Cách viết CV xin việc Nhân viên thời vụ

08/03/2022 07:30
Nhân viên thời vụ là vị trí có thể không cần cam kết làm việc lâu dài, song vẫn có những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, ứng viên nên biết cách viết kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc nhân viên thời vụ thật ấn tượng để có thể thu hút nhà tuyển dụng.

Nhân viên thời vụ là người sẽ làm việc cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Họ sẽ hỗ trợ nhân viên chính thức để giảm tải bớt khối lượng công việc hay làm việc trong giai đoạn doanh nghiệp bận rộn, cần giải quyết các vấn đề cấp bách như chậm tiến độ. Ngoài chuyên môn và kinh nghiệm, ứng viên cần có 1 bản CV nổi bật để tăng khả năng cạnh tranh. Hãy cùng JobOKO.com tìm hiểu cách viết CV xin việc cho vị trí này nhé!

Viết các mục trong CV xin việc Nhân viên thời vụ như thế nào cho chuyên nghiệp?

1. Lựa chọn định dạng phù hợp

Đây là một bước không thể bỏ qua trong quá trình viết CV. Đối với ứng viên có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc, có thể viết CV dựa trên kỹ năng để làm nổi bật các khả năng khác ngoài kinh nghiệm làm việc. Ngược lại, nếu bạn sở hữu kinh nghiệm làm việc dày dạn, hãy áp dụng cách viết theo trình tự thời gian đảo ngược, từ gần đến xa.

Trước khi viết CV, đừng ngại bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu các định dạng CV và chọn ra loại phù hợp nhất cho mình dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

2. Chuẩn bị các đề mục chính cho CV

Sau bước lựa chọn định dạng CV, bạn cần phác thảo các ý tưởng về nội dung cho CV của mình. Ví dụ, bạn đã có một số kinh nghiệm nhưng hiện mới vừa bắt đầu sự nghiệp, bạn có thể tham khảo cấu trúc sau:

  • Tiêu đề.
  • Mục tiêu nghề nghiệp.
  • Trình độ học vấn.
  • Kinh nghiệm làm việc.
  • Kỹ năng.
  • Thói quen và sở thích.
  • Ngôn ngữ.
  • Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về mỗi phần trên.

2.1. Tiêu đề

Đây là phần để bạn trình bày các thông tin cá nhân và phương thức liên hệ như tên, vị trí ứng tuyển, số điện thoại, địa chỉ email, profile LinkedIn và trang web (nếu có).

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mà bạn có thể giới thiệu về bản thân mình. Về cơ bản, đó là những mô tả ngắn gọn về bạn cũng như những giá trị có thể mang lại cho công ty. Thông thường, đây là đoạn ngắn và chỉ bao gồm những thông tin cần thiết.

Lưu ý đừng để lãng phí khoảng trống cho những nội dung chung chung như "tìm kiếm một vị trí trong môi trường làm việc năng động". Điều này là không cần thiết vì nó là điều hiển nhiên khi bạn gửi CV ứng tuyển.

2.3. Trình độ học vấn

Hãy nêu trình độ học vấn theo trình tự thời gian đảo ngược, tuy nhiên bạn không cần dùng đến những thông tin từ thời trung học. Nếu là sinh viên Đại học, bạn có thể thêm ngày tốt nghiệp dự kiến. Phần này sẽ bao gồm một số thông tin cơ bản sau:

  • Tên trường/ tổ chức.
  • Loại bằng cấp/ môn học.
  • Thời gian tham gia học.
  • Điểm số.

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Bạn nên nêu tất cả các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển với những thông tin như chức danh, nơi làm việc, thời gian làm việc,... Đối với mỗi mục, hãy mô tả về các công việc mà bạn đảm nhiệm cũng như thành tích nổi bật nếu có.

2.5. Kỹ năng

Kỹ năng là phần để bạn nêu bật các kỹ năng liên quan mà bạn tích lũy được trong suốt quá trình đi học hoặc làm việc trước đây. Bạn có thể tham khảo bản mô tả về yêu cầu đối với vị trí ứng tuyển để biết cách lựa chọn và sắp xếp những kỹ năng "đắt giá" nhất. Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển vào lĩnh vực bán lẻ, bạn có thể đề cập đến kỹ năng chăm sóc khách hàng và khả năng quan sát, chú ý đến từng chi tiết.

2.6. Thói quen và sở thích

Mặc dù là phần không bắt buộc nhưng thường được khuyến khích khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể sử dụng các hoạt động ngoại khóa để thể hiện các kỹ năng của bản thân. Đây cũng là một cách tuyệt vời để thể hiện cá tính và thu hút nhà tuyển dụng.

2.7. Ngôn ngữ

Hãy trình bày các ngôn ngữ bạn có thể sử dụng cũng như mức độ thông thạo. Biết nhiều thứ tiếng sẽ có lợi cho ứng viên để gia tăng cơ hội việc làm tốt, lương cao.

3. Điều chỉnh CV

Dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào thì cũng cần điều chỉnh CV sao cho phù hợp với công việc đó. Nếu không, bạn có thể sẽ để tuột mất cơ hội của bản thân.

Giả sử bạn có nhiều kinh nghiệm bán lẻ nhưng đang ứng tuyển vào vị trí trong lĩnh vực nghiệp vụ khách sạn. Hãy nêu bật các kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng như các sở thích như nấu ăn, đi du lịch,... Điều này sẽ giúp bạn vượt qua hệ thống rà soát CV tự động và tiến gần hơn đến vòng phỏng vấn.

4. Viết CV dựa trên mô tả công việc

Trước khi viết CV, bạn hãy đọc mô tả công việc thật cẩn thận để hình dung được những tiêu chí mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Từ đó, bạn có thể tham khảo và lựa chọn những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu.

5. Nêu bật các kỹ năng có thể áp dụng trong vị trí mới

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy tập trung vào các kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ví dụ: làm luận văn có rất nhiều thử thách nhưng bạn hoàn thành đúng hạn thì đồng nghĩa với việc bạn là một người có khả năng giải quyết vấn đề. Điều đó cũng thể hiện bạn có kỹ năng tổ chức và lên kế hoạch tốt. Đây chính là những "điểm sáng" mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

6. Đừng nói dối

Mặc dù có nhiều ứng viên thường hay phóng đại kỹ năng và kinh nghiệm lên để "lọt vào mắt nhà tuyển dụng". Tuy nhiên, về lâu về dài, điều này sẽ gây ra bất lợi cho ứng viên bởi trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn nói dối về khả năng của mình. Mọi thứ thậm chí còn tệ hơn nếu bạn được nhận vào làm nhờ những lời dối trá.

Nói dối trong CV xin việc là lỗi mà nhiều ứng viên mắc phải

7. Xem lại CV

Hãy kiểm tra lại CV thật cẩn thận trước khi bấm "Gửi" để đảm bảo bạn không bị mắc bất kỳ lỗi nào. Một bản CV chỉn chu sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và nỗ lực để ứng tuyển vào vị trí mong muốn.

8. Tham khảo mẫu CV

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về cách viết CV thì có thể tham khảo các mẫu CV online. Trên website JobOKO có đa dạng các mẫu CV đẹp theo từng ngành nghề để bạn lựa chọn. Hệ thống sẽ giúp bạn sắp xếp sẵn bố cục và đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ thông tin nào trong CV.

9. Gửi kèm thư xin việc

Thư xin việc là một hình thức hỗ trợ cho CV, giúp bạn thể hiện nổi bật những nội dung nhắc đến trong CV xin việc. Ngay cả khi nhà tuyển dụng không yêu cầu, bạn vẫn nên gửi kèm thư xin việc. Đây là cơ hội cho bạn nêu bật các kỹ năng để chứng minh bạn là một ứng viên sáng giá. Thư xin việc không cần dài, chỉ cần nêu một số nội dung như lý do ứng tuyển, kỹ năng bạn có và một vài dẫn chứng về thành tích liên quan và có thể kết thúc bằng cách ghi thông tin liên hệ.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết để viết CV xin việc nhân viên thời vụ. JobOKO.com chúc bạn đọc áp dụng thành công vào CV của mình để có được công việc như ý.

MỤC LỤC:
1. Lựa chọn định dạng phù hợp
2. Chuẩn bị các đề mục chính cho CV​
3. Điều chỉnh CV​
4. Viết CV dựa trên mô tả công việc​
5. Nêu bật các kỹ năng có thể áp dụng trong vị trí mới​
6. Đừng nói dối
7. Xem lại CV
8. Tham khảo mẫu CV
9. Gửi kèm thư xin việc

Đọc thêm: 6 điều cần xem xét khi tuyển nhân viên thời vụ

Đọc thêm: Các kỹ năng cần có trong CV

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888