lo lắng về tuổi tác của mình, nhưng nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn lừa dối (trong cuộc phỏng vấn). Hãy nhớ, bạn chỉ cần một bức ảnh lịch sự, chuyên nghiệp, thể hiện năng lượng thông qua tư thế, ánh mắt và nụ cười.

3. Không đăng trạng thái

Với những mạng xã hội như Twitter và Facebook, mọi người có thể chia sẻ mọi điều mình muốn, nhưng với LinkedIn, bạn chỉ nên cập nhật thông tin liên quan đến thành tựu, tiến bộ trong chuyên môn, nghề nghiệp của mình. Cứ sau vài ngày, hãy chia sẻ một vài trạng thái của bạn để giữ cho hồ sơ luôn mới mẻ và cho mọi người thấy bạn vẫn đang tham gia. Ngoài ra, nếu bạn có một lượng người theo dõi lớn thì đó cũng là một thế mạnh được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
 

4. Sử dụng yêu cầu kết nối mặc định

Bạn không nên sử dụng kết nối tiêu chuẩn trên LinkedIn vì sẽ rất khó để có thể xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp có giá trị, từ đó tìm thấy các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Cho dù bạn đang tiếp cận với người chưa từng gặp trước đó, bước đi đúng đắn đầu tiên là tìm hiểu về hồ sơ của người đó và điều chỉnh yêu cầu kết nối. Đừng quên tùy chỉnh tin nhắn của bạn để khiến người nhận chú ý, ví dụ như viết rằng: “Tôi đã đọc bài viết này của anh/chị và có nghĩ rằng nó rất hữu ích. Tôi cũng đang xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này và tôi rất vui khi được kết nối với anh/chị”.

5. Bỏ qua cài đặt quyền riêng tư

Nhiều người không nhận ra rằng LinkedIn có cài đặt quyền riêng tư vì khi bạn ra ngoài tìm kiếm một công việc mới trong khi vẫn tích cực với vị trí hiện tại, bạn muốn kín đáo thay vì để ai cũng thấy bạn muốn chuyển việc. Vậy nên bạn hãy nhớ thiết lập chế độ riêng tư để sếp và đồng nghiệp không thấy bạn.

6. Bỏ qua phần tóm tắt

Vì rất nhiều người đang cạnh tranh cho cùng một công việc với trình độ học vấn và trình độ tương đương, việc điền vào bản tóm tắt có thể mang lại cho bạn một lợi thế với nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy thể hiện trình độ và tính cách của bạn thông qua phần tóm tắt ngắn gọn nhưng thu hút.

Cách tìm việc làm qua LinkedIn hiệu quả

7. Không đề cập tới công việc trong quá khứ hoặc hoạt động tình nguyện

Ngay cả khi bạn đã thay đổi nghề nghiệp nhiều lần trong quá khứ, công việc mới nhất của bạn không phải là công việc quan trọng duy nhất. Bạn nên liệt kê toàn bộ lịch sử công việc và hoạt động tình nguyện của mình trên LinkedIn bởi vì bạn không biết về các tiêu chí của nhà tuyển dụng tiềm năng nên bạn phải thể hiện tất cả những gì mình có.

8. Không kết nối với nhiều người

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần có một hồ sơ trên LinkedIn là đủ, nhưng như thế thì nhà tuyển dụng sẽ rất khó tìm thấy bạn. Bạn nên tham gia các nhóm liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm, có thể là nhóm chuyên môn hoặc đơn giản là sở thích cá nhân. Cuối cùng, người dùng LinkedIn cũng có thể theo dõi các công ty. Khi bạn thấy ai đó rời khỏi công ty mà bạn muốn chuyển đến, bạn hãy tiếp cận với bộ phận nhân sự của họ.

Với các nhà tuyển dụng, việc tìm được website đăng tuyển hiệu quả vô cùng quan trọng trong việc góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng nhân sự. Do vậy, Joboko đã chia sẻ tới bạn đọc top 11 website tuyển dụng hiệu quả để khi có nhu cầu không mất công tìm kiếm. Theo đó, LinkedIn.com không chỉ được đánh giá là website tìm việc làm tốt mà cũng được nhiều công ty, doanh nghiệp tin tưởng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình.
 
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888