Là tài liệu phục vụ cho quá trình xin việc, CV ngành luật cần phải đáp ứng được mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về bản thân ứng viên, đồng thời đủ ấn tượng và khả năng cạnh tranh để bạn nổi bật hơn các "đối thủ" của mình. Những từ khóa liên quan tới công việc, sự khẳng định với các tố chất, kỹ năng, cam đoan tuân thủ các nguyên tắc..., để viết vào CV theo cách tốt nhất, bạn hãy tham khảo bài viết sau của JobOKO nhé.
Mẹo viết CV xin việc ngành Luật chuyên nghiệp
Xác định đúng thông tin trọng tâm, CV ứng tuyển của bạn sẽ nổi bật hơn và ghi điểm với nhà tuyển dụng thay vì lan man, không thống nhất. Với ngành luật, tư duy logic, tư duy phản biện, sự rõ ràng và sự trung thực luôn được coi trọng, ngoài ra, còn điều gì mà bạn cho là nhà tuyển dụng sẽ coi trọng?
Kinh nghiệm, lĩnh vực pháp lý bạn quen thuộc và thường xuyên xử lý là những gì nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất. Do đó, trong CV xin việc ngành luật, bạn đừng quên đề cập tới trong CV. Chẳng hạn, bạn hãy ghi rõ nếu mình quen thuộc với các vấn đề luật kinh tế hay luật dân sự, xử lý sai phạm hợp đồng hay kiện tụng tranh chấp trong kinh doanh nói chung... đều nên viết rõ trong CV. Ngoài ra, các kỹ năng như phản biện, phân tích, thuyết trình... cũng nên được đề cập tới trong CV.
Đối với CV xin việc ngành luật, dù cho bạn viết CV xin việc tiếng Anh hay tiếng Việt thì trước đó, bước chọn mẫu CV đều quan trọng như nhau. Trên JOBOKO.com có sẵn hàng chục mẫu CV online khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Việt và bạn chỉ cần chọn mẫu bạn thích nhất, cảm thấy phù hợp nhất với các vai trò công việc bạn ứng tuyển, miễn là đảm bảo các tiêu chí: Rõ ràng, đơn giản, chuyên nghiệp, nghiêm túc, tránh màu sắc rực rỡ hoặc quá "hường phấn". Với những vai trò cho người có nhiều kinh nghiệm thì sử dụng màu nền là màu đen cũng rất hợp lý.
Với những người làm trong ngành luật, lý lịch trong sạch là rất quan trọng, ngay cả khi bạn làm tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, phần thông tin cá nhân trong CV xin việc ngành luật cũng là một phần quan trọng. Dĩ nhiên, bạn sẽ không thể chứng minh điều gì nhiều qua nội dung này nhưng ít nhất, bạn cần viết chính xác họ tên, nơi ở, ngày tháng năm sinh và số điện thoại, địa chỉ email. Nếu cần xác thực thêm thông tin gì, nhà tuyển dụng sẽ chủ động liên hệ, tìm hiểu. Bạn hãy nhớ rằng, trong lĩnh vực luật pháp, tính chính xác và trung thực luôn được đề cao nên nhất định bạn không được phép phạm sai lầm dù là nhỏ nhất.
Viết thông tin cá nhân trong CV xin việc ngành Luật chuyên nghiệp như thế nào?
Ngành luật rất rộng với nhiều vị trí việc làm khác nhau, không chỉ có luật sư, thẩm phán hay chuyên viên tư vấn pháp lý mà còn vô số vai trò khác. Làm việc ở các vị trí khác nhau, bạn cần trình độ, kinh nghiệm khác nhau và chắc chắn rằng việc đặt mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, có điểm chung là khi viết CV xin việc ngành luật, bạn nên cho thấy tham vọng, định hướng rõ ràng: Bạn mong muốn những gì, khẳng định có làm được hay không và trong thời gian bao lâu? Nếu như chính bản thân bạn cũng mơ hồ thì rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng vào năng lực và sự đáng tin cậy của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ rằng các mục tiêu bạn chia sẻ đều cho thấy mong muốn phát triển bản thân cũng như đóng góp cho công ty, văn phòng luật...
Gợi ý (vị trí Chuyên viên pháp lý):
Bất kể nghề nghiệp nào trong ngành luật đều yêu cầu bằng cấp chuyên môn, từ đại học trở lên. Vì thế mà học vấn là một trong những phần quan trọng nhất trong CV xin việc ngành luật mà ứng viên cần chú ý trình bày đơn giản nhưng chính xác (chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ). Nếu bạn vừa có bằng cử nhân vừa có bằng thạc sĩ thì hãy ghi đầy đủ, đừng bỏ qua bằng cử nhân nhé.
Ngoài ra, cũng bởi vì nhà tuyển dụng sẽ coi trọng trình độ chuyên môn nên bạn cần ghi rõ chuyên ngành, xếp loại và cả GPA (điểm trung bình học tập) nếu tốt nghiệp trong vòng 5 năm và có GPA ấn tượng.
Gợi ý: Đại học Luật Hà Nội (2015 - 2019)
Kinh nghiệm chắc chắn là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng coi trọng nhất khi tuyển nhân sự ngành luật. Những ứng viên có kinh nghiệm được đánh giá là có thể xử lý tình huống tốt hơn, áp dụng các kiến thức pháp lý vào thực tế, từng trường hợp khác nhau, quen thuộc với quy trình, cách làm việc với các bên liên quan... Nếu bạn có kinh nghiệm dù là các vị trí tập sự thì hãy ghi vào CV xin việc ngành luật, bao gồm cả mô tả nhiệm vụ và các thành tích bạn đạt được (nếu có), những gì bạn học được.
Trường hợp khác là các bạn đã có kinh nghiệm như làm thêm hoặc làm fulltime những công việc không liên quan. Vậy, lúc này bạn có nên ghi vào CV xin việc ngành luật hay không? Nếu như bạn có 1 - 3 kinh nghiệm chính thức thì hãy bỏ qua không cần đề cập tới kinh nghiệm không liên quan; còn nếu ngược lại, chỉ nên viết tầm 2 trải nghiệm làm thêm, trái nghề...
Gợi ý: Công ty TNHH GYX, Chuyên viên pháp lý (2/2019 - 5/2021)
Hướng dẫn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc chuẩn
Khi chưa có kinh nghiệm, ít nhiều bạn cũng sẽ mất đi ưu thế để ứng tuyển thành công các vị trí trong ngành luật. Đương nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là bạn không có cơ hội nào. Trong ngành này, nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ yêu cầu với kinh nghiệm (1 - 3 năm trở lên chẳng hạn) và sẽ có những vai trò chấp nhận fresher.
Viết CV xin việc ngành luật cho người chưa có kinh nghiệm sẽ "gian nan" hơn một chút, chủ yếu là vì bạn phải cân nhắc nhiều hơn để phần quan trọng nhất trong CV không bị trống. Bạn có thể viết về trải nghiệm thực tập của mình (bắt buộc trong tất cả các trường) và nếu vì lý do chủ quan mà bạn thậm chí chưa từng đi thực tập, hãy giải thích rõ với nhà tuyển dụng rằng bạn đã sử dụng thời gian đó như thế nào, học những gì...
Gợi ý: Văn phòng Tư vấn Luật HKJ, Thực tập sinh trợ lý luật sư (6/2020 - 12/2020)
Xét duyệt CV xin việc ngành luật, nhà tuyển dụng sẽ coi trọng nhất các phần học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng. Tuy nhiên, các kỹ năng ở đây chắc chắn là kỹ năng chuyên môn, do đó, ứng viên nên tránh liệt kê một loạt kỹ năng mềm vì như vậy thì cả phần này gần như không có mấy tác dụng. Trước khi liệt kê các kỹ năng bạn xuất sắc nhất, bạn cho rằng chúng sẽ giúp mình nổi bật nhất, bạn nên xem xét xem đó có thực sự là những gì mà nhà tuyển dụng kỳ vọng ở một ứng viên ngành luật hay không.
Nhìn chung, bạn nên viết từ 4 - 6 kỹ năng chuyên môn, tránh viết chung chung như kỹ năng giao tiếp mà hãy cụ thể, đảm bảo rằng chúng cần thiết, giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ hiệu quả.
Gợi ý:
Các chứng chỉ cần có hoặc có tác động tích cực với công việc trong ngành luật là: Chứng chỉ hành nghề luật sư, chứng chỉ ngoại ngữ, Tin học, hành chính văn phòng, chứng chỉ tham gia các khóa học lãnh đạo, thuyết trình,... Nếu bạn có một vài chứng chỉ trong số này, hãy viết vào CV xin việc ngành luật. Đổi lại, tình huống bạn chưa có bất kỳ chứng chỉ nào thì bạn có thể ẩn cả nội dung khỏi CV. Tuy nhiên, lời khuyên của JobOKO là bạn nên tìm hiểu các khóa học, các yêu cầu để được cấp chứng chỉ. Tất cả đều sẽ hữu ích trong việc phát triển bản thân cũng như thúc đẩy sự nghiệp của bạn sau này.
Một phần khác trong CV xin việc ngành luật là tham chiếu (hay tham chiếu thông tin). Không có gì đặc biệt ở phần này ngoài việc bạn đề cập đến thông tin liên hệ của những người có thể chứng minh, xác thực nội dung bạn chia sẻ trong CV. Dù thế, có lưu ý nhỏ là người bạn chọn làm người tham khảo nên là giảng viên trong trường của bạn hoặc người thầy hướng dẫn bạn ở văn phòng luật, công ty... - những người có chức danh, uy tín trong ngành luật - thay vì bạn viết tên của CEO, một quản lý không có bằng cấp ngành luật.
Nếu như bạn nghĩ rằng ngành luật có hơi cứng nhắc, cần sự chính xác và tính đảm bảo, những cam kết, quy định về luật pháp và cả đạo đức nên nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm đến các sở thích đề cập trong CV của ứng viên thì có lẽ bạn đã nhầm. Thực tế, phần sở thích cho thấy rất nhiều về tính cách, phẩm chất của ứng viên.
Đây là phần mà bạn có thể viết rất ngắn và theo ý bạn - không có quy định nào cho sở thích của một người để "thể hiện" rằng người đó phù hợp với một nghề nghiệp nào cả. Tuy nhiên, bạn có thể chọn trong số các sở thích của mình ra 2, 3 sở thích cho thấy sự trung thực, khả năng tập trung, tỉ mỉ... chẳng hạn là tốt nhất.
Gợi ý:
So với phần sở thích thì hoạt động không phải phần quá quan trọng trong CV xin việc ngành luật nếu xét về khía cạnh cho thấy sự năng động, nhiệt huyết chẳng hạn. Dù vậy, ở một cách nhìn khác, việc bạn có tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, thiện nguyện hay không lại thể hiện khả năng lãnh đạo, tổ chức và cả tính cách yêu thích và mong muốn giúp đỡ người khác - các phẩm chất vô cùng quan trọng để làm việc trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, với phần giải thưởng trong CV xin việc ngành luật, ứng viên chắc chắn không thể "bịa" ra những khen thưởng, thành tích không có thật, vì vậy, bạn chỉ viết nếu đã giành được các giải thưởng, thường là từ khi đi học. Sẽ tốt nhất nếu đó là giải nghiên cứu khoa học, hùng biện, tranh luận - còn nếu là giải văn nghệ, thể thao thì có thể không cần đề cập tới.Nhà tuyển dụng tuyển nhân sự ngành luật dựa trên những yếu tố nào?
Trong các thông báo tuyển dụng, các bản mô tả công việc thì nhà tuyển dụng đều viết rõ các yêu cầu cơ bản với học lực, bằng cấp, số năm kinh nghiệm, có thể bao gồm độ tuổi và lĩnh vực pháp lý... Ngoài ra, tùy vào từng vị trí nhưng thường thì họ sẽ có các tiêu chuẩn, tiêu chí khác để tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhân sự ngành luật như:
Trên đây là những lưu ý và cách viết CV xin việc ngành luật được JobOKO đề cập đầy đủ, chi tiết nhất, hy vọng sẽ giúp bạn chinh phục ngay cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Ngoài ra, vì ngành luật coi trọng nhất sự trung thực và chính xác nên hãy đảm bảo bạn không nói dối trong CV hay trong cuộc phỏng vấn nhé. Thông thường CV xin việc ngành luật được các bạn ứng viên tạo online nhanh chóng, thuận tiện, tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo thêm CV xin việc viết tay nếu muốn tạo ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng nhé.
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc ngành luật
II. Mẫu CV xin việc ngành luật
III. Cách viết CV xin việc ngành luật
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự ngành luật
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc