Cứ 10 thì có 9 Startup phạm phải sai lầm này khi chọn nhà đầu tư

15/11/2019 09:06
Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư là một chặng đường không hề dễ dàng mà các Startup cần phải trải qua để có được số vốn bạn cần để điều hành và phát triển công ty. Tuy nhiên, một số sai lầm mà cứ 10 thì có 9 nhà sáng lập Startup phạm phải khi tìm kiếm vốn đầu tư làm công sức của họ bỏ sông bỏ biển và rất có thể phá hủy cả những gì họ đang mất công xây dựng. Vì vậy, dù là trong quá trình tuyển dụng nhân sự hay tìm vốn đầu tư thì Startup cũng cần thận trọng.

Vốn đầu tư được coi là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, do vậy đội ngũ chuyên viên đầu tư, giám sát đầu tư cần phải là là những người có năng lực, biết phân tích thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi chỉ ra những sai lầm bạn cần tránh khi huy động vốn đầu tư cho Startup. Cách giải quyết bài toán tìm vốn đầu tư cho Startup để có được thành công nhất định đã được Joboko.com đề cập trong bài viết trước. Dưới đây là những lỗi mà công ty Startup cần tránh để việc huy động vốn đầu tư hiệu quả cao.  

Để doanh nghiệp startup phát triển bắt buộc phải có một chiến lược đầu tư hiệu quả

Các sai lầm Startup tìm nhà đầu tư cần tránh

1. Quảng cáo và/hoặc chèo kéo nhà đầu tư

Việc người sáng lập Startup (Startup Founder) quảng cáo hoặc nài kéo nhà đầu tư để huy động vốn là bất hợp pháp. Điều quan trọng là Founder phải hiểu rõ sự khác biệt này để tránh phạm sai lầm. Dưới cái nhìn của luật pháp, sự thiếu hiểu biết về luật là sự biện hộ không được chấp nhận.

Quảng cáo bao gồm bất cứ hình thức offline hay online nào để đề nghị nhà đầu tư tiềm năng cấp vốn cho startup của họ. Sự nài kéo thể hiện ở việc yêu cầu đầu tư vốn qua email, thư tay hay một số hình thức truyền thông khác. Trường hợp duy nhất mà luật pháp cho phép người sáng lập thu hút nhà đầu tư là khi có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ khăng khít tồn tại trước đó giữa hai bên.

Nói chung là Startup không được quảng cáo ở bất cứ nơi đâu về việc công ty đang bán cổ phiếu hay đề nghị ai đó mua cổ phiếu trừ khi đã có mối quan hệ làm ăn trước đó.

2. Chấp nhận nhà đầu tư có nhiều rủi ro

Một số Founder quá vội vàng muốn có vốn đầu tư đến nỗi mà họ bỏ qua các nguy cơ và chỉ cần nhận được tiền bất kể là nhà đầu tư nào cung cấp. Thật dễ hiểu khi họ muốn phát triển công ty nhưng đó không phải ý tưởng hay. Phương thức an toàn nhất là tìm kiếm nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm. Đây là nhà đầu tư có khả năng tài chính mạnh, giá trị ròng lớn và nhiều tài sản giá trị.
 

3. Sử dụng người môi giới không được cấp phép

Hãy cảnh giác với những người tự xưng họ là môi giới viên và đề nghị đại diện công ty bạn mua bán cổ phiếu trong khi thực tế thì họ chưa được cấp phép. Nếu bạn sử dụng môi giới chưa có chứng nhận cho các giao dịch của công ty có nghĩa là bạn đang phạm pháp.

4. Không tìm hiểu kỹ nhà đầu tư

Quá nhiều nhà sáng lập các công ty khởi nghiệp mắc sai lầm khi nhận vốn từ nhà đầu tư mà không tìm hiểu kỹ về họ. Không có miếng bánh nào từ trên trời rơi xuống cả, khi bạn chấp nhận vốn từ nhà đầu tư, điều đó có nghĩa là họ có mối quan hệ ràng buộc với công ty bạn trong một khoảng thời gian cụ thể và khoản đầu tư đó cấp cho họ quyền hạn và trách nhiệm nhất định trong công ty của bạn.

Các bạn trẻ yêu thích sự mạo hiểm, thử thách có thể chọn tìm việc làm tại các startup
 
Dưới đây là một số điều bạn cần biết trước khi chấp nhận vốn từ một nhà đầu tư:
 
  1. Tại sao họ muốn đầu tư vào công ty?
  2. Họ là loại người nào?
  3. Danh tiếng của họ tốt hay không?
  4. Nhà đâu tư có đem lại lợi ích gì khác cho công ty ngoài cung cấp vốn không?

5. Phát hành cổ phiếu ưu đãi

Nhiều startup mắc phải sai lầm khi phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhà đầu tư, bất kể là cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức hay ưu đãi hoàn lại. Điều này có nghĩa là bạn đã trao thêm nhiều quyền lợi cho nhà đầu tư để can thiệp vào hoạt động của công ty cũng như những lợi ích khác; đồng thời đẩy công ty vào hoàn cảnh bị động.

Nếu nhà đầu tư khăng khăng yêu cầu cổ phần ưu đãi, thay vào đó bạn hãy nhượng bộ và phát hành cổ phiếu phổ thông để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng. Tránh những sai lầm thường gặp nói trên khi tìm kiếm nhà đầu tư sẽ giúp nhà sáng lập Startup tránh gặp phải rắc rối không cần thiết về mặt pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, có những nhà đầu tư sẽ chẳng lại mang lợi ích gì cho bạn, thậm chí đầu tư với mục đích trục lợi. Vì vậy, biết là cần vốn nhưng Startup tuyệt đối đừng dây vào những nhà đầu tư này

>> Chia sẻ suy nghĩ của bạn bằng cách comment bên dưới
>> Truy cập vào Joboko.com để cập nhật tin tuyển dụng nhanh nhất


  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888