Tuyển dụng chủ động hay bị động? Đâu là cách tiếp cận ứng viên tiềm năng nhất?

08/02/2022 11:30
Quy trình tuyển dụng nhân sự đang thay đổi mạnh mẽ dưới sự tác động của công nghệ. Ngày nay, các công ty không chỉ đơn giản là đăng tin tuyển dụng lên website một cách thụ động mà còn phải chủ động đa dạng hóa các cách tiếp cận ứng viên tiềm năng qua nhiều nền tảng khác nhau.

Tuyển dụng được hiểu đơn giản là hoạt động chiêu mộ, sàng lọc những người có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của từng vị trí nhất định:

  • Các doanh nghiệp đăng thông báo tuyển dụng lên website chính thức của họ và những website chuyên về việc làm khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể tiếp cận ứng viên tiềm năng ngay trong các trường học cũng như thông qua mạng xã hội.
  • Những ứng viên ứng tuyển vào vị trí (thường là qua CV) sẽ được đánh giá kỹ càng để xác định liệu họ có đủ tiêu chuẩn đi tiếp vào vòng trong (phỏng vấn, v.v.) hay không.
  • Quá trình sàng lọc ứng viên thường bao gồm phỏng vấn hoặc các hình thức đánh giá khác.
  • Nhà tuyển dụng được phép kiểm tra mức độ tin cậy của thông tin mà ứng viên đưa ra qua những người trong mục "References".

Lựa chọn cách tuyển dụng phù hợp sẽ giúp bạn có được nhân tài nhanh chóng

I. Phân biệt tuyển dụng thụ động và chủ động

1. Tuyển dụng thụ động

Tuyển dụng thụ động là việc nhà tuyển dụng chỉ đơn thuần đăng bài tuyển chọn nhân sự lên website chính thức của công ty và đợi ứng viên nộp đơn rồi mới thực hiện tiếp các bước tiếp theo.
Hình thức này khá quen thuộc, được áp dụng rộng rãi nhưng hiệu quả cao nhất thường chỉ thấy ở các tổ chức, doanh nghiệp tầm cỡ, nơi luôn có "tỷ lệ chọi" cao ngất ngưởng.

2. Tuyển dụng chủ động

Ngược lại, những công ty luôn cố gắng tiếp cận và thu hút các ứng viên tiềm năng thông qua ngày hội việc làm, bài đăng trên website hay mạng xã hội cũng như đến trực tiếp giảng đường Đại học để chiêu mộ sinh viên sắp ra trường, v.v được gọi là tuyển dụng chủ động. Họ cũng có thể nhờ nhân viên trong công ty phải chia sẻ tin tuyển dụng trên Facebook cá nhân.
Tuyển dụng chủ động hiệu quả đối với tất cả các doanh nghiệp, dù ở quy mô nào đi chăng nữa. Ngay cả những doanh nghiệp quy mô lớn cũng có thể lựa chọn hình thức tuyển dụng này để "săn" được nhân tài hàng đầu trong ngành.

II. Những cách tiếp cận ứng viên tiềm năng

1. Đăng tin tuyển dụng lên website công ty

Như đã đề cập, những tập đoàn tầm cỡ luôn có sẵn lượng lớn ứng viên để sàng lọc ngay lập tức mà không cần đến các hình thức PR tốn kém. Họ chỉ cần đăng tin chiêu mộ lên phần "Tuyển dụng" trên website chính thức của mình với thông tin chi tiết về mô tả công việc, phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp, v.v. Từ đó, ứng viên có thể đăng ký online bằng cách gửi CV đến email của công ty đó.
Đặc biệt với những người có sẵn "đích đến" lý tưởng, họ sẽ thường xuyên truy cập vào website hoặc đăng ký nhận thông báo để không bị bỏ lỡ bất kỳ thông tin tuyển dụng nào.

2. Đăng tin tuyển dụng lên Job Board

Để tăng khả năng tiếp cận được nguồn ứng viên sáng giá nhất, các nhà tuyển dụng còn có thể đăng tin tuyển dụng lên các Job Board phổ biến, có lượng truy cập đông đảo như JOBOKO.com, VietnamWorks, Careerbuilder, Indeed, v.v.
Về phía ứng viên, họ có thể tạo CV, hồ sơ cá nhân trực tuyến trên những nền tảng này và ứng tuyển vào các vị trí mà họ quan tâm.

3. Sử dụng LinkedIn

Luôn được đánh giá là một trong những nền tảng tuyển dụng chuyên nghiệp, phổ biến nhất, LinkedIn cho phép các công ty dễ dàng tiếp cận được nguồn ứng viên dồi dào, chia sẻ thông tin chiêu mộ để thu hút nhiều nhân tài.
Các ứng viên có thể truy cập trang LinkedIn chính thức công ty mơ ước để cập nhật những tin tức tuyển dụng mới nhất. Để nâng cao hiệu quả, họ cũng cần phải thường xuyên chỉnh sửa hồ sơ LinkedIn cá nhân, thể hiện sự chuyên nghiệp nhất có thể.

Có những cách tiếp cận ứng viên nào hiệu quả?

4. Qua các mối quan hệ

Tuyển chọn nhân sự qua giới thiệu, qua các mối quan hệ không chỉ nâng cao hiệu quả tuyển dụng mà chất lượng ứng viên, mức độ tin cậy cũng sẽ cao hơn. Trên thực tế, một số công ty còn thưởng tiền cho những nhân viên giới thiệu được ứng viên sáng giá. Về phía ứng viên, những người được giới thiệu cũng sẽ được tin tưởng hơn và cơ hội trúng tuyển cũng sẽ cao hơn.

5. Qua mạng xã hội

Khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội (LinkedIn, Facebook, Twitter, v.v) để quảng cáo việc làm và thu hút ứng viên tiềm năng. Các tổ chức, tập đoàn cả lớn và nhỏ đều cập nhật thông tin tuyển dụng lên trang Facebook, Twitter chính thức cũng như PR về môi trường làm việc của họ thông qua những nền tảng này.

III. Nhà tuyển dụng nên sử dụng cách nào để tiếp cận ứng viên?

Không dễ để quyết định nên tiếp cận ứng viên theo cách chủ động hay thụ động vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố - cả chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, một lời khuyên cho các nhà tuyển dụng hãy cố gắng kết hợp cả 2 hình thức, đa dạng hóa các kênh tuyển dụng để mở rộng danh sách ứng viên, từ đó gia tăng cơ hội tìm được nhân tài như ý.
Rõ ràng, mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm khác nhau nên khi sử dụng kết hợp, bạn có thể để chúng tự bổ sung cho nhau. Ở thời đại công nghệ như hiện nay, tuyển dụng trực tuyến vừa nhanh, vừa hiệu quả mà chi phí không hề đắt đỏ như xưa. Thậm chí với những trang tuyển dụng lớn như JOBOKO còn có công nghệ Job Search Engine hiện đại nên tin đăng tuyển của bạn dù ở kênh nào cũng sẽ được thu thập và xuất hiện trên trang, tiếp cận được với nhiều ứng viên hơn.
Tóm lại, các công ty ngày càng đa dạng hóa các kênh tuyển dụng và tiếp cận ứng viên tiềm năng để nâng cao hiệu quả tuyển dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, những ứng viên nắm bắt được các kênh tuyển dụng phổ biến nhất cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với nhà tuyển dụng tiềm năng, tìm kiếm việc làm hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian tìm việc làm cần thiết.

MỤC LỤC:
I. Phân biệt tuyển dụng thụ động và chủ động
II. Những cách tiếp cận ứng viên tiềm năng
III. Nhà tuyển dụng nên sử dụng cách nào để tiếp cận ứng viên?

Đọc thêm: Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý

Đọc thêm: Mẹo đăng tin tuyển dụng trên Facebook thu hút ứng viên

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888