Câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ

24/05/2021 07:30
Tìm kiếm và tuyển dụng được các Dược sĩ tài năng là một nhiệm vụ khó khăn với nhiều công ty dược phẩm, nhà thuốc và bệnh viện. Mặc dù vậy, nếu biết cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn dược sĩ thông minh thì quy trình tuyển Dược sĩ sẽ hiệu quả hơn.
Dược sĩ là một nghề đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Do đó, khi tuyển được một dược sĩ có tâm, có trình độ, kinh nghiệm sẽ hạn chế được tối đa sai sót trong công việc, quản lý thuốc theo đúng tiêu chuẩn, tư vấn cũng như truyền đạt thông tin liên quan đến quá trình điều trị bệnh bằng thuốc cho bệnh nhân.

Biết cách trả lời câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ sẽ giúp bạn tăng sự tự tin

Nhà tuyển dụng cần biết cách đặt ra câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu về ứng viên, không chỉ đánh giá trình độ, kỹ năng của họ mà còn cả về đặc điểm tính cách, sự phù hợp với môi trường làm việc. Công việc Dược sĩ nhiều áp lực và căng thẳng, vì vậy tính cách của ứng viên cũng rất quan trọng. Trong khi đó, ứng viên cho vị trí Dược sĩ cũng nên chuẩn bị kỹ cho các câu hỏi tiềm năng và luyện tập trả lời để ứng phó thật tốt, chứng minh bản thân phù hợp với vị trí này.

I. Câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ hay nhất và gợi ý trả lời​

1. Là một Dược sĩ, bạn làm thế nào để luôn cập nhật các xu hướng nghiên cứu mới trong ngành dược?

Không giống như nhiều ngành nghề khác, nghề Dược sĩ hay trình dược viên yêu cầu mọi người không ngừng học hỏi, tích lũy, tiến bộ và sáng tạo để tìm ra các loại thuốc mới hoặc sử dụng, quản lý thuốc hiệu quả hơn. Sự nghiệp Dược sĩ là một sự nghiệp tập trung vào khoa học ứng dụng và liên tục phải cải thiện. Khi đề cập đến câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem mục tiêu của ứng viên là gì và ứng viên làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Câu trả lời nên thể hiện quyết tâm, lòng yêu nghề, kính nghiệp và có thể nói về các loại tạp chí khoa học mà bạn hay đọc, hội nhóm chuyên nghiệp bạn tham gia,...
Gợi ý trả lời: "Một trong những lý do để tôi quyết tâm thi vào ngành Dược là vì mong muốn đóng góp sức mình tạo ra các loại thuốc, dược phẩm mới bảo vệ sức khỏe của mọi người. Từ khi còn trên ghế nhà trường tôi đã có hứng thú với nghiên cứu và như đã đề cập qua trong CV, tôi từng tham gia nhiều dự án như [liệt kê 1, 2 dự án của bạn]. Tôi đã rèn luyện cho mình thói quen đọc tạp chí khoa học. Vì tiếng Anh khá tốt nên tôi có thể đọc hiểu các tạp chí nước ngoài. Sau này khi đi làm thì tôi cũng tham gia một số nhóm chuyên ngành để có thêm thông tin về hướng nghiên cứu".

2. Theo bạn, đâu là những thách thức hàng đầu mà một Dược sĩ gặp phải hàng ngày?

Công việc của Dược sĩ rất bận rộn và áp lực, áp lực này chủ yếu đến từ trức trách - vì bạn không được phép để xảy ra sai sót cũng như phía bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân trong nhiều trường hợp. Thách thức hàng ngày của Dược sĩ thường bao gồm:

  • Tiếp nhận quá nhiều đơn thuốc.
  • Khó khăn trong giao tiếp, giải thích với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • Lưu trữ hồ sơ bệnh nhân, thống kê sổ sách,...
Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng công việc nào cũng có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Với tôi thì trở thành Dược sĩ là ước mơ và tôi đã thực hiện được nên tôi luôn nỗ lực, phấn đấu hết sức mình. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng đôi khi tôi cũng cảm thấy áp lực trong vai trò này, nhất là khi phải giải thích cho bệnh nhân về thuốc và các thành phần cơ bản. Họ sẽ không hiểu nếu nói thuật ngữ chuyên ngành nên tôi phải cố gắng diễn đạt những thông tin phức tạp thành dễ hiểu".

3. Bạn dùng phương pháp nào để đảm bảo rằng sự kết hợp của các loại thuốc là tương thích với nhau?

Đối với câu hỏi này, cách duy nhất để ứng viên đưa ra phản hồi là dựa vào kiến thức chuyên ngành của bạn. Là một Dược sĩ, chắc chắn bạn phải biết rõ về các loại thuốc, thành phần của chúng và cách chúng tương thích với nhau hoặc ngược lại. Nhà tuyển dụng muốn nghe câu trả lời theo hướng chuyên môn, rõ ràng và chính xác vì điều này giúp họ đánh giá năng lực của bạn.
Gợi ý trả lời: "Để kê đơn chính xác thì việc phân tích thành phần các loại thuốc, đảm bảo chúng tương thích với nhau là rất quan trọng. Mặc dù thông thường đơn thuốc thường do bác sĩ kê nhưng trong một số trường hợp tôi sẽ đề nghị một đơn khác hoặc thay đổi 1, 2 loại thuốc trong đơn cho bệnh nhân trên nguyên tắc giữ nguyên tác dụng. Nền tảng kiến thức chuyên môn giúp tôi đánh giá tương thích thuốc chính xác và nhanh chóng".

4. Bạn sẽ xem xét những gì khi đánh giá một tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng?

Trường hợp này cũng giống như câu hỏi ở trên, đáp án phải dựa trên trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành của ứng viên. Một tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là những tương tác thuốc làm thay đổi tác dụng điều trị hay độc tính của thuốc, cần thiết phải có những can thiệp y khoa hoặc hiệu chỉnh liều lượng.
Gợi ý trả lời: "Khi đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, tôi chú ý đến các yếu tố chính là thành phần, phương pháp điều trị được đề xuất và khả năng điều chỉnh liều lượng thuốc".

5. Theo bạn, một Dược sĩ nên làm gì nếu không thể giải thích rõ ràng với bệnh nhân về tác dụng phụ của thuốc?

Trên thực tế, hầu như tất cả các loại thuốc điều trị đều sẽ có một số tác dụng phụ và các tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Dược sĩ có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân và người nhà của họ một cách rõ ràng, dễ hiểu nhưng nếu đối phương vẫn luôn không hiểu, cách tốt nhất là giữ bình tĩnh và thử thay đổi cách diễn đạt.
Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng hầu hết bệnh nhân đều là những người không có nền tảng kiến thức y khoa, do đó việc họ khó tiếp thu hoặc hiểu chính xác về các vấn đề như thuốc điều trị hay các tác dụng phụ cũng không có gì lạ. Nếu tôi đã giải thích nhưng họ vẫn không hiểu thì có lẽ vấn đề là ở ngôn ngữ và cách diễn đạt của tôi. Tôi sẵn sàng thay đổi cách giải thích để bệnh nhân nắm rõ vấn đề một cách đơn giản nhất".

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên có kỹ năng phỏng vấn tốt

II. Một số câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ phổ biến khác

6. Hãy kể về một tình huống mà trong đó bạn sử dụng các kỹ năng thực tế của mình để giải quyết vấn đề.
7. Bạn đã bao giờ giúp đỡ một bệnh nhân gặp khó khăn? Vấn đề là gì và kết quả ra sao?
8. Là một Dược sĩ, bạn xem xét những yếu tố nào xét trước khi phân phối thuốc theo toa cho bệnh nhân?
9. Mô tả kinh nghiệm của bạn với việc phụ trách tiêm chủng.
10. Mô tả cách bạn đơn giản hóa thông tin y tế phức tạp cho bệnh nhân.
11. Bạn làm thế nào bạn để hướng dẫn bệnh nhân quản lý thuốc?
12. Nếu phát hiện bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện tự ý mua thuốc ở bên ngoài về dùng, bạn sẽ xử lý như thế nào?
13. Hãy kể về một tình huống mà trong đó bạn vượt qua khó khăn để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tuyệt vời.
14. Bạn sẽ làm gì nếu bạn bắt gặp một Dược sĩ khác có hành vi tráo đổi hoặc ăn cắp thuốc?
15. Bạn có sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp khi họ có việc riêng hay không?
16. Trong trường hợp bạn và đồng nghiệp có xung đột về quan điểm, bạn dự định giải quyết như thế nào?
17. Quy trình lưu giữ hồ sơ mà một Dược sĩ phải làm là gì?
18. Tác dụng phụ của Methadone là gì?
19. Phân loại thuốc được kiểm soát là gì? Thủ tục lưu trữ đối với thuốc được kiểm soát.
20. Dược sĩ có được phép cung cấp một bản sao của toa thuốc không?
21. Những lỗi mà Dược sĩ nên tránh khi pha chế thuốc là gì?
22. Warfarin là gì và một số loại thuốc mà nó tương tác và nên tránh?
23. Giải thích tại sao bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nhiều hơn cho bệnh nhân nhiễm virus thay vì thuốc chống virus?
24. Những thông tin nên có trên đơn thuốc đối với các loại thuốc được kiểm soát?
25. Theo bạn, phẩm chất nào là quan trọng nhất với Dược sĩ?

Phỏng vấn Dược sĩ cần lưu ý điều gì?

III. Lưu ý khi phỏng vấn Dược sĩ

Đối với những vai trò yêu cầu trình độ chuyên môn cao như Dược sĩ thì thường nhà tuyển dụng sẽ coi trọng bằng cấp và kinh nghiệm làm việc, trong khi ứng viên chú trọng đến danh tiếng và môi trường làm việc. Về cơ bản, những điều này đều có thể được tìm hiểu, điều tra qua CV xin việc cũng như các thông tin công khai và chia sẻ của người trong ngành. Phỏng vấn chỉ là một dịp để đánh giá chính xác hơn của cả 2 bên mà thôi. Dù là như vậy, ứng viên và nhà tuyển dụng vẫn nên chú ý trong giao tiếp và trao đổi trước khi ra quyết định có hợp tác được hay không.
Đặc biệt, nhà tuyển dụng nên chú ý đến thái độ và hành vi của ứng viên. Một Dược sĩ giỏi nên có sự chuyên nghiệp, tận tâm và khả năng tập trung tốt. Trong khi đó, với ứng viên thì nên chọn môi trường mà ở đó bạn có nhiều cơ hội phát triển như hỗ trợ học lên, tham gia các chương trình đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu.
Các câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ giúp ứng viên chuẩn bị sẵn sàng, tự tin hơn cho cuộc phỏng vấn xin việc của mình. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá toàn diện, chính xác hơn về ứng viên tiềm năng. Mặc dù câu hỏi thực tế có thể khác ít nhiều tùy vào từng môi trường nhưng về cơ bản sẽ xoay quanh các vấn đề trên.
Nếu bạn đang tìm việc làm bác sĩ, dược sĩ, y tế... Tất cả những công việc về ngành y đều được cập nhật chi tiết trên JOBOKO.com, các bạn hãy cùng tham khảo thêm cụ thể công việc cũng như yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để ứng tuyển việc làm phù hợp nhất.

Công việc của Dược sĩ là làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ thì ứng viên cũng cần đọc kỹ bản Mô tả công việc của Dược Sĩ từ nhà tuyển dụng để hiểu được kỳ vọng và yêu cầu cụ thể, từ đó đánh giá khả năng phù hợp, điều chỉnh CV để quá trình xin việc diễn ra suôn sẻ nhất.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ hay nhất và gợi ý trả lời​
II. Một số câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ phổ biến khác
III. Lưu ý khi phỏng vấn Dược sĩ

Đọc thêm: Phẩm chất và kỹ năng cần có của nhân viên bán thuốc

Đọc thêm: Nhân viên bán thuốc cần bằng cấp gì?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888