Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

11/01/2023 13:53
Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng khi từ chối. Vì vậy, nắm được cách viết thư từ chối đi làm hay thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển lịch sự của JobOKO, mọi việc sẽ đến với bạn đơn giản hơn nhiều.

MỤC LỤC:
I. Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự
II. Mẫu thư từ chối đi làm khi trúng tuyển từ nhà tuyển dụng

Có thể có nhiều lý do khiến một ứng viên từ chối đi làm khi trúng tuyển vào một vị trí công việc nhất định. Chẳng hạn như bạn đã quyết định đi làm ở một công ty khác hay cảm thấy công việc không phù hợp với định hướng sự nghiệp. Nếu bạn vẫn thích công ty đó, hãy nói trong thư từ chối đi làm khi trúng tuyển rằng bạn rất ấn tượng với quy mô, văn hoá doanh nghiệp nhưng vì các lý do cá nhân mà bạn quyết định từ chối cơ hội này.

cach viet thu tu choi di lam khi trung tuyen tu nha tuyen dung

Cách từ chối nhận lời mời làm việc như thế nào cho khéo?

Trong trường hợp này, phản hồi của bạn nên đề cập đến các bộ kỹ năng chính mà bạn muốn sử dụng, mức độ trách nhiệm mà bạn muốn đảm nhiệm hoặc các yếu tố khác của công việc tương lai mà bạn không tự tin.

I. Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Trước khi gửi thư từ chối, hãy chắc chắn rằng bạn rõ ràng về việc mình không muốn công việc đó. Trong trường hợp bạn từ chối vì một vài đề nghị bạn chưa hài lòng (mức lương, chế độ phúc lợi, v.v.) thì trước đó bạn nên thử đề xuất và đàm phán. Một khi bạn gửi thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển, gần như chắc chắn rằng bạn không còn cơ hội được mời đi làm lại một lần nữa.
Tuy nhiên, nếu bạn đã xem xét cơ hội và quyết định không chấp nhận nó, hãy gửi thư từ chối công việc một cách lịch sự, biết ơn và kịp thời là một cách tuyệt vời để duy trì mối quan hệ với nhà tuyển dụng. Bạn không bao giờ biết được tương lai sự nghiệp của mình - biết đâu bạn sẽ ứng tuyển một lần nữa vào công ty. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu bạn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, lòng biết ơn và sự trân trọng đối với cơ hội công việc được trao.
Khi viết thư từ chối công việc, bạn hãy bắt đầu bằng cách thẳng thắn và trung thực, gửi đi một thông điệp chân thành. Những nội dung cần có bao gồm cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian của họ và cung cấp lý do của bạn để từ chối trong khi không viết quá chi tiết. Hãy ngắn gọn và thẳng thắn và nếu thích hợp, hãy đề nghị giữ liên lạc. Một số mẹo hữu ích khi viết thư từ chối đi làm dù trúng tuyển gồm có:

1. Phản hồi nhanh chóng

Khi bạn đã quyết định từ chối lời đề nghị làm việc của nhà tuyển dụng, đừng trì hoãn việc viết thư cho họ. Hãy để công ty biết quyết định của bạn kịp thời để họ có biện pháp điều chỉnh hoặc tìm ứng viên khác.

2. Giữ cho nội dung thư đơn giản và rõ ràng

Khi viết thư từ chối công việc, bạn không nên quá nhiệt tình với những lời khen ngợi quá lố về công ty hoặc những người mà bạn đã tương tác. Tất cả những gì bạn cần làm là nói những gì cần nói một cách tôn trọng nhất và tránh tình cảm thái quá.

3. Nói lời cảm ơn

Trên hết, hãy duy trì giọng điệu biết ơn khi bạn viết thư, cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đánh giá cao thời gian và nỗ lực của họ.

4. Cung cấp một lý do nhưng không quá cụ thể

Lý do khiến bạn không chấp nhận lời đề nghị làm việc có thể đơn giản như công ty đã không cung cấp cho bạn khoản lương mà bạn mong muốn hoặc bạn quyết định đi làm cho một công ty mà bạn cảm thấy phù hợp hơn hay liên hệ với bạn sớm hơn. Mặc dù tất cả những lý do đó là chính đáng nhưng bạn không nên đưa chúng vào thư từ chối. Bạn chỉ cần viết rằng mình đã nhận lời mời làm việc ở nơi khác hoặc đơn giản là cảm thấy bản thân chưa phù hợp là đủ.

5. Xem xét đề nghị giữ liên lạc

Nếu bạn cảm thấy có mối liên hệ tích cực với nhà tuyển dụng nhưng vai trò công việc đó không phù hợp vì những lý do khác, hãy xem xét đề nghị giữ liên lạc và cung cấp thêm thông tin liên hệ. Đừng cảm thấy bắt buộc phải cung cấp thông tin này nhưng đây có thể là một cơ hội để bạn xây dựng mạng kết nối của mình, "để dành" cho những cơ hội công việc sau này.
XEM THÊM: Cách viết thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp

cach viet thu tu choi di lam khi trung tuyen tu nha tuyen dung 2

Tham khảo các mẫu thư từ chối đi làm khi trúng tuyển một cách lịch sự

II. Mẫu thư từ chối đi làm khi trúng tuyển từ nhà tuyển dụng

1. Mẫu thư từ chối lời mời làm việc cơ bản

"Tiêu đề: Lời mời làm việc - [Tên của bạn]
Kính gửi:
[Tên nhà tuyển dụng]
Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã cung cấp cho tôi cơ hội đảm nhiệm vị trí chuyên viên tài chính tại công ty [tên công ty]. Đây là quyết định khó khăn nhưng tôi đã chấp nhận cơ hội công việc tại một công ty khác.
Tôi chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để phỏng vấn tôi và chia sẻ thông tin về cơ hội việc làm và điều kiện làm việc tại công ty.
Một lần nữa, cảm ơn anh/chị đã xem xét.
Trân trọng,
[Tên của bạn]".
XEM THÊM: Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn?

2. Mẫu thư từ chối lời mời làm việc vì không phù hợp

"Tiêu đề: Lời mời làm việc - [Tên của bạn]
Kính gửi:
[Tên nhà tuyển dụng]
Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội làm việc tại [Tên công ty]. Thật không may, tôi không thể chấp nhận lời đề nghị này vì sau khi xem xét, tôi cảm thấy mình không phù hợp với con đường tôi đang đi để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn về lời đề nghị và sự tiếc nuối của tôi rằng chúng ta không thể hợp tác với nhau. Mong rằng công ty sẽ sớm tìm được ứng viên phù hợp hơn.
Trân trọng,
[Tên của bạn]".
Trên đây là những lưu ý khi bạn viết thư từ chối làm việc dù trúng tuyển. Hãy nhớ, đây không phải là cơ hội để bạn cố gắng đàm phán một thỏa thuận tốt hơn. Khi bạn từ chối công việc, gần như không có cơ hội nào bạn sẽ được cung cấp vị trí một lần nữa. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đưa ra một quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng.

Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn?

Cuối cùng, bạn cũng đừng ngại từ chối lời mời làm việc nếu lý do đơn giản là không phù hợp. Từ chối lời mời làm việc có thể là một nhiệm vụ khó khăn và tế nhị nhưng khi được thực hiện tốt nó sẽ cho phép bạn chuyển sang đúng công việc và giữ cho mạng kết nối trong ngành của mình còn nguyên vẹn. Những lý do khiến ứng viên từ chối lời mời làm việc, nhà tuyển dụng có thể tham khảo bài viết dưới đây để rút ra kinh nghiệm, từ đó hỗ trợ quá trình tuyển dụng như mong muốn.

tin mới

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian học tập. Dưới đây là danh sách 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất hiện nay. Bạn hãy cùng JobOKO khám phá và lựa chọn công việc lý tưởng nhất nhé!

24/02/2023 11:00

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lựa chọn được ngành học thuộc các nhóm ngành nghề trong xã hội dễ xin việc, bạn sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển sau khi tốt nghiệp với mức lương lý tưởng. Khi quyết định theo học, một số tiêu chí ngành nghề có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng con đường sự nghiệp tương lai nhiều triển vọng phát triển.

14/02/2023 09:30

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

Là một nghề nghiệp có đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội nhưng khi đánh giá về lương của kỹ sư xây dựng, có người ao ước rằng đó là mức cao, ấn tượng, trong khi với người trong nghề thì mức thu nhập không thực sự tương xứng. Để hiểu rõ, bạn hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được JobOKO chia sẻ sau đây nhé.

08/02/2023 10:30

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Khi tìm việc làm, ứng viên không chỉ viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển mà thông thường, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi rõ hơn câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu muốn vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên đều cần biết cách diễn đạt thật thuyết phục, cho thấy đam mê, tham vọng của bạn. Cùng tham khảo ngay những mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất cùng JobOKO nhé.

26/01/2023 10:15

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng khi từ chối. Vì vậy, nắm được cách viết thư từ chối đi làm hay thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển lịch sự của JobOKO, mọi việc sẽ đến với bạn đơn giản hơn nhiều.

11/01/2023 13:53

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Là sinh viên sắp tốt nghiệp, bạn thắc mắc mức lương sau khi ra trường cao hay thấp? lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? có đủ trang trải cuộc sống không? Đây là vấn đề chung của các bạn sinh viên mới ra trường, mong muốn có được 1 công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Nhìn chung, mức lương của sinh viên mới ra trường đa dạng theo lĩnh vực ứng tuyển.

01/01/2023 10:55

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Là một ứng viên tìm việc, bạn muốn được nhận vào công ty lớn, có mức lương cao và cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị nhà tuyển dụng thì sao? Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu top 7 những điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên nhé!

01/01/2023 09:30

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Nhiều người cho rằng công việc của thực tập sinh chủ yếu là pha trà nước hay in ấn tài liệu, những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhân viên thực tập cũng có cơ hội được giao các công việc thực tập chuyên môn để rèn luyện những kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

20/12/2022 01:59

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Thực tập là một trong những cơ hội quý giá nhất cho sinh viên để bước đầu xây dựng nền tảng cho sự nghiệp thành công trong tương lai. Thế nhưng, vì còn non nớt, chưa va chạm nhiều nên nhiều bạn vẫn bối rối không biết sinh viên thực tập cần nhất điều gì và phải làm thế nào để tìm nơi thực tập phù hợp hay tìm được công ty tuyển thực tập sinh uy tín.

07/12/2022 15:09

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Chân dung một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp

Những vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp muốn kiểm soát chặt chẽ, chi tiêu, đầu tư hợp lý thì không thể thiếu vai trò của Chuyên viên tài chính. Một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp, ngoài trình độ chuyên môn còn cần nhiều yếu tố khác.

28/09/2022 16:05

Chân dung một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.