8 lỗi nghiêm trọng cần tránh khi chốt đơn hàng

13/02/2020 07:15
Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, để kinh doanh hiệu quả, từ các công ty đến những cá nhân bán hàng đều phải sử dụng rất nhiều biện pháp để tăng doanh thu như quảng cáo Facebook, SEO nội dung, email marketing,... Thế nhưng, cho dù bạn đã làm tất cả những gì có thể để thu hút khách hàng tiềm năng, nhưng khi chưa chốt đơn hàng thì chưa có gì chắc chắn. Những sai lầm nghiêm trọng sau đây có thể khiến thoả thuận của bạn thất bại vào phút cuối.
Chốt đơn hàng là một trong những việc quan trọng nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh thành công, cho dù là đối với công ty hay các cá nhân bán hàng. Thế nhưng, một số lỗi cơ bản có thể sẽ khiến bạn chốt đơn hàng thất bại. Hãy cùng chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com tìm hiểu cách khắc phục giúp kỹ năng chốt đơn hàng của bạn hiệu quả hơn.
Tránh 8 sai lầm để chốt đơn hàng nhanh chóng

Những sai lầm nghiêm trọng khiến chốt đơn hàng thất bại

1. Nhận định khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng ngay lập tức hoặc không bao giờ

Trên thực tế, không phải tất cả khách hàng tiềm năng sẽ ngay lập tức mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Và điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ mua. Vậy nên, cách tốt nhất là giới thiệu cho họ nhiều sản phẩm tương tự hoặc các gói dịch vụ khác nhau với mức giá khác nhau. Nhiều tuỳ chọn sẽ giúp khách hàng tiềm năng có thêm cơ hội cân nhắc. Thậm chí, nếu họ không mua hàng lần này, vẫn có khả năng họ sẽ quay lại vào một lúc nào đó.

2. Hạ giá để cạnh tranh

Nếu bạn ở một thị trường cạnh tranh, có lẽ ý tưởng đầu tiên để chốt được nhiều đơn hàng hơn là hạ giá thành sản phẩm bằng các chương trình khuyến mãi. Mặc dù nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một cuộc cạnh tranh về giá luôn có khả năng trở thành cuộc đua xuống đáy. Dĩ nhiên, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng kiểu khách hàng tập trung vào giá hơn bất cứ điều gì khác có thể là "ác mộng" cho việc kinh doanh của bạn trong tương lai. Họ không thực sự hiểu giá trị sản phẩm của bạn.

3. Không kêu gọi hành động

Đây là một lỗi phổ biến. Trong nỗ lực tạo ra môi trường bán hàng ít áp lực, nhiều người muốn để khách hàng tự lựa chọn, chỉ chờ đợi chốt sale khi nào khách hàng đã sẵn sàng. Tuy nhiên, thực tế lại là, khách hàng tiềm năng hầu như không khi nào sẵn sàng, vì vậy họ luôn có khả năng từ chối mua hàng hoá/dịch vụ. Một kiểu thúc đẩy, tạo áp lực phù hợp từ người bán sẽ khiến khách hàng phải cân nhắc nhiều hơn và nhanh chóng đưa ra kết luận.
Bạn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng bằng cách giúp họ thấy rằng sản phẩm của bạn là giải pháp cho vấn đề của họ. Một cách khác là đưa ra lời kêu gọi hành động rõ ràng, chẳng hạn như hãy liên hệ ngay hôm nay/sản phẩm số lượng có hạn,... Bên cạnh đó, bạn cần vận dụng những câu chốt sale hiệu quả nhất để thu hút và giữ chân khách hàng đưa ra quyết định sử dụng.

4. Không nhắm đúng mục tiêu

Bán cho "mọi người" chắc chắn là một quan điểm tồi, vì điều đó cũng có nghĩa là người bán không nhằm vào bất kỳ đối tượng khách hàng cụ thể nào. Rõ ràng, không phải ai cũng cần hoặc thích hàng hoá/dịch vụ của bạn, cũng vì thế mà không phải ai cũng nên mua sản phẩm bạn đang bán. Cho dù bạn muốn chốt được càng nhiều đơn hàng càng tốt nhưng khi bạn bán sản phẩm không phù hợp cho khách hàng, bạn sẽ phải giải quyết vấn đề trả lại hàng, hoàn tiền, đánh giá tiêu cực. Hãy nhớ, sản phẩm của bạn không đáp ứng được toàn bộ thị trường, chỉ có thể nhằm vào số ít. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhắm đúng mục tiêu.

5. Không tạo cảm giác khẩn cấp cho khách hàng tiềm năng

Hầu hết các khách hàng tiềm năng đều chưa sẵn sàng mua hàng ngay lập tức. Đó là lý do tại sao kỹ năng thuyết phục là cần thiết và quan trọng trong việc góp phần chốt đơn hàng thành công. Sau giai đoạn tư vấn, điều bạn cần làm là tạo ra cảm giác cấp bách cho họ. Ngay cả khi bạn không bán một sản phẩm hữu hình, bạn vẫn có thể sử dụng phương pháp này. Ví dụ như, thông báo rằng giá của sản phẩm hoặc dịch vụ chuẩn bị tăng sau một khoảng thời gian cụ thể. Điều này có thể khiến khách hàng tiềm năng giảm thời gian cân nhắc mua hàng.

6. Không chuẩn bị cho tình huống chốt đơn hàng thất bại

Người bán hàng nào cũng muốn kết thúc quá trình giới thiệu, tư vấn với khách hàng tiềm năng bằng một thoả thuận, nhưng không phải lúc nào việc chốt đơn hàng cũng diễn ra theo ý muốn. Vì vậy, khi khách hàng tiềm năng từ chối mua hàng, bạn có thể thử nỗ lực cuối cùng bằng cách:
  • Đưa ra những bằng chứng chứng minh sản phẩm của bạn an toàn, uy tín, có thể giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Thông tin đáng tin cậy có thể khiến khách hàng tiềm năng thay đổi quyết định.
  • Đảm bảo với họ về chất lượng sản phẩm hoặc sẵn sàng hoàn tiền nếu có sai sót,...

7. Tự đánh giá quá cao về sản phẩm/dịch vụ của mình

Bạn tự tin và tự hào về sản phẩm của mình nhưng không nên vì vậy mà hứa hẹn, đảm bảo quá nhiều vì điều đó có thể dẫn đến những nghi ngờ không đáng có và khiến bạn có vẻ giống như đang ba hoa. Trong quá trình chuẩn bị chốt đơn hàng, hãy chỉ tập trung vào những gì bạn thực sự cung cấp.

8. Chỉ tập trung vào chốt đơn hàng

Nếu bạn chỉ tập trung vào việc tìm kiếm người mua mới mà không quan tâm đến những khách hàng cũ thì việc kinh doanh sẽ khó có thể lâu dài. Ngoài nỗ lực chốt được nhiều đơn hàng hơn, hãy dành thời gian xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Việc chốt được đơn hàng cũng cần có cách theo dõi đơn hàng của mình được đảm bảo hơn. Hiện có rất nhiều công ty tuyển nhân viên theo dõi đơn hàng, nhân viên chốt đơn hàng... rất nhiều những công việc các bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn trên blog việc làm của JobOKO.com
Việc chốt đơn hàng có thực sự mang đến hiệu quả cao hay không còn một phần phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Đặc biệt, nếu cá nhân, doanh nghiệp có công thức đơn giản để chốt đơn hàng dễ dàng hơn thì sẽ tránh mắc những sai lầm không đáng có. Tham khảo bài viết được JobOKO.com cập nhật, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng để chốt đơn hàng nhanh chóng. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm tại Hà Nội trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng thì hãy truy cập Blog việc làm để nhận tin đăng tuyển mới nhất nhé.

MỤC LỤC:
1. Nhận định khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng ngay lập tức hoặc không bao giờ
2. Hạ giá để cạnh tranh
3. Không kêu gọi hành động
4. Không nhắm đúng mục tiêu
5. Không tạo cảm giác khẩn cấp cho khách hàng tiềm năng
6. Không chuẩn bị cho tình huống chốt đơn hàng thất bại
7. Tự đánh giá quá cao về sản phẩm/dịch vụ của mình
8. Chỉ tập trung vào chốt đơn hàng

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888