10 bài học về thu hút nhân tài cho nhà tuyển dụng

05/09/2021 10:30
Nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp và do đó, việc tìm kiếm ứng viên tài năng là một trong những ưu tiên hàng đầu. 10 bài học về thu hút nhân tài cho nhà tuyển dụng sau đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể quy trình và hiệu quả tuyển dụng.
Muốn có được nhân tài cho công ty thì bạn cần có những bí quyết tuyển dụng khéo léo. Sự cạnh tranh nguồn nhân sự tiềm năng khiến các công ty, tập đoàn khó tìm được ứng viên như mong muốn. Vì vậy, 10 bài học thu hút nhân tài cho nhà tuyển dụng dưới đây sẽ hữu ích cho quá trình tuyển nhân sự giỏi của doanh nghiệp. Bạn hãy tham khảo và áp dụng để mang đến hiệu quả cao nhé.

Thu hút nhân tài điều mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn

Bài học về thu hút nhân tài cho nhà tuyển dụng

1. Không bao giờ đưa ra giả định về ứng viên

Là một nhà tuyển dụng, bạn có từng nhìn vào địa chỉ của ứng viên trên CV và nghĩ rằng không liên hệ lại với họ vì họ ở quá xa? Bạn nghe về mức lương cũ của họ và nghĩ rằng họ có thu nhập tốt nên sẽ không muốn làm việc ở công ty bạn với mức lương thấp hơn? Bài học đầu tiên và quan trọng với nhà tuyển dụng là đừng đưa ra giả định để sau đó đánh giá ứng viên trước khi bạn trò chuyện, trao đổi trực tiếp với họ.
Về cơ bản, bạn sẽ không bao giờ biết tình huống hay triển vọng của ai đó mà không cần hỏi trực tiếp họ. Có thể họ sẵn sàng chuyển đến ở gần công ty hoặc chấp nhận mức lương tốt hơn với cơ hội học lên hoặc đơn giản là rút ngắn thời gian làm việc. Hãy luôn sàng lọc người mà bạn nghĩ có thể phù hợp ngay bây giờ hoặc trong tương lai. Thêm vào đó, họ có thể có một mạng lưới các đồng nghiệp hoặc bạn bè, những người có thể đang tìm kiếm một việc làm mới.

2. Trao đổi với ứng viên ngay cả khi họ không phù hợp với vị trí hiện tại

Một lỗi phổ biến mà nhiều nhà tuyển dụng mắc phải là thậm chí loại bỏ ứng viên ngay khi chưa nói chuyện với họ vì kinh nghiệm hoặc chuyên ngành không phù hợp. Tuy nhiên, bài học quý giá cho bạn là hãy thử tiếp xúc và lưu lại liên hệ. Hiện tại họ không phù hợp nhưng biết đâu trong tương lai họ lại là người công ty tìm kiếm.
Bạn có thể lưu lại các thông tin về mức lương hiện tại của họ, những gì họ muốn làm tiếp theo, địa chỉ,... Quan trọng nhất là tìm hiểu về điều khiến họ hào hứng với công việc mới.

3. Hãy minh bạch và trung thực với các ứng viên của bạn

Đàm phán là một phần thách thức trong công việc của nhà tuyển dụng nhưng đó không phải cơ hội để nói dối nhằm đổi lại những lợi ích cho doanh nghiệp. Mức lương của ứng viên không phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng muốn trả bao nhiêu mà dựa trên những gì ứng viên hoàn thành trong công việc. Hiệu suất công việc đánh giá tất cả. Điều mà nhà tuyển dụng cần làm là minh bạch, trung thực và truyền đạt rõ ràng các thông tin cho ứng viên.

Nhà tuyển dụng cần làm gì để thu hút nhân tài?

4. Mức lương chỉ là một phần thu nhập của ứng viên

Một nhà tuyển dụng nên hiểu rằng tiền lương chỉ là một thành phần của thu nhập mà ứng viên nhận được. Ngoài ra còn có các khoản thưởng, phúc lợi khác như ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, du lịch, chương trình đào tạo,... Trong nhiều trường hợp, các khoản ngoài lương lại là yếu tố hấp dẫn ứng viên hơn. Bạn nên lưu ý và trao đổi rõ ràng với ứng viên về các vấn đề này.

5. Nhận lời giới thiệu từ chính ứng viên

Ứng viên gửi CV và tham gia phỏng vấn có thể không phù hợp với vị trí đang tuyển nhưng bạn bè, người quen của họ có thể sẽ khác. Đây là một trong những phần khó khăn nhất trong công việc của nhà tuyển dụng: bạn phải xây dựng mối quan hệ với người lạ để họ giúp bạn mở rộng mạng kết nối và tìm ra ứng viên phù hợp.

6. Không bao giờ spam ứng viên bằng tin nhắn

Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ không spam ứng viên bằng những tin nhắn dài. Hãy thử đặt mình vào vị trí của ứng viên, có ai muốn đọc tin nhắn không biết thực tế hay giả mạo? Tốt nhất là bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc email để trao đổi với ứng viên. Đó cũng là cách để xây dựng mối quan hệ với ứng viên và để họ trở thành nguồn lực dự phòng dù bạn còn làm ở công ty ở hiện tại hay chuyển sang doanh nghiệp khác.

7. Luôn chuẩn bị, hướng dẫn cho ứng viên trước các cuộc phỏng vấn

Bạn có thể ngạc nhiên bởi số lượng những ứng viên không biết họ nên mặc gì khi đi phỏng vấn. Có những người mặc quá sơ sài và mất đi sự chuyên nghiệp cần có. Là một nhà tuyển dụng, bạn hãy chắc chắn rằng các ứng viên biết được những "tiêu chuẩn" cần có khi phỏng vấn tại công ty bạn.
Ngoài ra, hãy thông báo cho ứng viên cấu trúc của buổi phỏng vấn, chẳng hạn như làm bài kiểm tra chuyên môn đơn giản, trao đổi với phòng nhân sự và sau đó là quản lý trực tiếp tại bộ phận. Sự chuẩn bị chi tiết của nhà tuyển dụng có thể giúp ứng viên có định hướng và đồng thời tăng chất lượng buổi phỏng vấn.

8. Hãy sáng tạo

Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị mắc kẹt với nguồn cung ứng viên của mình? Bạn cảm thấy chỉ tìm được rất ít ứng viên và thậm chí đa số họ còn không phù hợp với vị trí đang tuyển? Bài toán tìm kiếm nhân tài có thể khó khăn với nhà tuyển dụng nhưng điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ rộng hơn, sáng tạo hơn để giải quyết.

9. Thoải mái khi trò chuyện với ứng viên qua điện thoại

Một số nhà tuyển dụng cảm thấy lo lắng khi liên lạc với ứng viên qua điện thoại. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là các cuộc gọi tuyển dụng cũng chỉ là những cuộc trò chuyện bình thường để thông báo thông tin hoặc tìm hiểu về ứng viên. Khi bạn thoải mái, bạn có thể xem cuộc gọi như một cách để đánh giá ứng viên.

10. Lựa chọn từ ngữ hợp lý

Lựa chọn từ ngữ hợp lý ngay từ khi đăng tin tuyển dụng, thông báo qua email hay điện thoại và trong cuộc phỏng vấn giúp ứng viên cảm nhận được sự tôn trọng cũng như tầm quan trọng của vị trí công việc mà bạn đang tuyển dụng.

Những sai lầm nhà tuyển dụng dễ mắc phải

Với những bài học thu hút về nhân tài trên đây của nhà tuyển dụng cấc bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những kinh nghiệm cũng như bài học khác để đáp ứng cho nhu cầu của mình tốt hơn. Bạn có thể chưa biết những sai lầm mà bạn thường mắc phải, với thông tin hữu ích hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng ứng tuyển nhân viên dễ dàng và tìm được ứng viên tiềm năng.

MỤC LỤC:
1. Không bao giờ đưa ra giả định về ứng viên
2. Trao đổi với ứng viên ngay cả khi họ không phù hợp với vị trí hiện tại​
3. Hãy minh bạch và trung thực với các ứng viên của bạn
4. Mức lương chỉ là một phần thu nhập của ứng viên
5. Nhận lời giới thiệu từ chính ứng viên
6. Không bao giờ spam ứng viên bằng tin nhắn
7. Luôn chuẩn bị, hướng dẫn cho ứng viên trước các cuộc phỏng vấn
8. Hãy sáng tạo
9. Thoải mái khi trò chuyện với ứng viên qua điện thoại
10. Lựa chọn từ ngữ hợp lý

Đọc thêm: Bí quyết giúp nhà tuyển dụng thu hút nhân tài

Đọc thêm: Cách biến ứng viên bị loại trở thành đại sứ thương hiệu của nhà tuyển dụng

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888