Có nên làm Nhân viên Xuất Nhập Khẩu? ưu và nhược điểm của vị trí này

06/09/2022 14:04
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, ngành xuất nhập khẩu phát triển mạnh trong vài chục năm gần đây, thu hút một lượng lớn nhân sự. Nếu bạn còn băn khoăn về việc có nên trở thành Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu hay không, hãy tìm đáp án thông qua việc phân tích ưu nhược điểm của nghề nghiệp này.
Một nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu có thể mang đến những cơ hội thú vị và mức thu nhập đáng mơ ước, tuy nhiên, công việc này cũng rất bận rộn. Xuất nhập khẩu là ngành công nghiệp liên quan đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng như máy móc, công nghệ và phương tiện, nhiên liệu khoáng sản như dầu mỏ và hàng hóa như nhựa, dệt may.

Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của nhân viên xuất nhập khẩu

Nếu bạn làm Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu, bạn phải quản lý các lô hàng và hậu cần, tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ khách hàng,... Để giúp bạn quyết định xem việc theo đuổi sự nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu có phù hợp với mình hay không, JOBOKO sẽ phân tích những ưu và nhược điểm của vai trò này.

I. Ưu điểm của việc trở thành một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

1. Cơ hội làm việc với các thương hiệu toàn cầu

Là một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu, bạn có thể làm việc với các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các công ty đa quốc gia, các tập đoàn sản xuất, phân phối lớn và bán các hàng hóa có thương hiệu, từ may mặc, giày dép, đồ nội thất, xe hơi đến các thiết bị công nghệ. Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, bạn cũng có thể làm việc với nhiều nhân sự trong lĩnh vực vận chuyển, hãng hàng không, tàu hàng, nhân viên hiện trường tại các bến bãi và các nhà cung cấp khác có thương hiệu quốc tế.

2. Bạn có thể di chuyển và đi công tác ở nhiều nơi

Ngành xuất nhập khẩu là một mạng lưới toàn cầu cung cấp các sản phẩm trên toàn thế giới thông qua vận tải đường biển hoặc đường hàng không. Điều này mang đến cho bạn cơ hội di chuyển vòng quanh thế giới một cách thường xuyên, bao gồm cả Mỹ, Châu Âu, Úc và các nước Châu Á. Một công ty xuất nhập khẩu cũng có thể có chi nhánh ở các quốc gia khác mà bạn có thể ghé thăm như một phần công việc của mình.

3. Ngành công nghiệp năng động, bận rộn

Xuất nhập khẩu là một ngành phát triển nhanh với nhiều nghiệp vụ khác nhau, gần như luôn bận rộn. Vì vậy, công việc này rất phù hợp với những người có tham vọng, kiên định với mục tiêu nghề nghiệp và muốn có thu nhập cao. Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu sẽ phân phối, nhận sản phẩm hàng hóa, theo dõi lô hàng hoặc xử lý các công việc theo quy trình, vấn đề khách hàng, đàm phán và giải quyết tình huống phát sinh.

4. Có sẵn rất nhiều vị trí tuyển dụng

Có rất nhiều vai trò trong ngành xuất nhập khẩu vì vậy nếu muốn phát triển trong ngành này, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm. Tất cả phụ thuộc vào việc trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và định hướng nghề nghiệp của bạn. Xin việc Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu không khó nhưng không phải ai cũng làm tốt được.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm hơn trong sản xuất, nuôi trồng phục vụ thị trường nước ngoài, giúp tạo ra việc làm và tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại toàn cầu. Các nhà xuất khẩu hầu như đều có năng suất cao hơn các công ty tập trung vào thương mại nội địa. Trong khi đó, nhập khẩu mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì khả năng mua hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn. Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu thường có thể xử lý cả nghiệp vụ liên quan tới nhập khẩu và xuất khẩu nhưng vẫn có những người tập trung vào một mảng cụ thể. Nếu có ý định ứng tuyển hãy tạo ngay một bản CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu để hoàn thiện hồ sơ và ứng tuyển trực tuyến dễ dàng hơn nhé.

5. Mức thu nhập cao

Ngành xuất nhập khẩu được xem là một ngành mang lại thu nhập cao cho các ứng viên có nền tảng học kinh tế hoặc kinh doanh, ngoại ngữ. Thu nhập của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu thường có lương cứng và các khoản hoa hồng dựa trên doanh số, các dự án, khách hàng bạn xử lý. Ngoài ra, ngành xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh nên cơ hội kiếm tiền cho những người có trình độ và kỹ năng luôn rộng mở.

Mức lương trung bình của một Nhân viên Xuất Nhập Khẩu ở Việt Nam hiện nay là khoảng 9 - 10 triệu/tháng và cao nhất có thể lên đến 27 triệu/tháng, cao hơn rất nhiều so với các công việc văn phòng khác.

Thu nhập của nhân viên xuất nhập khẩu cao hay thấp?

II. Nhược điểm của công việc Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

1. Áp lực công việc lớn

Công việc của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu tương đối vất vả, cần có kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng sắp xếp thời gian để không bị quá tải. Ví dụ, một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu phải thực hiện các tác vụ sau:

  • Nghiên cứu thị trường, nhà sản xuất, nhà cung cấp, khách hàng.
  • Đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu, lưu trữ dữ liệu và hồ sơ.
  • Theo dõi tất cả các lô hàng đến và đi.
  • Phát hiện các tình huống chậm trễ, thiệt hại và các vấn đề khác với mục đích giải quyết các vấn đề của khách hàng.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định, thủ tục hải quan và chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu, chứng chỉ cần thiết.
  • Đặt lịch vận chuyển và liên lạc với khách hàng, bên giao hàng và cảng để xác minh thời gian tải hàng, khởi hành và thời gian cập bến, nhập hàng.

2. Đối phó với nhiều bên

Làm Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu cũng có nghĩa là bạn sẽ phải đối phó với rất nhiều người, nhiều bên, chẳng hạn như:

  • Duy trì liên lạc hàng ngày với khách hàng, đại lý, đồng nghiệp, người giao hàng và cảng.
  • Duy trì liên lạc giữa các văn phòng và đại lý ở nước ngoài.
  • Làm việc với nhiều tài xế xe tải, hãng hàng không, tàu chở hàng và các nhà cung cấp khác.
  • Làm việc với các công ty đa quốc gia và các nhà nhập khẩu, xuất khẩu cá nhân.

Do đặc điểm này mà công việc Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu chủ yếu phù hợp với những người có kỹ năng giao tiếp tốt, hướng ngoại, trong khi vẫn có khả năng xử lý chỉn chu các nhiệm vụ, cẩn thận và không để xảy ra sai sót.

3. Các hạn chế thương mại liên quan đến chính sách

Ngành xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ các hạn chế thương mại như thuế quan, trợ cấp của chính phủ cho các ngành công nghiệp trong nước và luật chống bán phá giá được một số quốc gia thực hiện như là biện pháp bảo hộ. Việc kinh doanh của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu trong các doanh nghiệp cũng vì thế mà bị chi phối và tác động bởi các yếu tố vĩ mô.

III. Có nên theo đuổi sự nghiệp như một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu?

Giống như tất cả các nghề nghiệp khác, công việc trong ngành xuất nhập khẩu có cả ưu điểm và nhược điểm của nó, dĩ nhiên là trong trường hợp công việc Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu thì ưu điểm nhiều hơn. Là một ngành phát triển nhanh, ban đầu bạn có thể cảm thấy bị áp đảo nhưng với một chút kiên nhẫn và thực hành, bạn có thể phát triển rất nhanh trong lĩnh vực này.

Vị trí việc làm trong ngành xuất nhập khẩu

Ngoài nhân viên xuất nhập khẩu thì lĩnh vực này còn bao gồm đa dạng các việc làm hot với thu nhập hấp dẫn khác. Hãy cùng JobOKO tham khảo và tìm hiểu về những việc làm trong ngành xuất nhập khẩu để khi có nhu cầu ứng tuyển cũng nhanh chóng lựa chọn được vị trí ưng ý nhé.

MỤC LỤC:
I. Ưu điểm của việc trở thành một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
II. Nhược điểm của công việc Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
III. Có nên theo đuổi sự nghiệp như một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu?
IV. Vị trí việc làm trong ngành xuất nhập khẩu

Đọc thêm: 5 kỹ năng quan trọng của một nhân viên xuất nhập khẩu

Đọc thêm: Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888