​Công việc của Trưởng phòng kế hoạch

26/01/2020 03:49
Trưởng phòng kế hoạch chịu trách nhiệm tham gia và giám sát các hoạt động, lập kế hoạch chuyên nghiệp tiên tiến, phức tạp cao. Tùy thuộc vào tổ chức, doanh nghiệp cụ thể, trưởng phòng kế hoạch cũng có thể đồng thời đảm nhiệm việc quản lý hoặc chỉ tập trung vào kế hoạch chuyên môn. Vậy công việc cụ thể mà trưởng phòng kế hoạch cần đáp ứng là gì?

Vị trí trưởng phòng kế hoạch ở mỗi công ty phải đáp ứng những yêu cầu công việc riêng nhưng nhìn chung đều thực hiện những việc làm cơ bản giống nhau. Muốn ứng tuyển vào công việc trưởng phòng kế hoạch, điều quan trọng là bạn phải có kỹ năng cũng như kinh nghiệm ngành nghề. Với mức lương thưởng hấp dẫn thì đây là việc làm nhiều bạn trẻ mơ ước. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy trang bị cho mình những kỹ năng mềm thiết yếu, tìm hiểu các vấn đề liên quan như câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kế hoạch phổ biến để có cơ hội trúng tuyển cao.


Yêu cầu công việc trưởng phòng kế hoạch

1. Công việc của trưởng phòng kế hoạch

Với vai trò là một nhân sự cấp quản lý, trưởng phòng kế hoạch phụ trách rất nhiều công việc khác nhau. Cụ thể là:
  • Nghiên cứu, phân tích, đề xuất, thực hiện và quản lý các dự án, lập kế hoạch phức tạp.
  • Đảm bảo kế hoạch phù hợp với định hướng công ty, tuân thủ quy định và luật pháp.
  • Giám sát các chức năng lập kế hoạch chuyên ngành như đề xuất phát triển mới với quy mô lớn và nghiên cứu môi trường (nếu cần).
  • Quản lý tổng thể các vấn đề lập kế hoạch liên quan đến bộ phận.
  • Tư vấn cho CEO về tất cả các vấn đề liên quan đến kế hoạch.
  • Giám sát bộ phận mô hình hóa của phòng kế hoạch.
  • Hỗ trợ liên lạc giữa các phòng ban, thực hiện tất cả các chức năng cần thiết để kế hoạch diễn ra suôn sẻ.
  • Phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận và đảm bảo đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, trang thiết bị phù hợp.
  • Đánh giá tiến độ, hiệu suất dự án.
  • Chuẩn bị các báo cáo, khuyến nghị cải tiến và sửa đổi.
  • Xử lý vấn đề nhân sự trong bộ phận.
  • Tham gia chuẩn bị và quản lý ngân sách, theo dõi và kiểm soát chi tiêu.
  • Tổ chức, chỉ đạo các cuộc họp trong bộ phận và họp với các phòng ban khác (nếu cần).

2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của trưởng phòng kế hoạch

Để có thể đảm nhiệm vị trí trưởng phòng kế hoạch, bạn phải có bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm chứng minh trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp nhất.
  • Hiểu biết thấu đáo về quy hoạch và phát triển, các chính sách và thủ tục của chính quyền.
  • Kiến thức chuyên sâu về chuyên môn như nhà ở, phân vùng, bảo tồn lịch sử và phát triển kinh tế,...
  • Thành thạo phương pháp nghiên cứu, thống kê.
  • Có phương pháp và kỹ thuật chuẩn bị, trình bày báo cáo kỹ thuật.
  • Có nguyên tắc trong thực hành giám sát, đào tạo và quản lý nhân sự.
  • Thủ tục và kỹ thuật lập ngân sách.
  • Những phát triển gần đây, tài liệu hiện tại và các nguồn thông tin liên quan đến quy hoạch và lập kế hoạch.
  • Kiến thức về thủ tục hành chính và luật pháp liên quan.
  • Kiến thức về các chương trình phần cứng và phần mềm máy tính, bao gồm Microsoft Office, ứng dụng Internet, mô hình kinh tế lượng hoặc mô hình vận chuyển, quản lý cơ sở dữ liệu hoặc GIS.
Trưởng phòng kế hoạch cần có những kỹ năng gì?

3. Kỹ năng cần có của trưởng phòng quy hoạch

Trưởng phòng kế hoạch cũng là người có đầy đủ kỹ năng từ quản lý, giao tiếp đến lập và giám sát, đánh giá hiệu suất dự án.
  • Sáng tạo, định hướng chi tiết, có kinh nghiệm trong các dự án.
  • Có khả năng quản lý nhiều công việc một lúc.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để phát triển mối quan hệ ở nhiều cấp độ và giải quyết vấn đề phát sinh.
  • Kỹ năng phân tích mạnh mẽ để giải thích dữ liệu nghiên cứu, báo cáo và áp dụng kỹ thuật toán học trong các tình huống thực tế
  • Đọc hiểu tài liệu chuyên môn.
  • Khả năng làm việc trên một số dự án hoặc giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề.
  • Khả năng giám sát và quản lý nhân viên hiệu quả.
  • Kỹ năng quản lý dự án và đáp ứng thời hạn công ty.

4. Trình độ tối thiểu

Trưởng phòng kế hoạch thường có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về lĩnh vực chuyên môn hoặc ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, các doanh nghiệp cụ thể có thể yêu cầu từ 3 - 4 năm kinh nghiệm giám sát, quản lý.

Ngoài công việc trưởng phòng kế hoạch thì những ai có kinh nghiệm đang tìm kiếm việc làm có thể tham khảo thêm công việc trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kỹ thuật,hay tìm việc làm chỉ huy trưởng, giám sát viên... Tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề yêu thích mà bạn lựa chọn cho mình việc làm phù hợp với khả năng nhé.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888