Trước mỗi buổi phỏng vấn, áp lực và lo lắng là điều không thể tránh khỏi đối với ứng viên. Hiểu được những cảm xúc đó, JobOKO đã tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho mọi ngành nghề, cùng gợi ý cách trả lời hay nhất. Bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn khi chưa có nhiều kinh nghiệm
Hiện nay, nhà tuyển dụng thường có xu hướng đặt ra các câu hỏi phỏng vấn có tính tương tác cao và tập trung vào năng lực và kỹ năng của ứng viên. Thay vì chỉ hỏi về kinh nghiệm làm việc và học vấn, NTD sẽ quan tâm nhiều đến cách ứng viên xử lý các tình huống khó khăn, làm việc nhóm, giải quyết xung đột, khả năng giao tiếp và lãnh đạo.
Trước buổi phỏng vấn, ứng viên cần tìm hiểu và phân loại các câu hỏi, mục đích để:
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến thường gặp, hãy cùng JobOKO tìm hiểu để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn nhé.
Đối với dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên giải thích về các khái niệm, kể tên các công cụ hoặc quy trình liên quan đến ngành nghề và vị trí ứng tuyển. Mục đích là để kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên.
Ví dụ: Khi ứng tuyển vị trí nhân viên SEO, nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi như sau:
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp về kinh nghiệm làm việc giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng áp dụng kinh nghiệm và kỹ năng đã học được của ứng viên từ các công việc trước đó. Với dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ:
Ví dụ: Trong lĩnh vực Marketing, nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing Online như sau:
"Bạn đã từng gặp phải những thách thức gì khi triển khai một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội? Hãy chia sẻ cách bạn đã giải quyết nó."
Thông qua các câu hỏi về kỹ năng, nhà tuyển dụng mong muốn hiểu rõ hơn về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và tính cách của ứng viên, từ đó có thể đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển.
Các câu hỏi về kỹ năng thường liên quan đến việc đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng quản lý thời gian, khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới và sự cam kết với công việc.
Ví dụ trong ngành Kế toán, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng đặt câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp như sau:
"Khi phải kiểm kê hàng tồn trong dịp cuối năm, bạn sẽ sắp xếp thời gian như thế nào?"
Câu hỏi tình huống có thể được nhận biết bằng cấu trúc "Nếu bạn gặp phải..., bạn sẽ làm thế nào...". Thông qua dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng của ứng viên trong việc xử lý các tình huống thực tế, khả năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và khả năng ứng phó với những thách thức hoặc tình huống phức tạp trong môi trường làm việc cụ thể.
Câu hỏi tình huống thường xuất hiện trong các ngành nghề y tế, quản lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự và giáo dục. Ví dụ câu hỏi phỏng vấn Sales Executive dành cho chuyên viên kinh doanh có thể là:
"Bạn sẽ làm thế nào khi gặp phải một khách hàng khó tính hoặc không hài lòng với sản phẩm dịch vụ của công ty?"
Đây là nhóm câu hỏi thường xuất hiện trong mọi ngành nghề. Thông qua câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng muốn biết liệu ứng viên đã có hướng đi cụ thể và mục tiêu rõ ràng trong sự nghiệp hay chưa, liệu vị trí mà họ đang ứng tuyển có phù hợp với mục tiêu đó không.
Ví dụ: "Bạn hãy cho chúng tôi biết về mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới?"
Bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên từ nhà tuyển dụng
Ví dụ: "Tại một dự án SEO quan trọng trong quý II năm 2023, trang web của công ty bị mất thứ hạng do một số backlink xấu và content SEO chưa đảm bảo chất lượng. Tôi đã rà soát các backlink và kiểm duyệt lại toàn bộ nội dung, loại bỏ các backlink không chất lượng và tối ưu nội dung theo từ khóa chính. Bên cạnh đó, tôi cũng lập kế hoạch triển khai nội dung mới để tái thiết lập và cải thiện thứ hạng của trang web. Kết quả, trang web đã quay trở lại vị trí cao trên Google và đạt hiệu suất tốt hơn."
Gợi ý trả lời: Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc này, hãy mô tả cách bạn tổ chức và quản lý thời gian, sự linh hoạt trong việc thay đổi mức độ ưu tiên các đầu việc khi cần thiết và cách bạn xử lý trước áp lực công việc.
Ví dụ: "Là nhân viên Telesales, tôi thường chịu áp lực lớn về thời gian để đạt KPI hàng ngày. Với nhiệm vụ thực hiện 50 cuộc gọi/ngày, tôi sẽ ưu tiên các cuộc gọi hoặc danh sách khách hàng có tiềm năng cao nhất trước. Điều này giúp tôi duy trì động lực và tinh thần làm việc nhiệt huyết trong môi trường áp lực."
Gợi ý trả lời: Câu hỏi này nhằm mục đích để ứng viên tự đánh giá và đề cập đến các điểm mạnh của bản thân. Bạn có thể nói về những kỹ năng, phẩm chất hoặc thành tựu mà bạn tự hào nhất. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc nhóm hiệu quả, luôn kiên nhẫn và kiên trì nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Gợi ý trả lời: Với câu hỏi về điểm yếu, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng tự nhận thức và khả năng phát triển của ứng viên. Bạn hãy đề cập đến điểm yếu một cách trung thực sau đó mô tả các biện pháp khắc phục điểm yếu đó. Chẳng hạn, nếu nhận thấy rằng điểm yếu của mình là khả năng quản lý thời gian chưa tốt, bạn có thể nói về việc học cách sắp xếp & làm các công việc quan trọng trước, sử dụng các công cụ quản lý thời gian hoặc tham gia các khóa đào tạo về quản lý thời gian. Đừng quên nói về kết quả bạn đã đạt được từ việc cải thiện điểm yếu của mình.
Gợi ý trả lời: Câu hỏi phỏng vấn xin việc dạng này thường được NTD sử dụng để đánh giá khả năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột của ứng viên. Bạn có thể đề xuất các phương pháp như lắng nghe ý kiến của mọi người, tạo cơ hội để các thành viên thảo luận và trao đổi ý kiến, tìm điểm chung trong các ý kiến trái ngược.
Gợi ý trả lời: Để giải quyết vấn đề trong dự án quan trọng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự chủ động của bạn trong công việc. Đầu tiên, cần liên hệ các thành viên trong nhóm và trình bày vấn đề một cách thẳng thắn. Sau đó đề xuất hướng làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho dự án.
Gợi ý cách trả lời: Thể hiện khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp, hãy tô tả cách bạn sử dụng kỹ năng phản biện và suy luận để tìm ra các phương án thay thế, hoặc thảo luận trực tiếp với đồng nghiệp và cấp trên để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
Ví dụ: "Khi gặp một vấn đề không thể tự giải quyết, tôi sẽ không ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp hoặc quản lý. Tôi sẵn lòng học hỏi từ những người có kinh nghiệm và sử dụng sự hỗ trợ đó để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất."
Gợi ý cách trả lời: Trước tiên hãy thể hiện khả năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời mô tả cách bạn thực hiện để thống nhất ý kiến chung.
Gợi ý cách trả lời: Nêu rõ cách bạn quản lý thời gian, các biện pháp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo dự án có thể hoàn thành đúng hạn.
Ví dụ: "Trong trường hợp dự án đang trễ tiến độ, tôi sẽ hành động ngay lập tức để cải thiện tình hình. Đầu tiên, tôi sẽ xác định nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và ưu tiên các đầu việc quan trọng. Ngoài ra, tôi sẽ thảo luận với quản lý hoặc các bộ phận liên quan để đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời."
Gợi ý cách trả lời: Đề cập đến mục tiêu dài hạn của bạn và nhấn mạnh lý do tại sao vị trí này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: "Mục tiêu của tôi là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing. Tôi mong muốn có cơ hội tham gia nhiều dự án sáng tạo, trở thành Marketing Leader trong 4 năm tới."
Gợi ý cách trả lời: Mô tả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn trong vị trí này. Nêu rõ ý định phát triển kỹ năng, kiến thức và vai trò trong công ty để đóng góp và thăng tiến.
Ví dụ: "Sau 5 năm, tôi hy vọng mình sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả cho các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp."
Gợi ý cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vị trí ứng tuyển phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và giá trị cá nhân của bạn.
Ví dụ: "Tôi mong muốn được đảm nhận trách nhiệm thiết kế poster, banner cho các chiến dịch truyền thông trực tuyến của công ty. Tôi tin rằng những nhiệm vụ này sẽ giúp tôi phát triển kỹ năng thiết kế đồ họa của mình."
Gợi ý cách trả lời: Mô tả về các bước cụ thể mà bạn đã thực hiện hoặc đang thực hiện để đạt mục tiêu nghề nghiệp, từ việc thiết lập mục tiêu, phát triển kế hoạch hành động và thực hiện các bước để đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: "Để đạt được mục tiêu trở thành Marketing Leader, tôi đã tham gia 3 khóa học liên quan tới Digital Marketing và khóa học nghệ thuật lãnh đạo. Trong năm 2024, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và tham gia nhiều khóa học hữu ích khác để bổ trợ cho sự nghiệp của mình."
Gợi ý cách trả lời: Nhấn mạnh vào việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, cũng như cách bạn sử dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết xung đột.
Ví dụ: "Khi phải giao tiếp với một đồng nghiệp khó tính, tôi sẽ lắng nghe ý kiến của họ một cách cởi mở, kiên nhẫn và tôn trọng. Đồng thời, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu về quan điểm và phong cách làm việc của họ, từ đó xây dựng một mối quan hệ làm việc đồng thuận và hiệu quả."
Gợi ý cách trả lời: Mô tả một tình huống khi bạn phải thuyết phục người khác về ý kiến hoặc quan điểm của mình. Nêu rõ chiến lược bạn đã sử dụng và kết quả bạn đạt được.
Ví dụ: "Khi tôi đề xuất một chiến lược tiếp thị mới cho sản phẩm trong cửa hàng. Ban quản lý ban đầu không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tôi về cách tiếp cận thị trường. Để thuyết phục họ, tôi đã thu thập dữ liệu thị trường và đưa ra các số liệu và thông tin chi tiết về tiềm năng của chiến lược đề xuất. Tôi cũng giải thích rõ ràng về lợi ích và kết quả dự kiến mà chiến lược này có thể mang lại. Cuối cùng, bằng cách trình bày logic, dẫn chứng rõ ràng, tôi đã thành công thuyết phục ban quản lý và được chấp nhận thực hiện chiến lược mới."
Gợi ý cách trả lời: Mô tả vấn đề một cách chính xác và mạch lạc. Chú trọng vào việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và thông tin đầy đủ để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.
Ví dụ: "Trong một dự án quan trọng năm 2023, tôi đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật trên ứng dụng phần mềm mà bản thân đảm nhận. Thay vì tự ý giải quyết, tôi lập tức thông báo vấn đề này cho cấp trên, gồm báo cáo chi tiết về lỗ hổng và các biện pháp khắc phục."
Gợi ý cách trả lời: Ứng phó với sự không hài lòng của đối tác hoặc khách hàng là một thách thức lớn, bạn có thể trả lời phỏng vấn xin việc như sau: "Nếu vấn đề là do không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, tôi sẽ tìm hiểu cụ thể về những yêu cầu và mong muốn của họ và đề xuất các biện pháp cải thiện hoặc điều chỉnh để đảm bảo sự hài lòng của họ trong tương lai. Đồng thời, tôi cũng sẽ đề xuất các chương trình giảm giá, cung cấp chính sách bồi thường để giữ chân khách hàng và duy trì mối quan hệ kinh doanh tích cực."
Trong quá trình tìm kiếm việc làm, phỏng vấn đóng vai trò quyết định việc ứng viên có được công việc mong muốn hay không. Và để thành công trong buổi phỏng vấn, việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho các câu hỏi phỏng vấn là bước không thể bỏ qua. Các câu hỏi này không chỉ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên, mà còn là cơ hội để ứng viên thể hiện năng lực, kinh nghiệm của mình.
Hy vọng rằng với danh sách những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi xin việc mà JobOKO chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó với mọi tình huống, trả lời phỏng vấn một cách tự tin và linh hoạt.
MỤC LỤC:
I. Nhà tuyển dụng có xu hướng đặt câu hỏi phỏng vấn như thế nào?
II. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn cho mọi ngành nghề
1. Cách trả lời câu hỏi về kinh nghiệm làm việc
2. Cách ứng phó với câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu
3. Mẹo trả lời câu hỏi về khả năng làm việc nhóm
4. Tips vượt qua câu hỏi về khả năng giải quyết vấn đề
5. Cách trả lời câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp
6. Cách ghi điểm với câu hỏi về kỹ năng giao tiếp