Những "bài test" quan trọng bậc nhất trong tuyển dụng nhân sự

18/12/2022 15:41
Để tuyển dụng đúng người đúng việc, mỗi doanh nghiệp đều sẽ có quy trình kiểm tra, đánh giá riêng để chọn ra ứng viên tiềm năng nhất. Dù hình thức khác nhau nhưng nhìn chung, hầu hết các chuyên gia nhân sự sẽ tập trung vào một số "bài test tuyển dụng" nhất định nhằm đánh giá chính xác năng lực, kỹ năng và tâm lý của ứng viên.
Thực hiện các bài kiểm tra trước, trong và sau khi phỏng vấn là một hình thức tương đối khách quan, hiệu quả, đáng tin cậy để nhà tuyển dụng nắm được phần nào kỹ năng và năng lực chuyên môn của từng ứng viên. Tùy thuộc vào tính chất, đặc thù của từng công việc cụ thể mà các hình thức bài kiểm tra sẽ khác nhau.

MỤC LỤC:
I. Đâu là bài test quan trọng nhất để đánh giá ứng viên?
II. Những nội dung kiểm tra khác

8 bai kiem tra quan trong trong tuyen dung nhan su

Tuyển dụng nhân sự hiệu quả cần có những bài kiểm tra nào?

I. Đâu là bài test quan trọng nhất để đánh giá ứng viên?

Nhà tuyển dụng sẽ dùng những hình thức khác nhau để kiểm tra ứng viên, ví dụ như ứng viên vị trí Nhân viên kế toán sẽ test năng lực qua việc tính toán, xử lý báo cáo mẫu trong khi ứng viên vị trí BTV thường được yêu cầu viết nhiều dạng bài khác nhau (thể hiện qua những đoạn văn ngắn)... Dù thế nào, mục đích của nhà tuyển dụng vẫn là có thêm căn cứ để đánh giá, so sánh các ứng viên với nhau và chọn ra người xuất sắc cũng như phù hợp với công ty.

1. Bài kiểm tra năng lực

Nhờ khả năng đo lường, đánh giá tương đối chính xác kỹ năng tiếp nhận thông tin, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện... của ứng viên nên bài kiểm tra năng lực được sử dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó, chỉ số IQ, năng lực chuyên môn cũng như những kỹ năng thiết yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao sẽ được thể hiện tương đối rõ ràng.
Cụ thể, bài kiểm tra năng lực sẽ đánh giá khả năng tính toán nhanh, khả năng tư duy logic, vận dụng kiến thức chuyên môn để xử lý vấn đề, v.v. là những dạng bài xuất hiện nhiều nhất.

Đọc thêm: 3 lỗi cần tránh khi đăng tin tuyển dụng

2. Bài kiểm tra tâm lý

Bài kiểm tra tâm lý được thiết kế để nhận định mức độ phù hợp của một người với yêu cầu công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian sàng lọc lượng lớn ứng viên ứng tuyển.
Chẳng hạn, bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống có thể đo lường chính xác hành vi, thái độ, cách xử lý của ứng viên trong các tình huống bất ngờ, khi bị đặt dưới áp lực thời gian, khi xảy ra bất đồng với đồng nghiệp,...

3. Bài kiểm tra kỹ năng

Nhằm mục đích đánh giá kỹ của ứng viên trong các vai trò cụ thể, bài kiểm tra kỹ năng có phạm vi khá linh hoạt từ ngôn ngữ, toán học, giao tiếp cho đến khả năng đánh máy, kỹ năng tin học văn phòng, v.v. Nói cách khác, phương pháp này cho phép nhà tuyển dụng sàng lọc những người có CV "đẹp" nhưng lại không thể chứng minh bản thân trong thực tế và ngược lại. Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nhưng cách thức kiểm tra này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra những ứng viên sáng giá nhất. Đối với ứng viên thì đây sẽ là cơ hội để họ tỏa sáng bằng những kỹ năng của mình.

II. Những nội dung kiểm tra khác

So với 3 bài test tiêu chuẩn kể trên, có một số dạng kiểm tra khác mà một số nhà tuyển dụng có thể dùng đến. Tùy vào công việc, mức độ chuyên môn hóa... mà tính phức tạp của bài test tuyển dụng sẽ không giống nhau.

4. Bài kiểm tra năng lực nhận thức

Với nhiệm vụ đánh giá những vấn đề liên quan đến trí tuệ như ngôn ngữ, toán học, khả năng đọc - hiểu và ghi nhớ, v.v. các bài kiểm tra năng lực nhận thức được chia thành hai loại như sau:

  • Trí thông minh mềm (fluid intelligence): Khả năng phân biệt các yếu tố trừu tượng, tiếp nhận thông tin mới và xử lý từng tình huống cụ thể.
  • Trí thông minh cứng (crystallized intelligence): Khả năng phân tích dữ liệu, áp dụng kiến thức chuyên môn sẵn có để giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

Thực tế cho thấy đây là dạng bài được nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất bởi chi phí thấp nhưng vẫn đánh giá chính xác được hiệu suất làm việc của ứng viên.

5. Bài kiểm tra tính cách

Được thiết kế để đánh giá hành vi, tính cách của ứng viên, bài kiểm tra tính cách sẽ tập trung vào các yếu tố như thái độ tận tâm trong công việc, tư duy cởi mở, hướng ngoại, kỹ năng tự tạo động lực, v.v.
Một điểm thú vị của dạng bài này là không có câu trả lời đúng - sai rõ ràng như hai màu đen và trắng. Vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm ở đây là quan điểm, thái độ của ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa của công ty hay không.
Bài kiểm tra tính cách còn được gọi với cái tên khác là trắc nghiệm MBTI. Với hình thức kiểm tra này, nhà tuyển dụng sẽ có thể hiểu rõ hơn về con người, tính cách, phẩm chất của ứng viên để tuyển dụng vào vị trí hợp lý nhất, giúp định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn. Để đưa ra bài trắc nghiệm tính cách hiệu quả khi đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau.

8 bai kiem tra quan trong trong tuyen dung nhan su 2

Những bài kiểm tra không thể bỏ qua khi tuyển dụng nhân sự

6. Bài kiểm tra thể lực

Bài kiểm tra thể lực được áp dụng trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, sức bền của ứng viên. Chẳng hạn, những công việc như nhân viên cứu hỏa, cứu hộ, quân nhân, công nhân xây dựng, biên đạo múa, cảnh sát... đều đòi hỏi thể lực tốt. Mặt khác, các yếu tố như giới tính, tuổi tác, v.v. sẽ có tác động nhất định đến kết quả bài kiểm tra này.

Đọc thêm: ​Chiến lược tuyển dụng nhân viên cao cấp

7. Bài kiểm tra tính trung thực

Với mục đích đánh giá về mức độ trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hình thức kiểm tra này được rất nhiều công ty áp dụng để đánh giá ứng viên và cả nhân viên chính thức. Tuy nhiên, do đặc thù liên quan đến cảm xúc cá nhân nên nhược điểm lớn nhất của dạng bài này là khó kiểm soát được độ chính xác các câu trả lời từ ứng viên.

8. Bài thuyết trình

Với bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ứng viên thuyết trình về một sản phẩm của công ty hoặc những gì họ biết về công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào đó, họ sẽ có thể đánh giá chính xác kỹ năng giao tiếp; tác phong chuyên nghiệp, tự tin; khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin; .... của ứng viên.
Các bài kiểm tra, đánh giá ứng viên ngày càng được áp dụng rộng rãi, vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa nâng cao chất lượng tuyển dụng. Ứng viên trước khi đi tìm việc làm cũng nên tìm hiểu và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trước các bài kiểm tra này để thể hiện mình tốt nhất trong suốt quá trình ứng tuyển.


Bình luận

Bài viết mới

Khi thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến phát triển mạnh thì các vị trí việc làm online như nhân viên kinh doanh, cộng tác viên có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Đặc biệt, mức lương nhân viên kinh doanh online cũng rất lý tưởng nên thu hút không ít ứng viên. Để đảm nhận vị trí này, ngoài kinh nghiệm thì kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
20/12/2021 09:30
Tuyển dụng nhân viên có trình độ, kỹ năng và phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá công ty là trách nhiệm của tất cả các nhà tuyển dụng. Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý để không đưa ra quyết định sai lầm khi chọn lọc hồ sơ xin việc.
JobOKO
12/09/2022 17:18
Kinh doanh nội thất là một trong những lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng có không ít thách thức bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Vậy để chiếm lĩnh ưu thế và kinh doanh hiệu quả, nhân viên kinh doanh nội thất cần có những kỹ năng gì?
JobOKO
17/04/2022 10:30
Một trong những lựa chọn công việc phổ biến nhất cho lao động phổ thông nam giới là trở thành nhân viên an ninh. Công việc này không chỉ "ngầu" mà còn không có yêu cầu gì đặc biệt với trình độ, bằng cấp. Đổi lại, có các kỹ năng cần thiết với nhân viên an ninh thì bạn mới có thể trúng tuyển.
JobOKO
08/05/2022 16:30
Ở khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhân viên buồng phòng được tuyển dụng phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng. Vị trí này không yêu cầu trình độ chuyên môn nhưng đổi lại cần nhiều kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ.
JobOKO
23/04/2022 09:30
Phát triển kinh doanh khác biệt hẳn so với bán hàng. Nhân viên phát triển kinh doanh là người cố vấn đáng tin cậy cho khách hàng và đây cũng là chìa khóa cho mối quan hệ lâu dài, chiến lược, mang lại nhiều giá trị hơn bán hàng đơn thuần. Để thành công trong vai trò này, bạn sẽ cần phát triển những kỹ năng quan trọng nhất, phù hợp nhất.
JobOKO
23/08/2021 10:00
Ứng tuyển vào lĩnh vực bán hàng là lựa chọn của không ít bạn sinh viên tìm việc làm yêu thích sự năng động. Dù bạn có hay không có kinh nghiệm thì việc làm ngành bán hàng cũng sẽ có vị trí phù hợp. Điều quan trọng là bạn phải biết mình có kỹ năng, kinh nghiệm ra sao để ứng tuyển công việc đúng khả năng và sở thích của bản thân.
JobOKO
26/08/2021 08:30
Nhà tuyển dụng luôn coi trọng ứng viên có kỹ năng thuyết trình tốt bởi trong công việc, kỹ năng này được sử dụng rất nhiều để trao đổi, hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả. Do đó, nếu bạn thể hiện mình có kỹ năng thuyết trình thành thạo trong phỏng vấn, CV xin việc thì sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và gia tăng cơ hội trúng tuyển.
JobOKO
24/02/2022 09:30
Trở thành nhân viên bán hàng giỏi, có thu nhập cao, được khách hàng quý mến, có cơ hội thăng tiến sự nghiệp là mục tiêu, cũng là mơ ước của hầu hết nhân viên bán hàng. Thế nhưng, phải làm sao mới có thể trở nên giỏi giang hơn trong vai trò bán hàng?
JobOKO
04/09/2021 09:30
Khi chuẩn bị CV và thư xin việc để ứng tuyển vào vị trí mơ ước, điều quan trọng nhất là nội dung bạn truyền tải và cách trình bày. Cho dù trình độ chuyên môn của bạn hoàn hảo hay bạn có những trải nghiệm ấn tượng như thế nào trong quá khứ thì việc mắc lỗi trong hồ sơ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực tìm kiếm việc làm của bạn.
JobOKO
07/11/2021 16:30
Để giúp nhân viên mới hòa nhập tốt hơn với công việc, nhà tuyển dụng sẽ phải làm rất nhiều việc khác nhau trước, trong và sau ngày đầu tiên đi làm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn checklist những việc nhà tuyển dụng cần làm ngay khi có nhân viên mới và tầm quan trọng của những công việc này.
Giải thưởng của chúng tôi: