Cuộc phỏng vấn Giám đốc phát triển kinh doanh thường có sự tham gia của Ban Giám đốc công ty vì tầm quan trọng của vị trí này. Do vậy, những câu hỏi phỏng vấn được đề cập sẽ có phần khác biệt so với "mô típ" của nhiều vị trí khác. Nhà tuyển dụng sẽ muốn xem định hướng của ứng viên có phù hợp với con đường phát triển của công ty không, ứng viên có tầm nhìn như thế nào...? Về phần mình, ứng viên cần phải chuẩn bị sẵn sàng nhất, cho thấy tác phong của một người lãnh đạo có khả năng dẫn dắt và chịu trách nhiệm.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi phỏng vấn giám đốc phát triển kinh doanh
Giám đốc phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường tiềm năng và xây dựng chiến lược để thâm nhập các thị trường này. Do đó, nhà tuyển dụng muốn ứng viên của họ phải có khả năng cập nhật những xu hướng mới nhất của thị trường và tận dụng được điều đó để tạo ra cơ hội phát triển kinh doanh cho công ty.
Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá kỹ năng tư duy sáng tạo của ứng viên, liệu họ có thể giúp doanh nghiệp dẫn đầu các xu hướng hay không.
Câu trả lời mẫu:
"Tôi hiểu rằng, tìm hiểu và cập nhật các xu hướng của thị trường là một trong những bước quan trọng để phân tích, dự đoán và tiến hành các kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Là một Giám đốc phát triển kinh doanh, tôi cân nhắc và phân chia thời gian của mình một cách hợp lý - không chỉ đặt các tạp chí chuyên ngành mà còn thường xuyên theo dõi tin tức để biết về chính sách mới có thể ảnh hưởng tới kinh doanh, đồng thời tham gia các sự kiện, hội thảo chuyên ngành."
Giám đốc phát triển kinh doanh phải là người có tầm nhìn xa trông rộng. Thay vì chỉ tập trung vào các khách hàng tiềm năng, nhà tuyển dụng còn muốn ứng viên của họ phải quan tâm đến các khách hàng hiện tại. Giám đốc phát triển kinh doanh phải tiếp tục phát triển các mối quan hệ với khách hàng và biến họ thành khách hàng thân thiết của công ty.
Câu trả lời mẫu:
"Duy trì mối quan hệ với khách hàng là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp không ngừng kết nối và mở rộng thị trường. Khách hàng cũ có thể là những nhà tiếp thị miễn phí. Ở cương vị Giám đốc phát triển kinh doanh, tôi sẽ cố gắng thúc đẩy quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng thân thiết bằng cách hẹn gặp khi có cơ hội, mời họ đi ăn hoặc tham gia các sự kiện của công ty. Trong khi đó, với khách lẻ, tôi sẽ yêu cầu nhân viên trong bộ phận thực hiện đúng quy trình chăm sóc khách hàng để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất."
Giám đốc phát triển kinh doanh cũng chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược cho công ty. Do đó, các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên của họ khả năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ này. Câu hỏi này có vai trò quan trọng bởi nó giúp nhà tuyển dụng xác định được khả năng của ứng viên trong việc tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ vững chắc với doanh nghiệp khác.
Câu trả lời mẫu:
"Tôi luôn muốn hợp tác với những doanh nhân trẻ và sáng tạo. Để có thể duy trì mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài và có lợi cho đôi bên, tôi luôn cố gắng tìm hiểu mọi thông tin về đối tác của mình cũng như hoạt động kinh doanh của họ trước khi tìm đến để bàn bạc những ý tưởng kinh doanh mới."
Cho dù nhà tuyển dụng muốn biết thành tích hay thất bại trong kinh doanh của bạn, mục đích của họ chủ yếu là xem xét cách bạn đối mặt và xử lý tình huống. Đối với những thành công, hãy kể về những thách thức mà bạn đã vượt qua. Đối với những thất bại, hãy thừa nhận sai lầm của mình và coi đó là cơ hội để học tập, cải thiện bản thân. Ngay cả khi chưa có kinh nghiệm, bạn cũng có thể kể về một vài tình huống có tính cạnh tranh trong công việc mà bạn đã trải qua.
Câu trả lời mẫu:
"Khi lần đầu thử sức với công việc kinh doanh, tôi đã gặp thất bại vì không dành thời gian để kết nối và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng. Khi gọi điện cho khách hàng, tôi hầu như không biết họ là ai, có nhu cầu gì mà chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm. Vì vậy họ tắt máy ngay khi nghe tôi nói một vài câu. Tôi đã cảm thấy rất chán nản, thậm chí là muốn nghỉ việc. Song là một người khá hiếu thắng, tôi đã tìm gặp sếp của mình để nói chuyện và cũng nhờ đó, tôi tìm ra được nguyên nhân dẫn đến thất bại của mình. Sau đó, tôi sửa chữa sai lầm bằng cách tìm hiểu về khách hàng và nhu cầu của họ trước khi gọi điện tư vấn. Dần dần, tôi đã lấy được niềm tin của họ và doanh số bán hàng của tôi ngày càng tăng".
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn Giám đốc phát triển kinh doanh cho bạn đọc tham khảo
Không phải lúc nào Giám đốc phát triển kinh doanh nào cũng có đủ nguồn tài nguyên để phục vụ cho công việc của mình. Đôi khi, công ty cần sử dụng ngân sách cho các hoạt động khác, do đó ngân sách cho hoạt động kinh doanh sẽ bị cắt giảm. Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá sự khéo léo của ứng viên, liệu họ có thể thành công khi không được 100% sự hỗ trợ của công ty hay không.
Câu trả lời mẫu:
"Ngân sách lớn là một yếu tố cần thiết để có thể quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên đó không phải là nguồn tài nguyên duy nhất mà tôi có thể sử dụng. Ngay cả khi không có đủ ngân sách, tôi vẫn có nhiều phương pháp khác để giúp sản phẩm của mình tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Ví dụ, nếu sản phẩm của chúng ta thân thiện với môi trường, tôi sẽ tìm kiếm các nhà tài trợ, những người yêu môi trường và thuyết phục họ đầu tư vào sản phẩm của mình. Tôi cũng có thể cho khách hàng sử dụng thử các sản phẩm của mình để tiếp thị sản phẩm thay vì phải quay quảng cáo và trả tiền để chúng xuất hiện trên tivi."
Trên đây là một số câu hỏi phổ biến mà bạn có thể gặp khi tham gia buổi phỏng vấn Giám đốc phát triển kinh doanh. Để có thể trả lời tốt các câu hỏi này, bạn nên dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu trước ngay sau khi gửi CV xin việc Giám đốc phát triển kinh doanh. Hãy kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để đưa ra những câu trả lời hoàn hảo nhất. Chúc bạn thành công!
MỤC LỤC:
I. Các câu hỏi phỏng vấn giám đốc phát triển kinh doanh phổ biến
II. Gợi ý cách trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn giám đốc phát triển kinh doanh thường gặp
Đọc thêm: Giám đốc phát triển kinh doanh là làm gì? Lương cao không?
Đọc thêm: Bí quyết thành công cho Giám đốc phát triển kinh doanh