Cần lưu ý gì khi viết CV xin việc chuyên viên marketing?
Khi xét duyệt CV xin việc chuyên viên marketing, nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều nhất đến những dẫn chứng cho thấy năng lực thực sự của ứng viên. Hãy xem bạn đã làm được những gì ở công việc trước đây và cụ thể hóa nó với những con số. Ví dụ như:
Cũng như cách mà các con số giúp bạn cải thiện tỷ lệ nhấp chuột cho quảng cáo, những thống kê mà bạn đưa ra thường nổi bật hơn tất cả những thông tin khác có trong CV. Nó sẽ ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng và giúp khẳng định rằng bạn là người luôn hướng đến những kết quả cụ thể trong công việc.
Khi nhà tuyển dụng đã phải xem quá nhiều CV nhàm chán với hình thức tương tự như nhau thì chỉ cần một chút sự khác biệt về màu sắc và bố cục cũng sẽ khiến họ dành thiều thời gian cho CV của bạn hơn. Đặc biệt là khi những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn không đáp ứng 100% những gì mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì bạn có thể thêm một vài chi tiết sáng tạo vào CV để thu hút sự chú ý của họ.
JOBOKO.com cung cấp mẫu CV đa dạng, bạn có thể tham khảo để sử dụng dễ dàng
Mỗi CV đều phải có phần kỹ năng làm việc; tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng có thể sử dụng hiệu quả phần thông tin này. Liệt kê kỹ năng sử dụng Microsoft Office thành thạo vào CV xin việc marketing là điều hoàn toàn vô nghĩa bởi đây là yêu cầu cơ bản không chỉ đối với marketing mà còn hầu hết các ngành nghề khác.
Quan trọng hơn hết là bạn cần đảm bảo những kỹ năng được liệt kê phải phù hợp với công việc marketing mà mình đang ứng tuyển. Sẽ thật tồi tệ nếu như trong suốt CV xin việc mà tên chức danh bạn ứng tuyển không được xuất hiện lấy một lần. Nó khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ đang spam CV mà không hề đọc mô tả công việc.
Ngoài ra, có rất nhiều công ty sử dụng phần mềm quét CV. Điều đó có nghĩa là nếu không có một số từ khóa nhất định, CV của bạn sẽ không bao giờ vượt qua được vòng xét duyệt đầu tiên này. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng như:
Bạn cũng có thể đề cập đến các chứng chỉ hoặc giải thưởng về marketing mà bạn đã đạt được trong phần này nếu như đó là các thông tin cụ thể. Bạn nên tránh những kỹ năng như giao tiếp tốt hay khả năng đa nhiệm. Đây không phải là những thông tin mà nhà tuyển dụng cần.
Bạn có thể đưa ra bất cứ thông tin gì trong CV. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng khi có những dẫn chứng cụ thể cho các thông tin đó. Bạn có thể thêm liên kết đến tài khoản LinkedIn, Facebook, Twitter, Instagram ... nếu có và nếu nó góp phần giúp bạn thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp. Hoặc khi ứng tuyển vào vị trí content marketing thì bạn có thể đưa dẫn chứng về một bài blog mà bạn đã viết, một website mà bạn đang quản lý,...
Trong phần này, bạn hãy liệt kê những chứng chỉ, bằng cấp mà bạn có, bạn đã học ở đâu và khi nào. Hãy tránh đưa ra những thông tin vô cùng nhàm chán như điểm trung bình, câu lạc bộ mà bạn đã tham gia, hoạt động ngoại khóa, .... Những thông tin này chỉ khiến bạn trở thành một kẻ nghiệp dư và gần như chẳng có chút kinh nghiệm làm việc nào cả.
Có tới 95% nhà tuyển dụng nói rằng họ thậm chí chẳng quan tâm tới trình độ học vấn của ứng viên, bởi đạt điểm A ở trường không có nghĩa là bạn biết và có thể làm được tất cả những gì mà họ cần. Vì vậy, đừng lãng phí thời gian và cả không gian trên CV, hãy để không gian đó cho những thông tin khác quan trọng hơn.
Khi viết CV xin việc chuyên viên marketing, bạn nên tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp một cách ngắn gọn và đưa vào phần đầu của CV, ngay phía sau mục thông tin liên lạc. Phần mục tiêu này cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai và bạn mong muốn điều gì ở công việc này. Ví dụ: "Một chuyên viên marketing năng động với 6 năm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng phân tích tốt và đặc biệt yêu thích tham gia vào các chiến lược marketing toàn diện. Mong muốn được chinh phục các thử thách trong marketing, đặc biệt là SEO và content marketing."
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng vô cùng quan trọng
Trừ khi bạn ứng tuyển vào một vị trí lãnh đạo cấp cao đòi hỏi tới hơn 10 năm kinh nghiệm còn không thì hãy cố gắng lựa chọn thông tin hữu ích để trình bày CV trên một trang giấy duy nhất. Bạn có thể:
Bên cạnh những thông tin như trên thì bạn cũng có thể thêm vào 2 - 3 sở thích cá nhân. Nó cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Và sẽ thật tuyệt vời nếu như những sở thích này giúp bạn rèn luyện những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc.
Hy vọng những thông tin JobOKO.com chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về cách viết CV xin việc chuyên viên marketing. Hãy nhớ, 3 nguyên tắc cơ bản khi viết CV ngành marketing là ngắn gọn, sáng tạo và phải đưa ra các con số cụ thể. Đừng để mình đánh mất cơ hội chỉ vì những lỗi sai không đáng có trong CV xin việc bạn nhé.
MỤC LỤC:
1. Sử dụng các con số và thống kê
2. Sử dụng mẫu CV sáng tạo
3. Trau chuốt phần kỹ năng
4. Đưa dẫn chứng cụ thể
5. Đơn giản hóa phần trình độ học vấn
6. Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp
7. Trình bày CV trên một trang giấy
Đọc thêm: 10 từ cần có trong CV của bạn để "hạ gục" nhà tuyển dụng
Đọc thêm: 10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn