Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

Việc làm nhân viên chạy bàn (1 việc)

Ưu tiên:

Nhân viên chạy bàn là làm gì? Liệu có triển vọng không?

Sự phát triển của nhà hàng, khách sạn và dịch vụ ăn uống tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm, trong đó phổ biến nhất là vai trò Nhân viên chạy bàn với những yêu cầu cơ bản, đa số mọi người đều có thể làm được. Tuy nhiên, nhiều người có thể đặt ra nghi vấn rằng liệu Nhân viên chạy bàn có triển vọng phát triển không?

MỤC LỤC:
I. Nhân viên chạy bàn là làm gì?
II. Mức lương của Nhân viên chạy bàn có cao không?
III. Công việc Nhân viên chạy bàn có triển vọng phát triển không?
IV. Môi trường và hình thức làm việc của nhân viên chạy bàn
V. Đặc điểm nhận diện một nhân viên chạy bàn chuyên nghiệp

nhan vien chay ban la lam gi lieu co trien vong khong

Tìm hiểu chi tiết về công việc của nhân viên chạy bàn

I. Nhân viên chạy bàn là làm gì?

Nhân viên chạy bàn hay còn được gọi là Nhân viên phục vụ hay Bồi bàn, làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, từ quán café, tiệm ăn bình dân, quán bia đến các nhà hàng lẩu nướng, buffet hay các nhà hàng cao cấp trong khách sạn 5 sao. Công việc của Nhân viên chạy bàn tập trung vào việc cung cấp thực phẩm, đồ uống cho khách hàng, mang đến dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Cụ thể, Nhân viên chạy bàn sẽ chào hỏi và phục vụ khách hàng, cung cấp thông tin chi tiết về thực đơn, gửi thông tin order đến bộ phận bếp. Ở những cơ sở nhỏ, Nhân viên chạy bàn thậm chí có thể phụ trách thanh toán. Tuy nhiên, có một lưu ý là Nhân viên chạy bàn hầu như đều được yêu cầu làm việc theo ca và/hoặc thỉnh thoảng vào cuối tuần và ngày lễ, Tết.
Bởi vì đa số các công việc Nhân viên chạy bàn không yêu cầu cao về trình độ, kỹ năng nên rất nhiều người muốn tìm việc làm trong vai trò này. Mọi người có thể làm toàn thời gian hoặc bán thời gian, từ người có trình độ trung học đến sinh viên hoặc người đã tốt nghiệp đều có thể trở thành Nhân viên chạy bàn.

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Phục Vụ

1. Các trách nhiệm chính của Nhân viên chạy bàn

Các trách nhiệm của Nhân viên chạy bàn có thể khác nhau, tùy vào quy mô nhà hàng nơi bạn làm việc. Ở những cơ sở bình dân, Nhân viên chạy bàn thường dọn dẹp bàn ăn uống, bưng bê đồ ăn, hỗ trợ khách như bổ sung giấy ăn, đồ chấm, v.v. Trong khi tại những nhà hàng cao cấp, bạn sẽ có thể trò chuyện, rót rượu cho khách. Mặc dù vậy thì về cơ bản, nhiệm vụ của Nhân viên chạy bàn là cung cấp trải nghiệm ăn uống tổng thể tuyệt vời cho thực khách. Các trách nhiệm chính gồm có:

  • Chào đón và dẫn khách hàng đến bàn.
  • Giới thiệu thực đơn và cung cấp thông tin chi tiết khi được hỏi (ví dụ về khẩu phần, thành phần của món ăn, cách chế biến).
  • Chuẩn bị bàn ăn bằng cách sắp xếp khăn ăn, bát đĩa, cốc uống nước, ly rượu, v.v.
  • Thông báo cho thực khách về chương trình khuyến mại hoặc thực đơn đặc biệt trong ngày (nếu có).
  • Đưa ra các đề xuất thực đơn theo yêu cầu.
  • Bán thêm các sản phẩm bổ sung khi thích hợp.
  • Ghi yêu cầu của thực khách với thực phẩm và đồ uống một cách chính xác, sử dụng phần mềm đặt hàng POS (nếu có) hoặc ghi vào phiếu giấy.
  • Thông báo chi tiết đơn hàng cho Nhân viên bếp.
  • Phục vụ đồ ăn thức uống và giám sát, hỗ trợ kịp thời trong toàn bộ quá trình dùng bữa.
  • Kiểm tra các món ăn và dụng cụ nhà bếp, đảm bảo về độ sạch sẽ và cách trình bày trước khi mang ra cho khách.
  • Duy trì khu vực ăn uống ngăn nắp.
  • Giao hóa đơn và thu tiền thanh toán hoặc mang hóa đơn ra bộ phận thu ngân.
  • Mang đồ dùng bẩn vào khu vực bếp để làm sạch.

nhan vien chay ban la lam gi lieu co trien vong khong 2

Yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm đối với Nhân viên chạy bàn

2. Nhân viên chạy bàn yêu cầu thế nào về kỹ năng và kinh nghiệm?

Như đã trình bày từ trước đó, vai trò Nhân viên chạy bàn thường không có yêu cầu cao với trình độ nhưng điều này cũng phụ thuộc vào việc bạn làm phục vụ ở đâu. Trong các nhà hàng cao cấp, Bồi bàn có thể có bằng cử nhân đại học chuyên ngành Nhà hàng - Khách sạn, thông thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên, đa số Nhân viên chạy bàn có trình độ trung học, trung cấp hoặc là sinh viên làm thêm và lúc đó thì trình độ không phải yếu tố quyết định cơ hội công việc.
Trong khi đó, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc sẽ được đánh giá cao hơn khi bạn muốn tìm việc làm Nhân viên chạy bàn. Kinh nghiệm làm ở các vị trí tương đương cho phép bạn bắt kịp nhanh với cường độ công việc và nhịp độ tại nhà hàng. Sự thích nghi rất quan trọng vì công việc Nhân viên chạy bàn thường bận rộn, làm việc theo ca kíp, khi đông khách thì áp lực rất lớn.
Về phần kỹ năng, nhà tuyển dụng có thể kỳ vọng Nhân viên chạy bàn sở hữu các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp và tương tác tốt: Có thể nói, kỹ năng quan trọng nhất với Nhân viên chạy bàn là giao tiếp và tương tác. Cũng giống như hầu hết các công việc trong lĩnh vực dịch vụ khác, Nhân viên chạy bàn tiếp xúc với rất nhiều người: Đồng nghiệp, quản lý, nhân viên bếp và khách hàng. Nếu thiếu đi kỹ năng lắng nghe tích cực, giao tiếp khéo léo và thái độ tốt thì rất khó để bạn đảm nhiệm được vai trò này. Ngày nay, bên cạnh chất lượng thực phẩm và đồ uống thì Nhân viên chạy bàn được xem là tiêu chí để đánh giá chất lượng nhà hàng. Dù đồ ăn ngon nhưng nhân viên phục vụ có thái độ không tốt thì nhà hàng vẫn có thể phải nhận đánh giá tiêu cực.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Cũng vì hoạt động tại các nhà hàng bao gồm tiếp xúc giữa người với người nên luôn có vấn đề phát sinh, từ ý kiến, sự không hài lòng đến tranh chấp hoặc xung đột. Một nhân viên chạy bàn cần có khả năng nhận định và giải quyết vấn đề nhanh chóng để tránh tình huống phát sinh nghiêm trọng hơn.
  • Làm việc nhóm: Nhân viên chạy bàn phải biết cách phối hợp với những người xung quanh, cho dù là Nhân viên chạy bàn khác hay Nhân viên thu ngân, bếp. Sự phối hợp tốt dẫn đến tăng hiệu suất công việc và tạo ra không khí hài hòa tại nơi làm việc, từ đó mang đến không gian thoải mái cho khách hàng.
  • Sức khỏe thể chất tốt: Công việc Nhân viên chạy bàn phải làm việc cường độ cao khi đông khách, thường xuyên di chuyển và bưng bê nên đòi hỏi sức khỏe tốt. Bạn phải có khả năng chịu được vất vả, lực tay khỏe để bưng bê thường xuyên, đặc biệt là ở những nhà hàng cao cấp yêu cầu phục vụ đồ ăn bằng một tay.
  • Lấy khách hàng làm trung tâm/kỹ năng chăm sóc khách hàng: Mục tiêu công việc của Nhân viên chạy bàn là mang đến dịch vụ tốt nhất, tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng, vì vậy bạn sẽ được yêu cầu lấy khách hàng làm trung tâm. Chú ý đến thái độ và hỗ trợ tối đa với những yêu cầu hợp lý của khách hàng là cách để đảm bảo thành công trong công việc của Nhân viên chạy bàn cũng như xây dựng danh tiếng tích cực cho nhà hàng.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên phục vụ

II. Mức lương của Nhân viên chạy bàn có cao không?

Theo ghi nhận, mức lương của Nhân viên chạy bàn dao động từ khoảng 1,5 triệu/tháng (làm bán thời gian). Đối với các công việc toàn thời gian, lương của Nhân viên chạy bàn là từ khoảng 5 - 6 triệu/tháng và lương cao nhất có thể lên tới 10 triệu/tháng.
Mặc dù với nhiều người, mức thu nhập kể trên không cao nhưng đối với vai trò không yêu cầu trình độ cao và có môi trường làm việc đa phần là ở trong nhà như Nhân viên chạy bàn thì mức lương này có thể chấp nhận được. Ngoài ra, tùy vào quy mô, chính sách riêng mà các nhà hàng có thể cung cấp các chế độ đãi ngộ bổ sung với Nhân viên chạy bàn, ví dụ như bao gồm ăn ở, đồng phục.
Ở các nhà hàng cao cấp, nhà hàng trong khách sạn lớn, v.v. thì vị trí này có thể được nhận các khoản khác như tiền phí dịch vụ (service charge), chia đều dựa trên số tiền dịch vụ nhận được từ khách.

nhan vien chay ban la lam gi lieu co trien vong khong 3

Thu nhập của Nhân viên chạy bàn cao hay thấp?

III. Công việc Nhân viên chạy bàn có triển vọng phát triển không?

Đối với nhiều người, công việc Nhân viên chạy bàn dễ dàng nhưng "không có tương lai" nhưng thực sự có phải như vậy hay không? Thực tế thì vì xuất phát điểm, những yêu cầu với Nhân viên chạy bàn không cao nên nó phù hợp với nhiều đối tượng, phổ biến. Thế nhưng không có công việc nào là không có cơ hội phát triển hơn nữa, Nhân viên chạy bàn cũng vậy.
Bạn có thể tiếp tục học hỏi, không ngừng cải thiện năng lực để xin vào những nhà hàng cao cấp hơn, lúc đó mức đãi ngộ cũng tốt hơn cũng như tích lũy kinh nghiệm để thăng tiến lên các vai trò Giám sát. Những Nhân viên phục vụ, chạy bàn giỏi thậm chí có thể trở thành Quản lý nhà hàng hay tự mở nhà hàng của riêng mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc học để chuyển từ Nhân viên chạy bàn sang làm đầu bếp hay Nhân viên pha chế.
Những cơ hội thăng tiến của Nhân viên chạy bàn có thể không rõ ràng như trong các vai trò khác nhưng nếu bạn có mục tiêu, sự chăm chỉ, kiên định và nỗ lực, bạn vẫn có thể thành công.

IV. Môi trường và hình thức làm việc của nhân viên chạy bàn

Trên thế giới hiện có hàng triệu người đang làm công việc nhân viên chạy bàn với khoảng 81% làm việc trong các nhà hàng và dịch vụ ăn uống; 6% làm việc trong các công ty du lịch và lữ hành; số còn lại phục vụ trong các ngành nghề giải trí khác.
Nhân viên chạy bàn phải làm việc liên tục, thường xuyên di chuyển trong suốt ca làm việc, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Những người làm công việc phục vụ giỏi phải biết phối hợp một cách khéo léo với bộ phận nhà bếp để đảm bảo mang lại những món ăn ngon và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Cùng với quản lý và thu ngân, nhân viên phục vụ được coi là bộ mặt của nhà hàng, khách sạn. Họ chính là hình ảnh đại diện cho chất lượng dịch vụ và triết lý chăm sóc khách hàng; kỹ năng giao tiếp tốt và một chút ngoại hình là điều kiện không thể thiếu. Những người làm việc trong các nhà hàng, khách sạn lớn thường sẽ được yêu cầu mặc đồng phục.
Hầu hết nhân viên chạy bàn làm việc part-time hoặc theo giờ, thường là vào buổi sáng sớm, tối muộn, cuối tuần hoặc ngày lễ. Cũng có những doanh nghiệp chỉ tuyển dụng nhân viên chạy bàn theo mùa, làm việc vào một số tháng cao điểm trong năm. Ví dụ như các công ty tổ chức sự kiện tiệc cưới thì thời điểm tuyển dụng nhiều nhất là vào những tháng cuối năm.
nhan vien chay ban

Việc làm nhân viên chạy bàn có vất vả không?

V. Đặc điểm nhận diện một nhân viên chạy bàn chuyên nghiệp

Có rất nhiều sinh viên các ngành Nhà hàng - Khách sạn, Du lịch và Lữ hành, và thậm chí là cả sinh viên ngoại ngữ (làm việc trong những địa điểm có nhiều khách nước ngoài), ... coi nhân viên phục vụ là một bước đệm để tích lũy kinh nghiệm cho sự nghiệp của mình.
Làm nhân viên chạy bàn chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nhiều người cho rằng họ chỉ cần nhận order từ khách gửi cho nhà bếp và nhận đồ ăn từ bộ phận bếp mang đến phục vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, nhân viên chạy bàn còn phải làm rất nhiều công việc khác nữa. Và dù công việc có đơn giản đi chăng nữa thì không phải ai cũng có thể làm được. Một nhân viên chạy bàn chuyên nghiệp thường có những đặc điểm như:

1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Khi ứng tuyển nhân viên chạy bàn thì điều đầu tiên mà bạn cần phải thể hiện cho nhà tuyển dụng chính là kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ là người trực tiếp tương tác với khách hàng, nhận order từ họ, phục vụ món ăn, ... Nếu như kỹ năng của bạn không tốt, họ sẽ ngay lập tức đánh giá thấp về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Những nhân viên chuyên nghiệp, tạo dựng được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng cũng được nhận được tiền tip cao hơn.

2. Khả năng đa nhiệm

Nhân viên chạy bàn chuyên nghiệp chắc chắn phải là người có khả năng đa nhiệm. Họ có thể vừa phải phục vụ đồ ăn cho bàn này, trong khi một bàn khác lại muốn gọi thêm đồ uống. Nhân viên phục vụ bàn phải ghi nhớ được từng yêu cầu của khách hàng và đáp ứng những yêu cầu đó trong khoảng thời gian càng nhanh càng tốt. Đáp ứng cùng lúc yêu cầu của nhiều khách hàng khác nhau thực sự là một việc khó và chỉ những người phục vụ tài năng mới có thể làm được. Chính vì vậy, trong CV xin việc nhân viên phục vụ, ứng viên có kỹ năng này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

3. Nhanh nhẹn, kỹ năng quản lý thời gian

Khách hàng ghét việc chờ đợi, bộ phận bếp cũng sẽ cảm thấy khó chịu nếu như thức ăn đã được chuẩn bị xong mà không được chuyển đến khách hàng còn quản lý nhà hàng thì chắc chắn sẽ tức giận nếu như nhìn thấy bạn làm việc quá chậm chạp.
Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian cũng vô cùng quan trọng nếu như muốn trở thành một bồi bàn chuyên nghiệp và làm việc trong những khách sạn lớn. Bạn không được phép để khách hàng chờ đợi. Bạn cũng cần phải ghi nhớ thời gian cần để chuẩn bị mỗi món ăn là bao lâu và sắp xếp thứ tự phục vụ sao cho hợp lý.

4. Lựa chọn trang phục thông minh

Nhân viên chạy bàn cũng phải biết cách lựa chọn trang phục để trông vừa sạch sẽ, gọn gàng lại vừa thuận tiện cho quá trình làm việc. Đây cũng là lý do tại sao nhiều nhà hàng, khách sạn yêu cầu nhân viên phục vụ mặc đồng phục hoặc là đưa ra quy định rất chặt chẽ về trang phục khi đi làm.

5. Luôn nở nụ cười

Bồi bàn chuyên nghiệp cũng là những người kiên nhẫn và luôn nở nụ cười dù cho công việc có bận rộn đến đâu đi chăng nữa. Thái độ của nhân viên chạy bàn cũng tác động không nhỏ đến trải nghiệm của khách. Thực khách sẽ chẳng thể ngon miệng nếu như người phục vụ tỏ ra khó chịu hay buồn rầu.
Sẽ rất khó để tỏ ra vui vẻ và nở nụ cười suốt một ca làm việc dài và đầy áp lực. Tuy nhiên, nếu làm được, bạn sẽ thấy nụ cười ấy có giá trị đến nhường nào. Khi bạn vui vẻ, khách hàng cũng sẽ hài lòng và ngược lại, họ cũng sẽ không bao giờ làm khó bạn.

Công việc của Nhân viên pha chế là làm gì?

Ngoài vị trí nhân viên chạy bàn thì trong lĩnh vực nhà hàng còn có đa dạng các công việc khác cho bạn lựa chọn. Bạn cũng có thể thử sức mình với vị trí nhân viên pha chế tại các quán cà phê, nhà hàng hay khách sạn để cảm nhận được sự thú vị của ngành nghề này. Để biết chi tiết hơn về công việc của nhân viên pha chế, hãy theo dõi bài viết sau.

hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.