So sánh sự khác biệt giữa thông dịch và biên dịch
Điểm khác biệt chính giữa biên dịch và thông dịch (hay còn gọi là phiên dịch) là ở phương tiện và kỹ năng của mỗi công việc. Thông dịch là dịch ngôn ngữ nói còn biên dịch là dịch văn bản viết. Cả hai hình thức dịch này đều đòi hỏi phải có vốn hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được dịch và kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng ngôn ngữ nói và viết. Vậy biên dịch và thông dịch cụ thể khác nhau ra sao?
Thông dịch là việc dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích ngay tại thời điểm nói. Bản dịch được phát đồng thời với bản gốc (dịch song song) hoặc là ngay sau bản gốc (dịch nối tiếp). Người dịch sẽ không có sự hỗ trợ của kịch bản, từ điển hay bất cứ loại tài liệu tham khảo nào khác.
Các thông dịch viên chuyên nghiệp cần phải dịch ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ được dịch) theo từng ngữ cảnh và mục đích cụ thể của người nói. Đối với các thành ngữ, tục ngữ hoặc các từ ngữ mang yếu tố văn hóa, người dịch cần phải tìm các cụm từ tương đương trong ngôn ngữ đích để người nghe có thể hiểu được. Tài nguyên duy nhất mà người thông dịch viên có thể sử dụng là kinh nghiệm, trí nhớ tốt và khả năng phản xạ nhanh.
Thông dịch viên thường làm việc trong các dự án đòi hỏi phải phiên dịch trực tiếp như cuộc họp, hội nghị, phỏng vấn, truyền hình trực tiếp,...
Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất giữa thông dịch và biên dịch là biên dịch viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ vào trong công việc của họ. Biên dịch viên có thể sử dụng từ điển, phần mềm hỗ trợ dịch thuật, tài liệu tham khảo,... trước và trong khi dịch. Trong quá trình dịch, họ còn có thể tham khảo ý kiến của người khác để đảm bảo chất lượng bản dịch (gọi là hiệu đính bản dịch).
Biên dịch viên làm việc với các loại tài liệu viết cho website, tạp chí, phụ đề video, phần mềm, sách báo,...
Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa thông dịch và biên dịch. Nói tóm lại, có 5 điểm khác biệt chính giữa thông dịch và biên dịch như sau:
Thông dịch viên dịch ngôn ngữ nói theo thời gian thực còn biên dịch viên dịch ngôn ngữ viết.
Thông dịch diễn ra ngay tại thời điểm nói. Việc dịch có thể diễn ra trực tiếp, qua điện thoại hoặc video. Ngược lại, biên dịch có thể xảy ra một thời gian dài sau khi tài liệu gốc được soạn thảo. Điều này đã mang lại cho các biên dịch viên một khoảng thời gian đáng kể để sử dụng công nghệ và tài liệu tham khảo để tạo ra những bản dịch chính xác và có chất lượng cao hơn.
Những đặc điểm chính phân biệt giữa biên dịch và thông dịch
Có lẽ, thông dịch không yêu cầu độ chính xác cao như biên dịch. Thông dịch viên thường hướng tới sự hoàn hảo; tuy nhiên, rất khó để làm được điều này khi mà họ không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ. Nhiều khi, thông dịch viên còn được phép bỏ qua những thông tin không quan trọng. Một lần nữa, thời gian lại đứng về phía các biên dịch viên khi mà họ có nhiều thời gian để chỉnh sửa bản dịch hơn.
Thông dịch viên cần phải thành thạo cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích bởi họ sẽ phải dịch hai chiều cùng lúc mà không có sự hỗ trợ của từ điển hay các loại tài liệu tham khảo. Ngoài ra, họ còn cần phải có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều ngành nghề khác nhau, khả năng phản ứng nhanh và trí nhớ tốt.
Dịch các cụm từ ẩn dụ hay tương đương, thành ngữ, tục ngữ,... làm sao để người nghe, người đọc hiểu là một thách thức lớn đối với cả các biên dịch và thông dịch viên. Trên hết, người phiên dịch sẽ phải nắm bắt được âm điệu và sự thay đổi trong giọng nói của người nói để xác định ý mà họ định truyền đạt là gì, từ đó truyền đạt một cách thật dễ hiểu cho người nghe.
Trên thực tế, mặc dù cùng sử dụng một ngoại ngữ nhưng thông dịch thường khó hơn nhiều lần so với biên dịch. Có rất nhiều lý do khác nhau để có thể giải thích cho điều này, như:
Với những thông tin trên đây của JobOKO.com, bạn đã hiểu được điểm khác biệt giữa thông dịch và biên dịch. Các công ty có thể dựa vào sự khác biệt này để tuyển dụng nhân viên cho phù hợp còn các bạn sinh viên có thể chọn một trong hai lĩnh vực dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Ngoài ra, những ai đang phân vân giữa việc lựa chọn theo đuổi ngành phiên dịch hay biên dịch khi học ngoại ngữ cũng có thể cân nhắc để đưa ra quyết định sáng suốt.
MỤC LỤC:
I. Thông dịch và biên dịch là gì?
II. 5 điểm khác biệt chính giữa thông dịch và biên dịch
III. Biên dịch hay thông dịch khó hơn?
IV. Học ngoại ngữ nên chọn làm Biên dịch hay phiên dịch?
Đọc thêm: Người làm phiên dịch chỉ giỏi ngoại ngữ thôi đã đủ chưa?
Đọc thêm: Phiên dịch thi khối nào? trường nào? điểm trúng tuyển