Tìm hiểu chi tiết về Boolean Search
Boolean Search là một cách tổ chức hoạt động tìm kiếm, sử dụng kết hợp các từ khóa và 3 biểu tượng Boolean cơ bản là AND, OR và NOT để có kết quả tìm kiếm ứng viên chính xác nhất và liên quan nhất trên LinkedIn.
Boolean Search được phát minh bởi nhà toán học người Anh George Boole - người đã đặt nhiều nền tảng logic cho cuộc cách mạng thời đại số. Di sản nổi tiếng nhất của ông phải kể đến logic Boolean - một lý thuyết về toán học trong đó tất cả các biến số đều phải đúng hoặc sai, có hoặc không. Logic này hiện vẫn đang được sử dụng trong tất cả các thiết bị kỹ thuật số. Nó tồn tại trong hầu hết các dòng mã máy tính và thực sự là một phương pháp hữu hiệu để các nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên trên LinkedIn ngày nay.
Boolean Search có 5 yếu tố cú pháp chính mà bất cứ ai cũng cần phải ghi nhớ, bao gồm:
Khi sử dụng các yếu tố này kết hợp từ khóa bạn cần, bạn có thể tạo ra một loạt cú pháp tìm kiếm khác nhau. Bạn cũng không bị hạn chế về số lần sử dụng những yếu tố này trong một lần tìm kiếm nên có thể thoải mái tạo ra các câu lệnh tùy ý. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian lọc kết quả sau khi tìm kiếm.
Lấy 2 nhóm Recruitment và HR trên đây làm ví dụ. Nhóm thứ nhất bao gồm tất cả những người có chứa từ khóa Recruitment trong profile LinkedIn của họ. Nhóm thứ hai là tất cả những người có từ HR trong profile LinkedIn. Khi bạn dùng cú pháp tìm kiếm "Recruitment AND HR" nghĩa là bạn yêu cầu cơ sở dữ liệu phải tìm kiếm tất cả những người có cả từ Recruitment và từ HR trong profile LinkedIn. Kết quả tìm kiếm được mô tả như sau:
Khi có càng nhiều tiêu chí được kết nối với nhau bằng AND thì phạm vi kết quả tìm kiếm lại càng hẹp. Tuy nhiên, những ứng viên tìm được bằng cú pháp này thường đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhà tuyển dụng bởi họ có tất cả các kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng cần.
XEM THÊM: HR là gì? làm HR bạn được lợi gì?
Trong ví dụ này, nhóm thứ nhất có từ khóa Recruitment trong profile của họ trong khi đó nhóm thứ hai lại sử dụng từ Recruiting. Cả hai từ này đều có nghĩa như nhau và bất cứ ai sử dụng một trong hai từ này để mô tả về mình trên LinkedIn đều có kỹ năng làm việc và trình độ như nhau. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật thì đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác biệt.
Do đó, khi sử dụng cú pháp tìm kiếm "Recruitment OR Recruiting", bạn đang yêu cầu cơ sở dữ liệu lọc ứng viên có một trong hai từ này trong profile của họ, hoặc là đồng thời cả hai từ này.
Như vậy, khi sử dụng OR là bạn đang mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình. Sử dụng cú pháp OR cũng sẽ cho phép các nhà tuyển dụng tìm ra các tài năng còn ẩn giấu - những người thể thiện các kỹ năng và kinh nghiệm của mình theo một cách khác biệt mà bạn không thể tìm thấy theo cách thông thường. Ví dụ như thay vì banking skills thì họ sẽ viết banking OR bank OR finance OR financial.
Cũng giống như trong ví dụ đầu tiên nhưng lần này thay vì sử dụng AND thì bạn sử dụng NOT để hình thành cú pháp tìm kiếm "Recruitment NOT HR". Khi đó, bạn đang yêu cầu cơ sở dữ liệu phải tìm kiếm những ứng viên có từ Recruitment trong profile nhưng tuyệt đối không được có từ HR.
Sử dụng NOT sẽ cho phép lọc tìm kiếm và loại bỏ những kết quả không liên quan. Trong ví dụ này, những người có cả từ Recruitment và HR trong profile cũng sẽ bị loại.
Chú ý: Trong cả 3 cú pháp tìm kiếm trên, AND, OR và NOT đều phải viết in hoa. Nếu không, câu lệnh sẽ không hoạt động.
XEM THÊM: Lời khuyên cho nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên hiệu quả
Khi sử dụng Boolean search, không có cách nào để bạn xác định phương thức máy tính xử lý câu lệnh. Điều đó có nghĩa là để có được kết quả sát nhất, bạn cần phải sử dụng các dấu ngoặc đơn để máy tính biết thứ tự cũng như nên xử lý phần nào trước.
Sử dụng dấu ngoặc đơn là việc làm cần thiết khi viết các cú pháp tìm kiếm phức tạp. Tuy nhiên, đây cũng là phần khiến cho nhiều người nhầm lẫn nhất. Về cơ bản, phần mệnh đề phía trong dấu ngoặc đơn sẽ được ưu tiên xử lý trước. Ví dụ, nếu như bạn sử dụng câu lệnh:
Điều này có nghĩa là bạn muốn tìm một ứng viên có từ khóa Talent và Recruitment trong profile hoặc ứng viên có từ HR và Recruitment? Hay là bạn muốn tìm ứng viên có từ khóa Talent hoặc ứng viên có sự kết hợp của HR và Recruitment? Việc không sử dụng các dấu ngoặc đơn sẽ khiến cho cơ sở dữ liệu không thể xác định những gì mà bạn muốn. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng cú pháp sau thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác.
Bạn muốn tìm ứng viên có từ Talent hoặc HR hoặc cả 2 từ này và cần phải có từ Recruitment.
Bạn muốn tìm ứng viên có từ Talent hoặc là sự kết hợp của HR và Recruitment trong profile.
Dấu ngoặc đơn thường được sử dụng nhất trong trường hợp sử dụng cú pháp OR. Nếu bạn viết OR ở một vị trí nào đó trong câu lệnh thì phải cân nhắc đến việc sử dụng dấu ngoặc đơn bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cách máy tính xử lý yêu cầu Boolean Search của bạn và tất nhiên là cũng sẽ liên quan đến kết quả tìm kiếm mà bạn nhận được.
Khi sử dụng Boolean Search, nếu từ khóa bạn đang tìm kiếm cần phải được coi là một cụm cố định (ví dụ: Construction Engineer, Content Writter,...) thì bạn cần phải sử dụng dấu ngoặc kép. Nếu không, hệ thống sẽ coi khoảng cách giữa 2 từ này là một AND và sẽ tìm kiếm cơ sở dữ liệu cho 2 từ khóa Contruction AND Engineer hay Content AND Writter.
Nói cách khác, bạn cần phải sử dụng dấu ngoặc kép bất cứ khi nào có từ 2 từ trở lên trong một cụm từ mà bạn biết chắc chắn nó phải đi cùng nhau như "Information Technology", "Human Resources",...
Hy vọng với những kiến thức do JOBOKO.com cung cấp trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn Boolean Search là gì? Vận dụng Boolean Search trong tuyển dụng như thế nào cho hiệu quả. Cũng có một vài kiểu cú pháp Boolean biến thể và một số quy tắc khác để sử dụng Boolean Search trên các công cụ tìm kiếm khác ngoài LinkedIn. Những công thức này sẽ được giới thiệu trong các bài tiếp theo của chuyên trang tuyển dụng, tư vấn việc làm JOBOKO.com.
Hay các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Behavioral Interview là gì? nhà tuyển dụng dùng để đánh giá ứng viên như thế nào? cùng tìm hiểu chi tiết để dễ dàng ứng dụng cho nhu cầu công việc của mình diễn ra dễ dàng và hiệu quả nhất.
MỤC LỤC:
I. Boolean Search là gì?
II. Cú pháp Boolean Search được sử dụng phổ biến