Điều gì khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi trong công việc?
Bất kỳ công việc nào cũng tồn tại các yếu tố gây stress, căng thẳng, mệt mỏi. Đơn giản là bạn có áp lực phải hoàn thành công việc trong thời gian gấp hoặc đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức. Các nguyên nhân này có thể kết thúc ngay khi bạn hoàn thành công việc, tuy nhiên, có những stress trở thành mãn tính, khiến bạn luôn bị quá sức. Điều đó sẽ gây hại cho cả sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn.
Thật không may, stress, căng thẳng và mệt mỏi dài hạn như vậy lại rất phổ biến. Kết quả một cuộc khảo sát hàng năm về căng thẳng tại Mỹ đã liên tục phát hiện ra rằng công việc là một nguồn gây căng thẳng đáng kể của đa số người Mỹ. Bạn không thể luôn luôn tránh những stress xảy ra trong công việc nhưng bạn có thể thực hiện các bước để quản lý căng thẳng liên quan đến công việc.
Có một vài yếu tố chính dẫn đến căng thẳng trong công việc, phổ biến nhất là:
Stress, căng thẳng và mệt mỏi liên quan đến công việc không chỉ biến mất khi bạn về nhà sau giờ công việc. Khi căng thẳng kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn.
Một môi trường làm việc căng thẳng có thể góp phần gây ra các vấn đề như đau đầu, đau dạ dày, rối loạn giấc ngủ, nóng tính và khó tập trung. Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến lo lắng, mất ngủ, huyết áp cao và hệ thống miễn dịch suy yếu. Nó cũng có thể góp phần gây ra bệnh trầm cảm, béo phì và bệnh tim.
Tệ hơn thế, những người gặp căng thẳng quá mức thường đối phó với nó theo những cách không lành mạnh như ăn quá nhiều, ăn thực phẩm không lành mạnh, hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia. Vậy có những phương pháp nào để đối phó với nỗi ám ảnh mang tên Stress nơi công sở này?
Ảnh hưởng của việc bị stress trong công việc
Bạn có thể tự mình theo dõi để xác định xem đâu là tình huống, nguyên nhân tạo ra stress, căng thẳng nhất cho bạn và cách bạn đang phản ứng với chúng. Ghi lại suy nghĩ, cảm xúc và thông tin của bạn về môi trường làm việc, bao gồm những người xung quanh, tác động của họ. Bạn có lên tiếng trước những gì không hài lòng? Bạn có thử đi dạo hay chia sẻ với người khác,...
Thay vì cố gắng chống lại stress, căng thẳng và mệt mỏi bằng thức ăn nhanh hoặc rượu, hãy cố gắng hết sức để đưa ra lựa chọn lành mạnh khi bạn cảm thấy căng thẳng tăng lên, tập thể dục là một cách hỗ trợ giải quyết tuyệt vời. Yoga có thể là một lựa chọn tốt, hoặc bất kỳ hình thức hoạt động thể chất nào cũng có lợi.
Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian cho sở thích của bản thân. Cho dù đó là đọc một cuốn tiểu thuyết, đi đến buổi hòa nhạc hoặc chơi trò chơi với gia đình, hãy đảm bảo dành thời gian cho những điều mang lại niềm vui. Ngủ đủ cũng rất quan trọng để kiểm soát stress hiệu quả. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh bằng cách hạn chế lượng caffeine của bạn vào cuối ngày và giảm thiểu các hoạt động kích thích, chẳng hạn như sử dụng máy tính và xem phim truyền hình vào ban đêm.
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, mọi người thường bị áp lực phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho công việc và các nhiệm vụ khẩn cấp suốt cả ngày. Để giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, bạn phải thiết lập và duy trì ranh giới giữa công việc và cuộc sống cho chính mình.
Điều đó có thể có nghĩa là thực thi một số quy tắc như không kiểm tra email công ty sau giờ làm hoặc không trả lời điện thoại khách hàng trong bữa tối. Việc tạo ra một số ranh giới rõ ràng giữa các lĩnh vực này có thể làm giảm khả năng xung đột cuộc sống công việc và căng thẳng đi kèm với nó.
Để tránh những tác động tiêu cực của stress, căng thẳng mãn tính và kiệt sức, chúng ta cần có thời gian để bổ sung và trở lại mức độ hoạt động trước căng thẳng. Quá trình khôi phục này yêu cầu chuyển đổi khỏi chế độ làm việc của bạn bằng cách có những khoảng thời gian bạn cho phép mình nghỉ ngơi và làm mới bản thân.
Các kỹ thuật như thiền, tập thở sâu và chánh niệm (một trạng thái mà bạn chủ động quan sát những trải nghiệm và suy nghĩ hiện tại mà không phán xét chúng) có thể giúp làm giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi. Bạn có thể bắt đầu bằng cách dành vài phút mỗi ngày để tập trung vào một hoạt động đơn giản như tập thở, đi bộ hoặc thưởng thức bữa ăn. Kỹ năng có thể tập trung có chủ đích vào một hoạt động mà không bị phân tâm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi thực hành nhiều.
Các phương pháp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Sức khỏe của nhân viên có liên quan đến năng suất trong công việc, vì vậy sếp của bạn trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giúp nhân viên hạn chế stress, căng thẳng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách có một cuộc trò chuyện cởi mở với người giám sát của bạn. Mục đích của việc này không phải là đưa ra một danh sách các khiếu nại, mà là để đưa ra một kế hoạch hiệu quả để quản lý các yếu tố gây căng thẳng, cho phép bạn thực hiện công việc một cách tốt nhất.
Chấp nhận sự giúp đỡ từ những người bạn, người thân đáng tin cậy có thể cải thiện khả năng quản lý stress, căng thẳng và mệt mỏi vì công việc. Nếu bạn tiếp tục cảm thấy quá tải vì căng thẳng trong công việc, bạn có thể muốn nói chuyện với một nhà tâm lý học, người có thể giúp bạn quản lý tốt hơn căng thẳng và thay đổi hành vi không lành mạnh.
Với những biện pháp Joboko giới thiệu trên đây, hy vọng bạn đọc đã biết mình cần làm gì để giảm căng thẳng một cách tốt nhất. Qua bài viết này, không chỉ bạn tự mình vượt qua được những mệt mỏi vì công việc mà còn giúp bạn nhận thức được tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nếu muốn mình luôn vui vẻ, hạnh phúc.
MỤC LỤC:
I. Nguyên nhân chính gây stress, căng thẳng, mệt mỏi
II. Ảnh hưởng tiêu cực của stress, căng thẳng và mệt mỏi trong công việc
III. Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc
Đọc thêm: Cách đối phó với nỗi ám ảnh mang tên Stress nơi công sở