Cách viết CV xin việc Nhân viên PR

03/01/2021 10:30
Truyền thông, quảng cáo là một trong những lĩnh vực cạnh tranh và năng động nhất hiện nay, trong đó, trở thành nhân viên PR có thể là lựa chọn của nhiều bạn trẻ vì triển vọng rộng mở. Để bắt đầu sự nghiệp trong ngành này, chuẩn bị một bản CV xin việc nhân viên PR thật đẹp, chuẩn và ấn tượng là nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn.

PR (public relations - quan hệ công chúng) là lĩnh vực không còn xa lạ, thậm chí còn được coi là "đích đến" lý tưởng của rất nhiều ứng viên nhờ môi trường làm việc năng động và mức thu nhập cũng khá cao. Bạn có thể sẽ ngay lập tức vấp phải sự cạnh tranh gay gắt khi chỉ mới vừa chập chững bước vào nghề nếu như không biết cách chứng tỏ năng lực và làm cho bản thân trở nên nổi bật hơn ngay từ khi viết CV và chuẩn bị phỏng vấn. Với những cách viết CV xin việc nhân viên PR đầy đủ, chi tiết mà JobOKO giới thiệu, chắc chắn các bạn có thể tạo ra một "tác phẩm" cuối cùng thật hoàn hảo.

Viết CV xin việc nhân viên PR ấn tượng không quá khó

I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên PR

Một bản CV có nội dung chủ đạo, chứa đúng thông tin nhà tuyển dụng tìm kiếm thì dù có ngắn 1 trang cũng có thể có cơ hội trúng tuyển cao hơn CV dài dòng nhưng lan man, "cái cần có" lại không xuất hiện. Nhất là đối một nhân viên PR, viết hay, viết chuẩn và đúng trọng tâm chắc chắn là tiêu chuẩn tối thiểu mà bạn không thể không biết.
Thực tế, xác định yếu tố này cũng không quá khó, miễn là bạn thực sự hiểu công việc và thử đứng ở vị trí nhà tuyển dụng để suy nghĩ. Chắc chắn, thông tin không thể thiếu trong CV xin việc nhân viên PR sẽ là các bài viết PRdự án truyền thông bạn đã tham gia, đạt được kết quả xuất sắc, cho thấy phong cách của bạn và khả năng làm việc thực tế. Viết hoa mĩ đến đâu nhưng thiếu "bằng chứng" thì cũng sẽ rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng.

II. Mẫu CV xin việc Nhân viên PR

Với nhân viên PR, nhà tuyển dụng có yêu cầu rất cao về sự linh hoạt cả trong ngôn ngữ, cách diễn đạt cho tới việc sử dụng hình ảnh, âm thanh để truyền tải thông điệp một cách hợp lý, thuyết phục. Để giới thiệu bản thân là người sở hữu những phẩm chất đó, lựa chọn tốt nhất cho bạn là thể hiện ngay qua mẫu CV Chuyên viên Truyền thông bạn chọn (hoặc tự thiết kế). Sức sáng tạo, phong cách cá nhân của bạn nên được cho thấy qua bố cục khác biệt của CV, màu sắc, cách phối màu, phông chữ... Hãy chú ý sao cho CV xin việc nhân viên PR có nét độc đáo, phá cách nhưng đừng bị "làm quá".

III. Cách viết nội dung CV xin việc nhân viên PR

1. Thông tin cá nhân

Công việc chính của nhân viên PR là xử lý quan hệ công chúng sao cho tích cực, xây dựng hình ảnh thương hiệu sao cho tốt đẹp nhất trong mắt khách hàng tiềm năng và đối tác, đại chúng. Vậy thì chẳng có lý do nào chính bạn lại không biết tự "PR" cho bản thân mình trước nhà tuyển dụng. Trong phần thông tin cá nhân của CV xin việc nhân viên PR, ứng viên cần chú ý:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin, đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
  • Dẫn link Facebook, Instagram hoặc blog (nếu có) để thể hiện thế mạnh của bạn như chụp ảnh đẹp, viết nội dung ấn tượng, nhiều chia sẻ thiết thực, biết làm/chỉnh sửa video, ngôn ngữ sắc bén...
  • Hình ảnh đại diện trong CV đẹp, tươi sáng.
Cách sắp xếp bố cục trong CV xin việc nhân viên PR chuyên nghiệp

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp cả trong ngắn hạn và về lâu dài đều thể hiện được định hướng phát triển trên con đường sự nghiệp của bạn. Với nhà tuyển dụng, họ không chắc chắn sẽ đọc kỹ nội dung phần này trong CV xin việc nhân viên PR nhưng nếu đọc, chắc chắn họ sẽ dành cơ hội cho ai yêu nghề, mong muốn phát triển lâu dài trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và marketing.
Việc chia sẻ với nhà tuyển dụng về mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn (hoặc cả 2) của bạn với nhà tuyển dụng cần chú ý: Không nói về những gì có thể xung đột với sứ mệnh của doanh nghiệp hoặc chưa phù hợp với năng lực của bạn ở hiện tại.
Gợi ý:

  • Sáng tạo trong các nội dung truyền thông, PR theo định hướng của công ty; góp phần xây dựng hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu tích cực.
  • Học hỏi để phát triển thêm các kỹ năng thiết kế, làm video, viết lách, xây dựng các mối quan hệ tích cực với cơ quan truyền thông, báo chí và truyền hình.
  • Thăng tiến lên leader sau 2 năm làm việc.

3. Kinh nghiệm

3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm

Có kinh nghiệm làm nhân viên PR, chuyên viên marketing, biên tập viên báo/tạp chí hay content writer, chuyên viên truyền thông nội bộ đều có thể giúp bạn cạnh tranh tốt hơn khi ứng tuyển vào vị trí này. Viết CV xin việc nhân viên PR, bạn hãy liệt kê theo thứ tự thời gian đảo ngược, bao gồm công ty, đơn vị báo chí hoặc các agency... có thể ghi thêm những dự án bạn tham gia (nếu nổi tiếng trong ngành) và những gì bạn đã học được, tích lũy được - tất cả viết dưới dạng gạch đầu dòng.
Gợi ý: Công ty CP Truyền thông AGH, Nhân viên PR (01/2020 - nay)

  • Phụ trách kênh truyền thông mạng xã hội của công ty: Quản lý fanpage 150.000 likes, viết content hấp dẫn, viết bài PR đăng báo khi được yêu cầu; thiết kế ảnh, chỉnh sửa video truyền thông.
  • Một số bài viết PR tiêu biểu như (link); phát triển kỹ năng viết, thiết kế nội dung truyền thông.

3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ khó chứng minh năng lực qua CV xin việc. Bù lại, bạn có thể đề cập tới các việc thực tập, làm CTV tại tòa soạn, tham gia các nhóm digital marketing, chạy ads... và tất cả sẽ là điểm cộng cho thấy bạn có niềm yêu thích với nghề, đã cố gắng bắt đầu từ khá sớm để làm quen và nâng cao năng lực. Trường hợp này viết CV xin việc nhân viên PR vẫn còn khá đơn giản vì bạn vẫn có thông tin có thể liệt kê.
Thế nhưng, giả sử bạn chưa từng có bất kỳ trải nghiệm nào, thậm chí là chưa từng đi thực tập thì sao? Nếu vậy, chắc chắn bạn phải có thế mạnh đáng kể ở phần học vấn, nếu không thì rất khó. Cách xử lý ở đây là nếu bạn có blog viết nội dung, review, truyện,... thì hãy đưa vào phần kinh nghiệm. Hơi "ngược đời" nhưng có kinh nghiệm 2 năm "Xây dựng và quản lý blog" sẽ tốt hơn là không có gì.
Gợi ý: Tòa soạn báo ABV, CTV viết bài mục Đời sống (2/2020 - 11/2020)

  • Viết và dịch các bài báo thuộc chuyên mục Đời sống, đăng bài lên hệ thống trung bình 10 bài/tuần.
  • Thành thạo trong viết bài chuẩn SEO và sử dụng hệ thống CMS, chỉnh sửa ảnh cơ bản bằng photoshop.
Cách viết kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp trong CV xin việc nhân viên PR

4. Học vấn

Trên thực tế, bằng cấp đúng chuyên môn không phải yêu cầu bắt buộc với nhân viên PR. Bạn có thể không học ngành Quan hệ công chúng mà tốt nghiệp khối ngành xã hội, ngoại ngữ, báo chí... đều phù hợp. Điều quan trọng hơn là đã hoạt động năng nổ trong lĩnh vực, có những tác phẩm, dự án thành công, chứng minh được thực lực bằng thực tế.
Với CV xin việc nhân viên PR, đây đều là những phần quan trọng cần được trau chuốt cẩn thận. Lời khuyên là bạn hãy ghi đúng thông tin bằng cấp, chuyên ngành và năm tốt nghiệp vào CV.
Gợi ý: Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2016 - 2020)

  • Ngành: Truyền thông đa phương tiện
  • Xếp loại: Khá, GPA (điểm trung bình học tập): 3.07.

5. Kỹ năng

Khi nói về công việc nhân viên PR, kỹ năng và kinh nghiệm thậm chí còn quan trọng, được đánh giá cao hơn cả bằng cấp. Ngoài tin học và ngoại ngữ, bạn nên lựa chọn đúng các kỹ năng cần thiết để đưa vào CV xin việc nhân viên PR miễn là đáp ứng đủ tiêu chuẩn: Bạn thực sự có những kỹ năng đó và nhà tuyển dụng cũng đang tìm ứng viên sở hữu các kỹ năng như vậy.
Gợi ý:

  • Kỹ năng viết lách nội dung, thông cáo báo chí.
  • Kỹ năng truyền thông mạng xã hội.
  • Kỹ năng digital marketing.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản.
  • Kỹ năng tương tác, xây dựng mối quan hệ.
  • Kỹ năng thiết kế.

6. Hoạt động

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của phần hoạt động trong CV xin việc nhân viên PR. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm thấy một ứng viên năng động, tích cực, có sức sáng tạo. Các phẩm chất, tố chất này có thể thể hiện qua chính phần hoạt động - cho dù là sinh hoạt trong câu lạc bộ, các nhóm tình nguyện, hay tình nguyện viên trong tổ chức phi chính phủ... thì bạn đều có thể ghi thêm điểm nếu đưa chúng vào CV.

7. Sở thích

Cũng gần tương tự như hoạt động là phần sở thích. Không có quy định, tiêu chuẩn nào về việc một nhân viên PR nên có sở thích như thế nào. Bạn có thể thích viết, cũng có thể thích chụp ảnh, đi du lịch, thích lướt mạng hay vẽ vời. Miễn là tích cực và dĩ nhiên, tốt nhất là sở thích giúp bạn phát triển các kỹ năng hữu ích cho công việc nhân viên PR, truyền thông hay tiếp thị thì nhà tuyển dụng sẽ đều đánh giá cao.

Sở thích là mục nhiều ứng viên băn khoăn không biết nên liệt kê những gì

8. Tham chiếu

Trong khi đó, tham chiếu thông tin lại là phần không quá quan trọng nhưng không thể không có trong CV xin việc nhân viên PR. Dù là thông tin của giảng viên hay quản lý cũ, bạn cũng chỉ nên để 1 - 2 liên hệ để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu, kiểm chứng các thông tin bạn chia sẻ, thể hiện trong CV (cũng như trong phỏng vấn) nếu họ muốn xác định lại. Nếu bạn có trải nghiệm làm việc ở cơ quan báo chí, không nên để liên hệ của tổng biên tập mà trưởng ban hay người phụ trách nội dung là đủ.

Với 2 phần giải thưởng và chứng chỉ trong CV xin việc nhân viên PR, bạn nên viết trong trường hợp bạn có chứng chỉ nghiệp vụ báo chỉ, chứng chỉ ngoại ngữ hoặc liên quan; các giải thưởng trong cuộc thi viết, hoạt động ngoại khóa, thiết kế... Nếu không có thông tin nổi bật, ứng viên hoàn toàn có thể bỏ qua nội dung, ẩn chúng khỏi CV.

IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên PR

Không phải tất cả nhà tuyển dụng đều dùng chung các tiêu chuẩn để đánh giá, chọn lọc ứng viên vị trí nhân viên PR nhưng chắc chắn sẽ có các điểm chung - những điều mà công ty, cơ quan nào cũng coi là "kim chỉ nam" để tránh tuyển nhầm người. Một số tiêu chuẩn cơ bản, phổ biến nhất là:

  • Nhanh nhẹn, tháo vát, đa dạng về ý tưởng, sáng tạo.
  • Yêu thích công việc, nhiệt tình, tích cực và chủ động.
  • Cầu toàn.
  • Phản ứng nhanh, xử lý tình huống hiệu quả (nhất là khi có khủng hoảng truyền thông hoặc tương tự).
  • Viết lách tốt, viết được nhiều thể loại khác nhau.
  • Có các kỹ năng bổ trợ như thiết kế, làm kịch bản truyền thông.
  • Tinh tế, nhạy bén, chăm chỉ và giao tiếp, tương tác tốt.
Tóm lại, hãy biến CV của mình thành công cụ để PR, "đánh bóng" bản thân và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng cử viên sáng giá nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào khác liên quan đến cách viết CV xin việc nhân viên PR, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé!

Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc

Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?

Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc

MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên PR
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên PR
III. Cách viết nội dung CV xin việc nhân viên PR
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên PR

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc

Đọc thêm: Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888