Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

19/04/2022 09:30
Có niềm đam mê nghệ thuật và sở hữu khả năng hội họa tốt, bạn mơ ước trở thành một kiến trúc sư (Architect) giỏi sau khi ra trường. Cơ hội để thực hiện điều này không khó nếu bạn tích cực trau dồi, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.
Architect (Kiến trúc sư) là những người phụ trách phần thiết kế cho các dự án xây dựng mới, thay đổi hoặc tái phát triển. Họ sử dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng và kỹ năng hội hoạ để thiết kế những công trình có đầy đủ chức năng cần thiết, an toàn, bền vững có tính thẩm mỹ.
Những công việc mà kiến trúc sư đảm nhận có khó không?

1. Việc làm Architect là gì?

Như đã đề cập ở trên, kiến trúc sư thiết kế các cấu trúc như nhà ở, khu chung cư, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng và nhà máy. Ngoài việc định hình vẻ ngoài, họ cũng đảm bảo các công trình có chức năng, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Các kiến trúc sư tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dưới những ảnh hưởng của điều kiện tác động như hạn chế về ngân sách, yếu tố môi trường hoặc yêu cầu của khách hàng. Do đó, họ hoạt động như một phần của nhóm thiết kế dự án tổng thể, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia xây dựng.
Phần lớn thời gian, kiến trúc sư làm việc trong một văn phòng. Ở đó, họ gặp gỡ khách hàng, dự thảo kế hoạch, làm việc dựa trên dự toán chi phí, nộp đơn xin giấy phép với các sở xây dựng thành phố và giúp khách hàng thiết lập thỏa thuận với các nhà thầu. Các kiến trúc sư cũng ghé thăm công trường để kiểm tra tiến độ dự án và đảm bảo nhà thầu đang xây dựng chúng theo kế hoạch.

2. Công việc của Architect

Những trách nhiệm chính của một kiến trúc sư bao gồm:
  • Thiết kế công trình với các bản vẽ từ tổng thể đến chi tiết, sử dụng bản vẽ tay và các ứng dụng thiết kế trên máy tính (CAD) chuyên dụng.
  • Liên lạc với các chuyên gia xây dựng để xem xét tính khả thi của các dự án tiềm năng.
  • Hoàn thành công việc dưới áp lực của các vấn đề như luật quy hoạch, tác động môi trường và ngân sách dự án.
  • Phối hợp chặt chẽ với nhóm chuyên gia như kỹ sư công trình xây dựng, quản lý xây dựng, khảo sát số lượng và công nghệ kiến trúc cần sử dụng.
  • Xin cấp phép quy hoạch, tiếp nhận thông tin từ các bộ phận xây dựng và pháp lý của chính phủ.
  • Viết và trình bày báo cáo, đề xuất và hợp đồng.
  • Thiết lập các yêu cầu trọng tâm cho dự án.
  • Điều chỉnh kế hoạch theo hoàn cảnh và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công.
  • Hỗ trợ quản lý dự án và nhóm.
  • Di chuyển thường xuyên đến công trường và tham gia các cuộc họp với khách hàng.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Architect

Nếu muốn trở thành một kiến trúc sư, bạn sẽ phải có bằng cấp chuyên nghiệp như cử nhân kiến trúc (chương trình học 5 năm). Bên cạnh đó, bạn cũng nên có chứng nhận/chứng chỉ tham gia các khoá học chuyên sâu về lịch sử và lý thuyết kiến trúc, thiết kế toà nhà sử dụng công nghệ CADD, học về cấu trúc, phương pháp xây dựng chuyên nghiệp, toán học, vật lý và nghệ thuật tự do.
Dĩ nhiên, chương trình học thạc sỹ kiến trúc dành cho sinh viên có bằng cử nhân sẽ được đánh giá cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần có thời gian dài thực tập và làm việc để học hỏi trong thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm. Mặc dù đáp ứng các yêu cầu về giáo dục và cấp phép là rất cần thiết, kiến trúc sư cũng cần có những phẩm chất cá nhân nhất định. Nếu bạn có trình độ tốt mà đang tìm kiếm việc làm tại Hà Nội, TP.HCM hay các tỉnh thành khác về lĩnh vực kiến trúc thì không khó để lựa chọn được việc làm ưng ý.
Để trở thành kiến trúc sư chuyên nghiệp, bạn cần sở hữu kỹ năng mềm thiết yếu
Dưới đây là một số kỹ năng mà một kiến trúc sư cần có:
  • Sáng tạo: Bạn phải có khả năng tạo ra thiết kế mới cho các tòa nhà và các cấu trúc khác nhau.
  • Trực quan hóa: Sau khi có ý tưởng về thiết kế, bạn cần biết cách thể hiện chúng để khách hàng có thể hình dung cấu trúc sẽ trông như thế nào khi hoàn thành.
  • Giao tiếp bằng lời nói: Kỹ năng giao tiếp sẽ cho phép bạn mô tả ý tưởng của mình với khách hàng và đồng nghiệp.
  • Lắng nghe tích cực: Ngoài việc truyền đạt thông tin rõ ràng cho người khác, bạn phải có kỹ năng lắng nghe, khả năng hiểu những gì người khác đang chia sẻ.
  • Giải quyết vấn đề: Chắc chắn sẽ có những vấn đề phát sinh trong các dự án xây dựng. Bạn phải có khả năng nhanh chóng xác định và sau đó giải quyết chúng để công việc không bị gián đoạn.
  • Khả năng làm việc linh hoạt: Sẵn sàng làm ngoài giờ và ngày làm việc bình thường.
  • Khả năng thiết kế: Tạo bản vẽ thiết kế đồ họa 2D và 3D.

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Architect

  • Trưởng phòng Kiến trúc và Kỹ thuật (Architectural and Engineering Manager): Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các hoạt động trong công ty kiến trúc và kỹ thuật.
  • Kỹ sư xây dựng (Civil Engineer): Các kỹ sư dân sự thiết kế, xây dựng, giám sát, vận hành và duy trì các dự án cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu vực công và tư nhân, bao gồm đường, tòa nhà, sân bay, đường hầm, đập, cầu và hệ thống cấp nước và xử lý nước thải.
  • Thanh tra xây dựng (Construction and Building Inspector): Thanh tra xây dựng là những người đảm bảo rằng việc xây dựng đáp ứng luật quy hoạch và xây dựng cũng như các thông số kỹ thuật của hợp đồng.
Mang đặc trưng nghề nghiệp riêng nên không phải ai cũng có thể làm công việc kiến trúc sư. Ngoài những kỹ năng mềm thiết yếu mà kiến trúc sư nên trau dồi cho mình thì vẫn còn cần nhiều yếu tố khác. Qua việc tìm hiểu kiến trúc sư đòi hỏi những tố chất gì, bạn sẽ đánh giá được bản thân có phù hợp với nghề này không, từ đó định hướng cho mình con đường đúng đắn nhất.

MỤC LỤC:
1. Việc làm Architect là gì?
2. Công việc của Architect
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Architect
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Architect

Đọc thêm: Họa viên kiến trúc là gì? Phân biệt Kiến trúc sư và Họa viên kiến trúc

Đọc thêm: Lương của Kiến trúc sư có cao không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888