Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm hỗ trợ, giải quyết thắc mắc, câu hỏi, tìm kiếm sản phẩm, hoàn thiện đơn mua và nhiều nhiệm vụ khác. Các lĩnh vực tuyển chăm sóc khách hàng rất đa dạng, dễ dàng phù hợp với chuyên môn và kiến thức nhiều người, từ bán lẻ, công nghệ, đến tài chính,... Nhiều cơ hội việc làm sẽ tạo ra nhiều cạnh tranh, do đó, muốn xin việc chăm sóc khách hàng, bạn sẽ cần chú ý chuẩn bị rất nhiều, bắt đầu tư CV xin việc.
Cách viết CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng là những người kiên nhẫn, hòa nhã, luôn nhẹ nhàng và bình tĩnh với khách hàng. Do đó, khi viết CV xin việc, bạn nên chọn định dạng CV phù hợp, thể hiện một phần tính cách của bạn. Hãy chọn mẫu CV được thiết kế thanh lịch, tinh tế, định dạng đẹp và bố cục vẫn đảm bảo đầy đủ các phần, sắp xếp hợp lý.
Như đã đề cập ở trên, chăm sóc khách hàng có cơ cấu ngành mở, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Để chọn được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng cần biết bạn đang có kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực nào, có phù hợp với công ty hay không, tiếp đến mới xem xét tới kinh nghiệm, kỹ năng ứng viên sở hữu. Vì vậy, hãy lưu ý đặc điểm này nếu có bởi nó có thể tạo cảm giác bạn là một ứng viên tiềm năng và thôi thúc nhà tuyển dụng tiếp tục cân nhắc CV của bạn.
Ngoài làm rõ những điều này, ứng viên cần điểm qua vài điểm sáng kinh nghiệm và kỹ năng, bày tỏ quan điểm và mục tiêu công việc, cho thấy thái độ nghiêm túc, cầu tiến, mong muốn đóng góp cho công ty và khách hàng.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp lớn có hệ thống xét duyệt ứng viên tự động (ATS), được sử dụng để sàng lọc CV họ nhận được. Do đó, nếu CV không có từ khóa, thường thì bạn sẽ bị hệ thống đánh giá với mức điểm thấp. Thậm chí, dù nhà tuyển dụng chọn CV thủ công, họ lướt rất nhanh và chẳng thấy thông tin, từ khóa nào liên quan đến vị trí ứng tuyển bạn cũng sẽ bị loại gần như là ngay lập tức.
Do đó, để CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng có thể "chót lọt" thì lời khuyên cho bạn là nên sử dụng và thêm các từ khóa quan trọng như: Nhân viên chăm sóc khách hàng, customer service, hỗ trợ khách hàng, khách hàng, CRM, dịch vụ khách hàng, cơ sở dữ liệu, telesales, tư vấn... trong bản CV của mình.
Ứng tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng hiệu quả với cách viết Cv đơn giản
Có một thực tế là nhà tuyển dụng chỉ dùng trung bình 6 giây ngắn ngủi để lướt qua bản CV xem đâu đó có gì đáng lưu ý và xem xét kỹ hơn hay không. Để tiết kiệm thời gian đọc và cũng phục vụ mục đích theo dõi dễ dàng hơn, ứng viên cần chủ động trình bày nội dung CV dưới dạng các gạch đầu dòng.
Đặc biệt ở phần mô tả kinh nghiệm, ứng viên nên dùng gạch đầu dòng để liệt kê hoạt động công việc chi tiết và thành tựu đạt được với con số cụ thể (số lượng khách hàng yêu cầu dịch vụ mỗi ngày, thời gian trả lời trung bình, mức độ hài lòng của khách hàng,...), chứ không phải chỉ đề cập mỗi tên chức vụ và cơ quan từng công tác.
Cho dù là ngành việc nào, người ứng tuyển cần ý thức được một số nguyên tắc viết CV xin việc sau:
MỤC LỤC:
I. Cách chọn định dạng CV nhân viên chăm sóc khách hàng
II. Cách viết nội dung CV
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng
Đọc thêm: 6 kỹ năng mềm mà một nhân viên chăm sóc khách hàng cần có