Gần đây, workshop đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, phản ánh sự phát triển và đa dạng của các ngành nghề. Những sự kiện này thường được tổ chức để các chuyên gia hàng đầu chia sẻ kiến thức, phân tích xu hướng mới và cung cấp những lời khuyên giá trị cho cộng đồng tham dự. Vậy Workshop, Seminar và Conference có giống nhau không?
Định nghĩa workshop Workshop, Seminar và Conference
Dù phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhưng khái niệm 'workshop là gì' vẫn là một thách thức với nhiều người. Hiểu một cách đơn giản nhất, workshop là hình thức thảo luận và trao đổi thông tin về một chủ đề cụ thể, với sự tham gia của các chuyên gia và người tham dự.
Workshop có thể giới hạn người tham gia hoặc không, được tổ chức cả theo hình thức online hoặc trực tiếp đều được. Dù vậy, yêu cầu bắt buộc là phải có chủ đề và mục tiêu rõ ràng, có sự tham gia của ít nhất một vài diễn giả (được gọi là speaker) - đều là những chuyên gia trong một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, vừa có chuyên môn vừa có thâm niên. Thông thường, không khí trong các buổi workshop cũng khá thoải mái, ít khi bị áp đặt quy chuẩn hay các điều kiện, miễn là mọi người tập trung lắng nghe và chia sẻ thì các kinh nghiệm, kiến thức có thể được trao đổi giữa mọi người, không nhất thiết tất cả mọi người đều phải là chuyên gia.
Rất dễ nhầm lẫn giữa workshop, seminar và conference vì chúng đều là các hình thức sự kiện học thuật hoặc chuyên môn. Tuy nhiên, sự khác biệt chủ yếu nằm ở quy mô, thời gian và mức độ trang trọng của từng loại sự kiện.
So sánh giữa Workshop và seminar khác nhau như thế nào?
Tổ chức một buổi workshop thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quy trình tổ chức bài bản. Từ việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch, đến việc thực hiện và đánh giá, mỗi bước đều quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu quy trình tổ chức workshop để đảm bảo sự kiện của bạn diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả mong muốn.
Chuẩn bị là bước không thể thiếu, cho dù bạn muốn tổ chức một workshop ở quy mô như thế nào. Có thể coi đây là bước tạo kịch bản, chuẩn bị chương trình, lên kế hoạch tổng thể và chi tiết. Những nhiệm vụ chính sẽ là:
Tiếp theo trong quy trình tổ chức workshop là bạn (và nhóm tổ chức sự kiện) cần phải xác định các đối tượng sẽ tham gia sự kiện, cơ bản sẽ gồm có:
Thông thường, người điều phối và ghi chép, giám sát sẽ là người thuộc bộ phận tổ chức sự kiện. Trong khi đó, bạn sẽ phải chủ động tìm kiếm, liên hệ và thuyết phục nhà tài trợ. Ở bước này, bạn buộc phải chuẩn bị tài liệu, có thể là powerpoint thuyết trình, đàm phán và thuyết phục họ trợ giúp về mặt tài chính, đổi lại có thể là các điều kiện về dữ liệu, truyền thông và quảng cáo.
Về người tham dự, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định số người dự kiến sẽ tham gia và họ là ai? Có thể là người trẻ hoặc người trung niên, sinh viên hoặc các chuyên gia hay nhân sự trong lĩnh vực cụ thể. Tùy vào ngân sách, kinh phí, không gian mà bạn giới hạn hay không giới hạn số người tham dự workshop. Hình thức tổ chức sự kiện - trực tiếp, trực tuyến hay kết hợp cả 2 cũng sẽ được xác định ở bước này.
Trước khi workshop diễn ra, ban tổ chức có thể thực hiện một số biện pháp truyền thông để sự kiện được biết đến rộng rãi hơn, thu hút được nhiều người tham gia hơn. Khi workshop thực sự được tiến hành, nguyên tắc lịch sự, chuyên nghiệp và xây dựng sự đồng thuận sẽ được đặt lên hàng đầu. Mọi người có thể đưa ra các ý kiến, quan điểm khác nhau nhưng đều nên mang ý nghĩa xây dựng, đóng góp thay vì chia rẽ hay xung đột.
Trong suốt quá trình workshop diễn ra, những người tổ chức sẽ cần phải giám sát từ thiết bị đến theo dõi, ghi chép toàn bộ tiến trình và dẫn dắt để sự kiện suôn sẻ, đồng thời các dữ liệu có được cũng sẽ cực hữu ích để tổng kết và đánh giá hiệu quả.
Làm thế nào để tổ chức một buổi workshop thành công?
Bước cuối cùng và quan trọng không kém trong toàn bộ quy trình tổ chức workshop là tổng kết, đánh giá hiệu quả tổng thể. Đối với những người tham gia, đơn giản là họ đã thu hoạch được những gì, bày tỏ được quan điểm như thế nào. Trong khi đó, với những người tổ chức thì đánh giá workshop thành công hay thất bại, ở mức độ nào, cần rút kinh nghiệm ở đâu... quan trọng hơn - nhất là trường hợp workshop nhằm mục đích truyền thông hoặc tiếp thị.
Việc tổng kết và đánh giá được dựa vào một số tiêu chí như: Tính hiệu quả, ngân sách hợp lý, thái độ hài lòng của những người tham gia, mức độ tham gia của các đối tượng trong workshop,...
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ workshop là gì, cách phân biệt workshop với Seminar và conference. Mong rằng nội dung sẽ giúp ích cho bạn trong việc tham gia cũng như tổ chức các workshop thành công.
MỤC LỤC:
I. Workshop là gì?
II. Sự khác biệt giữa Workshop, Seminar và Conference
III. Quy trình tổ chức một buổi Workshop thành công
Đọc thêm: Schedule là gì? Vì sao việc lập lịch trình công việc lại quan trọng?
Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp: Bước đệm tạo đà thăng tiến trong sự nghiệp