Vượt qua cơn ác mộng mệt mỏi vì công việc

17/11/2019 10:34
Bạn gồng mình kéo lê thân xác ra khỏi chiếc giường ngủ vào mỗi buổi sáng thức dậy, ngày này qua ngày khác? Sau đó dành 8 giờ tiếp theo để thả hồn trong gió, ước rằng mình đang ở nơi nào khác chứ không phải đi làm. Đến tối, bạn lăn lộn trên giường mà không sao đi vào giấc ngủ? Nếu bạn có tất cả các triệu chứng này thì có lẽ ít nhiều bạn đang mệt mỏi với công việc hiện tại lúc nào không hay.
Đừng lo, không phải chỉ mình bạn gặp phải tình trạng này, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mắc chứng mệt mỏi trong công việc trước năm 30 tuổi. Quan trọng là làm cách nào để bạn vượt qua cảm giác căng thẳng và thiếu hứng thú làm việc này. Dưới đây là 8 bí quyết giúp bạn vượt qua mệt mỏi, tìm thấy niềm đam mê của bản thân, phát triển sự nghiệp cũng như để lấy lại cân bằng trong công việc và cuộc sống.
Bí quyết giúp bạn vượt qua những chán nản trong công việc

Cách vượt qua những mệt mỏi trong công việc

1. Xác định chứng mệt mỏi

Mệt mỏi không giống như cảm cúm thông thường mà vào một ngày khi bạn tỉnh dậy thì thình lình kéo đến, chúng đến từ từ nên rất khó để nhận biết; sau đó kiểm soát tinh thần bạn lúc nào không hay.Tuy nhiên, cơ thể chúng ta vẫn phát ra cảnh báo, chỉ cần chúng ta cảnh giác trước khi quá muộn. Một số dấu hiệu thông thường như sau:
  • Bạn thường xuyên kiệt sức, không có tinh thần làm bất cứ điều gì.
  • Giấc ngủ bị xáo trộn và bạn gặp các triệu chứng như cảm cúm.
  • Bạn bị mất tập trung, tâm trí thường treo ngược cành cây và không thể hoàn thành việc gì.
  • Bạn cảm thấy khó chịu, bực bội chẳng rõ nguyên cớ trong khi tự chỉ trích và hoài nghi bản thân.
  • Công việc thường ngày như mua thức ăn hay đứng ở nơi đông đúc cũng khiến bạn mệt mỏi.
  • Bạn không còn hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đây như đi xe đạp hay bơi lội.

2. Đề nghị linh hoạt thời gian và địa điểm làm việc

Nếu bạn cảm thấy sự mệt mỏi đã chạm đến giới hạn chịu đựng, hãy gặp sếp và đề nghị có thời gian và địa điểm làm việc linh hoạt hơn. Thảo luận với sếp để có thời gian và không gian làm việc phù hợp, chẳng hạn như làm việc ở nhà để bạn xốc lại tinh thần và tìm lại niềm vui trong công việc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nơi làm việc linh hoạt sẽ khiến nhân viên làm việc hiệu quả hơn, trung thành và thoải mái hơn.

3. Nghỉ phép

Đôi khi, một kỳ nghỉ dài hơi, thư giãn là tất cả những gì bạn cần để nạp lại năng lượng cho bản thân và vượt qua cảm giác mệt mỏi. Bạn được hưởng quyền nghỉ phép hàng năm nên hãy sử dụng nó khi bạn thực sự thấy cần, thậm chí chỉ là nghỉ ở nhà hoặc đi chơi xung quanh và ăn ngủ đúng giờ để cân bằng lại cuộc sống.
Những bế tắc trong công việc cần phải được giải quyết một cách kịp thời

4. Sắp xếp ưu tiên công việc

Có lẽ công việc rối tung và thường xuyên mất kiểm soát là một trong những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi. Đừng quên xác định và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng trong ngày để không lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Dành 5-10 phút ngay khi bắt đầu làm việc để sắp xếp danh sách công việc cần làm để có cách làm việc khoa học hơn.

5. Thiền định

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiền định chánh niệm tạo ra những tác động tích cực về lâu dài đến tâm lý hạnh phúc của mỗi chúng ta, giảm lo âu, căng thẳng và các rối loạn tinh thần khác. Do đó, thật tuyệt khi bạn bắt đầu ngày mới bằng tối thiểu 10 phút thiền định và giải phóng tâm trí và cơ thể khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.

6. Đặt ra mục tiêu thiết thực

Đặt ra một mục tiêu thiết thực và phù hợp sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho những việc cần hoàn thành. Bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn mỗi khi chạm đến mục tiêu và sau đó cho phép bạn đặt ra một mục tiêu khác. Nói chung, điều này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng trong sự nghiệp và đạt được kỷ lục mới của bản thân. Ganh đua để cạnh tranh với người khác sớm muộn cũng làm bạn mệt mỏi, nhưng vượt lên bản thân mình sẽ mang lại cho bạn càng nhiều động lực để tiếp tục cố gắng.

7. Điều chỉnh thái độ của bản thân

Nếu bạn đã từng nghe câu chuyện "Nhà gương" thì bạn sẽ biết thái độ của bản thân quan trọng như thế nào. Chú chó vui vẻ sẽ nhìn thấy mọi điều tốt đẹp, còn chú chó cáu kỉnh sẽ nhận lại những điều khó chịu và chẳng dám bước đến nhà gương đó nữa. Còn bạn thì sao? Đã bao lâu rồi bạn không tươi cười chào hỏi đồng nghiệp? Đã bao lâu rồi bạn không còn thấy thái độ hòa nhã, vui vẻ của người xung quanh. Chỉ khi bạn có thái độ tích cực hơn, bạn mới nhận được sự đáp lại tương tự.

8. Cân nhắc thay đổi công việc

Nếu bạn đã nỗ lực hết sức và làm tất cả mọi thứ và vẫn không thể thoát khỏi sự mệt mỏi và lấy lại tinh thần làm việc thì có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc tìm kiếm một công việc mới hay đổi nghề. Chẳng hạn như bạn đang đảm nhiệm vị trí nhân viên bán hàng, để trở nên chuyên nghiệp hơn bạn có thể học thêm một số kỹ năng khác để trở thành nhân viên marketing chuyên nghiệp, đây cũng là ngành nghề hiện được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nên nhớ rằng một số ngành nghề quá áp lực, căng thẳng và rất khó để ứng phó, vì vậy nếu bạn thực sự không thể theo kịp thì cũng ngại ngần xem xét những lựa chọn khác để có cuộc sống mình mong muốn.
Tình trạng mệt mỏi vì công việc của bạn diễn ra một phần cũng do quá nhiều việc làm. Trong khi bạn đã cố gắng hết sức mà mãi không làm hết việc nên dễ sinh ra chán nản. Muốn giải quyết được vấn đề này thì bạn cần phải biết được lý do vì đâu mà làm mãi không thấy hết việc, từ đó mới có thể tìm ra cách xử lý hiệu quả.

MỤC LỤC:
1. Xác định chứng mệt mỏi
2. Đề nghị linh hoạt thời gian và địa điểm làm việc
3. Nghỉ phép
4. Sắp xếp ưu tiên công việc
5. Thiền định
6. Đặt ra mục tiêu thiết thực
7. Điều chỉnh thái độ của bản thân
8. Cân nhắc thay đổi công việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888