Bất cứ quản lý nào cũng muốn được nhân viên quý mến và để họ vui vẻ làm việc cho mình, cho công ty. Làm nhân viên giỏi đã khó, làm một
quản lý giỏi càng khó hơn. Thế nhưng nếu bạn kiên trì thực hiện những điều bài viết giới thiệu thì chắc chắn sẽ được lòng đa số nhân viên. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Quản lý không cần phải trở thành bạn của tất cả nhân viên nhưng cần tạo ra một nhóm đoàn kết và một môi trường làm việc vui vẻ, hiệu suất cao với những con người sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong tương lai. Khi có sự đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên, sếp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nhất là tinh thần làm việc, hiệu suất công việc được tăng cường dẫn đến doanh thu cao. Vì vậy,
muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã. 5 điều dưới đây là những gì bạn cần để "thu phục" nhân viên, giúp bạn nhanh chóng trở thành một người quản lý, giám đốc giỏi, có năng lực và có tiếng nói trong mắt nhân viên của mình.
Cách giúp sếp có thể dễ dàng lấy được lòng nhân viên
Bí quyết giúp sếp lấy được lòng nhân viên hiệu quả
1. Là một người biết lắng nghe
Một trưởng nhóm tốt,
giám đốc hay quản lý tốt sẽ không chỉ nói chuyện và truyền đạt quan điểm, mục tiêu với nhân viên mà họ còn là một người biết lắng nghe và hiểu rõ các thành viên trong nhóm. Cho cấp dưới của bạn thời gian và không gian để nói chuyện. Họ muốn biết liệu họ có thể nói mọi thứ với bạn hay không, từ việc sắp xếp đồ đạc trong tủ văn phòng phẩm cho đến nỗi lo lắng của họ trong cuộc sống cá nhân.
Lắng nghe có thiện chí và thấu hiểu hoàn cảnh của nhân viên, nếu bạn khiến họ mở lòng trò chuyện ngay cả chuyện cá nhân, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn hơn là với một cấp trên. Đồng thời hãy luôn thể hiện tốt, truyền đạt cho nhân viên của mình cách cải thiện hiệu suất công việc, để nhân viên có thể xây dựng cho mình kế hoạch công việc hợp lý, có thêm nhiều động lực và hứng thú say mê khi làm việc.
2. Nói lời giữ lời
Nếu bạn nói sẽ làm cái gì, hãy chắc chắn bạn sẽ làm được. Lòng tin muốn xây dựng thì có nhưng phá vỡ thì rất dễ, nhân viên chỉ thật lòng nể phục và tin tưởng bạn nếu bạn luôn làm theo lời hứa hẹn và cam kết đã đưa ra bất kể là việc lớn hay việc nhỏ. Viêc nhỏ chẳng hạn như đưa ra phản hồi vè một dự án, việc lớn như hứa tăng lương cho ai đó, không ai muốn cảm thấy mình bị ngó lơ hoặc lừa gạt cả. Nếu bạn hứa làm điều gì, đặt ra khung thời gian rõ ràng để hoàn thành việc đó và kiên trì thực hiện. Khi được cân nhắc lên vị trí quản lý, bạn cần phải biết được mình cần phải làm những gì, nói phải giữ lời là một trong số người quản lý giỏi cần phải làm. Có như vậy nhân viên mới kính trọng, tin tưởng và nể phục bạn, đồng nghĩa với quá trình lãnh đạo của bạn sẽ đạt hiệu quả.
3. Đặt ra kỳ vọng
Nếu nhân viên không biết rõ bạn mong đợi gì từ họ, có lẽ họ sẽ thận trọng và cảnh giác với bạn; trạng thái không chắc chắn không thể nào mang đến một môi trường làm việc lành mạnh hay vui vẻ được. Thay vì đợi đến lúc họ mắc sai lầm, hiệu suất làm việc kém không đáp ứng yêu cầu bạn mới lên tiếng nhắc nhở, phê bình thì tại sao lại không bày tỏ kỳ vọng và mục tiêu rõ ràng để mọi người biết họ đang hướng đến điều gì. Có một kỳ vọng rõ ràng, nhân viên của bạn sẽ hào hứng để đáp ứng và vượt qua mục tiêu đó để nhận được sự công nhận và khen ngợi của bạn.
4. Phê bình mang tính xây dựng
Một nhân viên chính trực và tinh thần làm việc chuyên nghiệp sẽ coi trọng lời phê bình có thiện chí của bạn nếu điều đó giúp họ làm việc tốt hơn. Đưa ra phản hồi và phê bình mang tính xây dựng đồng nghĩa với việc để cho từng cá nhân biết họ cần cải thiện chỗ nào, điều này nhìn chung sẽ giúp cả nhóm trở nên cường đại hơn và xuất sắc hơn.
Những tuyệt chiêu giúp cho sếp dễ dàng chiếm được tình cảm của nhân viên
5. Yêu cầu phản hồi
Nếu bạn vui vẻ cho đi thì cũng cần vui vẻ nhận lại. Nếu bạn muốn phê bình các thành viên trong nhóm, bạn cũng cần sẵn sàng đề nghị họ nhận xét về hiệu quả làm việc của bạn. Ý kiến của họ sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý, đồng thời họ sẽ cảm thấy được coi trọng và thỏa mãn hơn trong công việc.
Lời khuyên đơn giản nhất là sự tốt bụng và chu đáo. Ngay cả khi bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn, sẽ chẳng ai vui vẻ nếu như để một nhân viên nghỉ việc. Vì vậy, hãy cố gắng thấu hiểu, suy nghĩ cẩn thận và có tinh thần nhân đạo. Bạn không cần phải là một công dân tốt nhất ngoài xã hội nhưng hãy làm cho nhân viên tôn trọng và quý mến bạn với tư cách là quản lý để nơi làm việc luôn vui vẻ và đạt hiệu suất cao. Dù bạn đang đóng vai trò quản lý,
trợ lý giám đốc hay vị trí trợ lý kinh doanh, trợ lý dự án,
trưởng phòng kinh doanh... thì trong quá trình làm việc, hãy luôn thể hiện mình là một người lãnh đạo không những có năng lực mà còn biết cách quản lý, dùng người để mang tới hiệu quả công việc tốt nhất.
Ở vị trí của nhân viên thì làm việc với những sếp khó tính, khắt khe đôi khi khiến bạn cảm thấy không thoải mái, căng thẳng. Điều này dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực là nghỉ việc tại công ty để tìm tới một môi trường mới thoải mái và phù hợp với mình hơn. Tuy nhiên, vội vàng đưa ra quyết định nghỉ việc chưa hẳn đã là sự lựa chọn đúng đắn. Để có câu trả lời chi tiết về việc
sếp khó tính quá, có nên nộp đơn xin nghỉ việc không, bạn hãy truy cập vào bài viết được Joboko.com chia sẻ nhé.
>> Bạn đang muốn tìm việc làm quản lý, giám đốc, truy cập ngay vào Joboko.com để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
>> Các mẫu Cv xin việc giám đốc, trợ lý, quản lý đã có sẵn, đừng quên tham khảo nhé.