10 cách thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên

24/04/2022 14:30
Là một lãnh đạo, bạn có khi nào suy nghĩ nên làm gì để tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái và khuyến khích họ phấn đấu hết mình trong công việc. Áp dụng 10 cách thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên dưới đây của JobOKO.com để thực sự gắn kết và thực hiện tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình nhé.
Lần cuối cùng bạn thể hiện sự biết ơn với nhân viên công ty là khi nào? Do quá bận rộn với công việc hằng ngày mà không ít người sẽ dễ dàng quên đi những nỗ lực, đóng góp của nhân viên cấp dưới. Chính vì thế mà nhiều công ty đã dành ra một khoảng thời gian ngắn mỗi tháng hoặc mỗi quý để nhắc nhở những người quản lý về những việc mà nhân viên của họ đã làm được.
Làm thế nào để đánh giá cao nhân viên?
Mặc dù việc dành ra khoảng thời gian này là thực sự cần thiết nhưng thay vào đó, các nhà quản lý nên thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên của mình mỗi ngày. Nó không chỉ giúp gắn kết nhân viên mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân viên được công nhận kết quả làm việc và được khen thưởng thường có xu hướng phấn đấu nhiều hơn những người không có được điều này.

10 cách thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên

1. Tìm hiểu xem nhân viên muốn được công nhận như thế nào

Mỗi người có một sở thích, suy nghĩ khác nhau; chính vì vậy mà cách họ mong muốn được cấp trên nhìn nhận cũng khác nhau. Có người thích được khen, có người thích được tặng ngày phép nhưng cũng có người thích được nhận quà trực tiếp. Để biết được sở thích của mỗi người, cách tốt nhất là bạn nên hỏi trực tiếp ngay khi mới vào làm việc và ghi chú lại. Bạn cũng có thể nhờ phòng nhân sự soạn thảo bảng câu hỏi khảo sát để tìm hiểu những thông tin này.

2. Khen thưởng một việc làm cụ thể

Nếu như bạn chọn thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên bằng những lời khen thì hãy tập trung vào một việc làm cụ thể. Như vậy, lời khen của bạn sẽ chân thực hơn và sẽ là một phản hồi tích cực cho những gì mà nhân viên của bạn đã làm được. Họ sẽ hiểu được họ đang được khen vì điều gì và sẽ cố gắng làm được những điều tương tự trong thời gian sắp tới.
Trước khi đưa ra quyết định khen thưởng, để đảm bảo sự minh bạch, công bằng thì quản lý cần thực hiện thủ tục theo đúng quy định. Giấy đề nghị khen thưởng cần được lập và gửi tới ban giám đốc xét duyệt trước khi có quyết định chính thức. Trong biểu mẫu đề nghị khen thưởng, lý do khen thưởng cũng như hình thức khen thưởng được cập nhật rõ ràng.

3. Quan tâm từ những việc làm nhỏ nhất

Nhiều người thường chỉ chú ý tới những thành tích và mục tiêu lớn mà quên đi những việc làm nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa hàng ngày. Là một người lãnh đạo, bạn tốt nhất nên quan tâm tới nhân viên ngay từ những việc nhỏ nhất để khuyến khích tinh thần làm việc của họ. Nhân viên cảm nhận được sự tiến bộ của họ (qua lời khen của cấp trên) thường xuyên bao nhiêu thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn bấy nhiêu.

4. Đừng chỉ quan tâm mục tiêu, hãy chú ý tới cả sự tiến bộ của nhân viên

Công việc không phải lúc nào cũng là theo đuổi mục tiêu. Nó còn là sự tiến bộ của những người thực hiện công việc. Mặc dù việc ăn mừng chiến thắng là quan trọng nhưng bạn cũng không nên lãng quên công lao và sự cố gắng của những người đã làm nên chiến thắng đó.
Nếu như một nhân viên nào đó của bạn đã phải tự học hỏi rất nhiều kiến thức mới để phục vụ công việc hoặc đã phải trải qua một khoảng thời gian làm việc vô cùng áp lực, hãy công nhận và biểu dương họ. Không có cách nào để thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên tốt hơn là công nhận những đóng góp thầm lặng của họ.

5. Để mọi người cùng tham gia

Đánh giá nhân viên không nên là việc làm riêng của lãnh đạo công ty. Việc này nên được đưa ra bàn bạc công khai để những nhân viên khác cũng công nhận và khuyến khích họ học hỏi những nỗ lực của đồng nghiệp. Hơn nữa, nó còn giúp mọi người gắn kết với nhau hơn, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với nhân viên và cấp trên với nhân viên.

6. Tạo thành thông lệ

Việc biến các hoạt động khen thưởng và đánh giá cao nhân viên từ những việc nhỏ nhất thành thông lệ và một nét văn hóa trong công ty sẽ tạo cho mọi người một niềm tin tốt đẹp và một thái độ tích cực ở nơi làm việc. Họ biết rằng những việc họ làm là ý nghĩa và sẽ phấn đấu hết mình cho công việc.

7. Mọi người đều được đề cao như nhau

Bạn có thể thích làm việc với người này hơn là một người khác; đây là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn dùng nguyên tắc này để đối xử với nhân viên trong công ty thì sẽ rất dễ tạo ra một môi trường thù địch. Khi đánh giá cao nhân viên này, bạn cũng nên lưu ý tới một nhân viên chưa thường xuyên được khen thưởng khác.
Họ cũng có thể có những hy sinh thầm lặng hoặc hỗ trợ đắc lực cho nhân viên được đánh giá cao kia. Nếu thực sự họ chưa đạt được thành tích đáng đề cao trong công việc thì hãy tìm cách để họ phấn đấu và chứng minh năng lực của bản thân.

8. Tạo cho nhân viên một chỗ đứng trong công ty

Những lời khen hay những phần quà thú vị đôi khi không quan trọng bằng chính sự tương tác hàng ngày. Vì thế, trước khi nghĩ đến việc tặng cho nhân viên của mình một món quà đắt tiền, hãy làm thế nào để họ có thể chủ động và tự quyết các vấn đề nằm trong quyền hạn của bản thân. Nếu một nhân viên thường xuyên được đánh giá cao nhưng lại không bao giờ được tự quyết định cách thức làm việc của mình thì dù bạn có khen thưởng thế nào cũng đều là vô ích.
Cho nhân viên quyền tự quyết định công việc vô cùng quan trọng
Thay vì quyết định giúp, bạn chỉ nên thể hiện sự quan tâm, lắng nghe và hỗ trợ khi cần thiết. Tạo cho nhân viên một tiếng nói riêng và quyền tự quyết định công việc cũng sẽ giúp họ cảm thấy thỏa mãn hơn với những thành tích mà họ đã đạt được.

9. Khen thưởng song song với thăng tiến trong công việc

Nhiều nhà quản lý rơi vào cái bẫy của việc khen thưởng nhân viên bằng công việc. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi bất cứ ai cũng muốn những nhân viên giỏi nhất tham gia vào những dự án quan trọng nhất. Tuy nhiên, nó có thể khiến cho họ cảm thấy kiệt sức.
Thay vì càng lúc càng giao cho nhân viên được khen thưởng nhiều việc hơn, hãy giúp họ tìm ra con đường thăng tiến trong sự nghiệp. Đây có thể coi là cơ hội để bạn đào tạo và phát triển nhân viên; cho họ một lộ trình thăng tiến rõ ràng hoặc đầu tư cho một dự án mà họ thấy thực sự tâm huyết.

10. Nói lời cảm ơn

Bạn không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của hai từ này. Một lời cảm ơn chân thành từ người quản lý sẽ mang lại những tác động tích cực mà bạn thậm chí không thể ngờ tới. Nói lời cảm ơn cũng là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để bạn thể hiện sự đánh giá cao với những việc nhà cấp dưới đã làm được. Khi nói lời cảm ơn, bạn không chỉ ngầm khẳng định rằng "Tôi đánh giá rất cao việc làm của bạn" mà còn thể sự chân thành và tạo nên sự gắn kết với nhân viên.

Các chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty

Hãy coi việc nói lời cảm ơn là một phần của văn hóa công ty. Nói lời cảm ơn bất cứ khi nào có thể và với bất cứ ai, sau khi hoàn thành một công việc dù là lớn hay nhỏ. Nói lời cảm ơn với mọi người sau một ngày làm việc vất vả; bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được ai không hài lòng với câu nói này của bạn. Bạn hãy tham khảo 10 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty dưới đây để áp dụng khi cần thiết góp phần mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu xem nhân viên muốn được công nhận như thế nào
2. Khen thưởng một việc làm cụ thể
3. Quan tâm từ những việc làm nhỏ nhất
4. Đừng chỉ quan tâm mục tiêu, hãy chú ý tới cả sự tiến bộ của nhân viên
5. Để mọi người cùng tham gia
6. Tạo thành thông lệ
7. Mọi người đều được đề cao như nhau
8. Tạo cho nhân viên một chỗ đứng trong công ty
9. Khen thưởng song song với thăng tiến trong công việc
10. Nói lời cảm ơn

Đọc thêm: Cách truyền lửa cho nhân viên khi làm việc từ xa

Đọc thêm: Yếu tố nào tạo nên một nhân viên ưu tú, xuất sắc nhất công ty?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888