Khảo sát đã cho thấy y tá là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, song tỷ lệ cạnh tranh vào những môi trường tốt, lương cao cũng luôn ở mức cao. Để nâng cao cơ hội trúng tuyển và trở thành nhân viên y tá trong bệnh viện, cơ sở y tế mà bạn hằng mơ ước, không có cách nào khác ngoài việc bắt đầu từ một bản CV xin việc y tá được viết cẩn thận, thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Lưu ý gì khi viết CV xin việc y tá?
Một bản CV xin việc không có trọng tâm, lan man thì dù bạn có viết dài đến đâu, cơ hội được mời phỏng vấn cũng gần như bằng không, nhất là với những vai trò đặc thù như y tá. Với nhà tuyển dụng, họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận một ứng viên mà trong CV còn viết sai thuật ngữ y tế chẳng hạn. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm ngay trước khi bắt tay vào viết CV xin việc y tá là cân nhắc xem đâu là thông tin quan trọng, nhất định phải có.
Về cơ bản, trong CV xin việc y tá của mình, bạn hãy chú ý đến cả phần học vấn, kinh nghiệm và đặc biệt là các kỹ năng hành nghề cũng như chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y tế. Bạn có thể chọn nhắc đến thông tin trong phần kỹ năng và chứng chỉ, thêm vào các từ khóa như thực tập tại bệnh viện, điều dưỡng, chăm sóc người bệnh...
Đây là mục tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại khiến nhiều ứng viên mắc lỗi nhất. Hãy chắc chắn ghi đầy đủ mọi thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, email... để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ nếu CV của bạn được đi tiếp vào vòng trong.
Ngoài ra, bên dưới họ tên, bạn cũng cần ghi rõ vị trí ứng tuyển là "Y TÁ", đừng vì bất cứ lý do nào mà viết là y sĩ, điều dưỡng bạn nhé.
Các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng khi viết CV xin việc y tá
Mục tiêu nghề nghiệp của các y tá khác nhau có thể không giống nhau, dù vậy, thông thường thì các mục tiêu này đều sẽ hướng đến thành công trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Bạn muốn được làm việc trong bệnh viện lớn, uy tín, học nâng cao, thăng tiến làm y tá trưởng... Dù là gì thì khi viết vào CV xin việc y tá, bạn cũng cần xem xét dựa vào năng lực hiện tại. Giả sử, bạn chỉ vừa mới đi làm, đừng viết về mục tiêu 10 năm sau. Ngoài ra, hãy lưu ý là khi bạn ứng tuyển vào bệnh viện tư thì không nên viết về mục tiêu xin vào bệnh viện cụ thể nào khác, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn chẳng gắn bó được lâu dài.
Gợi ý:
Với vị trí y tá, bạn có thể tốt nghiệp từ trung cấp Y trở lên, không nhất thiết phải có bằng đại học. Tuy nhiên, nghề nghiệp này rất đặc thù, liên quan tới sức khỏe và tính mạng con người nên sẽ không chấp nhận người làm trái ngành. Khi viết thông tin vào CV xin việc, bạn phải viết đúng về chuyên ngành, trường học và loại bằng cấp bạn đạt được.
Gợi ý: Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội (2018 - 2020)
Các y tá đã có một vài năm kinh nghiệm sẽ ít phải lo lắng khi trình bày phần kinh nghiệm trong CV xin việc y tá. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là liệt kê kinh nghiệm làm việc của mình tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế địa phương... theo thứ tự thời gian đảo ngược. Dĩ nhiên, bạn không nên đề cập đến các kinh nghiệm đã từ hơn 10 năm trước, chỉ trong vòng 5 - 7 năm là phù hợp nhất.
Không chỉ các kinh nghiệm làm ở vị trí y tá, những ứng viên từng làm nhân viên y tế, điều dưỡng,... đều có thể được coi là người có kinh nghiệm. Bạn hãy ghi chính xác về nơi làm việc, trách nhiệm chính của mình và nếu có thành tựu gì nổi bật, cũng hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng nhé.
Gợi ý: Bệnh viện ABC, Y tá khoa phẫu thuật - gây mê (6/2020 - nay)
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là những y tá chưa có kinh nghiệm sẽ phải làm thế nào? Ưu điểm của chương trình đào tạo ngành Y là sinh viên phải đi trực, đi thực tập rất lâu trước khi đi làm nên ít nhất bạn sẽ không bỡ ngỡ khi tiếp xúc trực tiếp và chăm sóc bệnh nhân. Nếu bạn mới tốt nghiệp thì khi viết CV xin việc, hãy viết các trải nghiệm thực tập của mình.
Bên cạnh đó, nếu trong quá trình đi học, bạn có làm thêm các vị trí không liên quan gì đến công việc y tá thì cũng vẫn nên đề cập đến 1 - 3 trải nghiệm, để CV bớt trống và phần nào cho thấy sự tích cực, chăm chỉ của bạn.
Gợi ý: Bệnh viện XYZ, Thực tập sinh y tá (1/2021 - nay)
Như đã đề cập từ trước đó, để làm việc trong các bệnh viện, dù là vị trí y tá thì bạn cũng sẽ cần có chứng chỉ hành nghề. Có những quy định cụ thể về chứng chỉ này như thực tập từ 12 tháng trở lên... Tùy vào điều kiện của mình, bạn hãy cố gắng chăm chỉ từ trước đó để có chứng chỉ. Chỉ cần viết vào CV xin việc y tá về chứng chỉ mình có, nếu bao gồm cả ngoại ngữ và tin học thì cũng là điểm cộng của bạn.
Công việc của một y tá là công việc ý nghĩa, cùng với các bác sĩ trị bệnh, cứu người nhưng cũng vì vậy mà yêu cầu cao, quan trọng ở sự trung thực, tâm huyết và đáng tin cậy. Thông tin tham vấn trong CV xin việc y tá của bạn nên là giảng viên hướng dẫn, chủ nhiệm trong trường và y tá trưởng của bạn khi bạn đi thực tập, đi làm ở các bệnh viện, phòng khám, cơ sở chữa bệnh.
Bạn có tin hay không, một bản CV xin việc y tá có thể thể hiện những sở thích và đam mê. Trong quá khứ, có vẻ như nhà tuyển dụng không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ khả năng làm việc của bạn. Thế nhưng giờ đây, nhà tuyển dụng muốn biết bạn là người như thế nào, ngoài những kỹ năng và kinh nghiệm.
Là một y tá, có thể hơi khó để nêu bật những sở thích và đam mê liên quan đến nghề nghiệp nhưng bạn vẫn có thể viết về một vài sở thích, những gì bạn quan tâm, miễn là nó phản ánh đúng tính cách, phẩm chất của bạn.
Gợi ý:
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
Nhiều nhà tuyển dụng ngày nay quan niệm rằng, kiến thức hay kinh nghiệm của một y tá có thể không thực sự quan trọng bằng thái độ làm việc, sự ham học hỏi và chuyên nghiệp, chăm chỉ. Do đó, khi tuyển dụng y tá, họ sẽ chú trọng vào các tiêu chuẩn về đạo đức, sự chân thành. Một số tiêu chí cơ bản để lựa chọn y tá là:
Hầu hết nhà tuyển dụng khi được hỏi đều cho rằng việc ứng viên đề cập đến từng ví dụ, tình huống cụ thể có thể gây ấn tượng mạnh với họ hơn là kể lể quá nhiều kinh nghiệm làm việc. Đừng ngại chia sẻ những thử thách, vấn đề mà bạn từng giải quyết để nâng mức độ tin tưởng và sự chuyên nghiệp lên cao nhất có thể.
Không chỉ nội dung, thông tin trong CV mà cả bố cục, cách trình bày cũng nên được điều chỉnh thường xuyên. Điều này không chỉ giúp bạn không bị bỏ sót bất kỳ thành tích nào của bản thân mà còn xác định được những thiếu sót cần cải thiện. Hãy duy trì thói quen cập nhật CV 6 tháng một lần để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho những lần ứng tuyển sắp tới.
Tóm lại, với những công việc đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao như y tá, bạn cần khiến bản thân nổi bật ngay từ bước nộp CV. Mong rằng những lời khuyên trên đây của Blog việc làm JobOKO.com sẽ có ích với bạn đọc. Bạn cũng có thể truy cập JobOKO.com để tham khảo những mẫu CV xin việc y tá ấn tượng nhất.
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Y tá
II. Mẫu CV xin việc Y tá
III. Cách viết CV xin việc Y tá
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Y tá
V. Một số lưu ý khi viết CV xin việc Y tá
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?