Viết CV xin việc nhân viên tư vấn tuyển sinh cần thể hiện được những kỹ năng mềm và kinh nghiệm liên quan tới nghề tư vấn. Trong bài viết này, JobOKO sẽ chia sẻ cách viết chuyên nghiệp để tạo CV nhân viên tư vấn tuyển sinh độc đáo và ấn tượng nhất.
Hướng dẫn viết CV tư vấn tuyển sinh, CV chuyên viên tư vấn giáo dục chuyên nghiệp
Thông tin cá nhân là phần không thể thiếu trong CV ứng tuyển nhân viên tư vấn tuyển sinh, cũng như trong các lĩnh vực và ngành nghề khác. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào để liên lạc với bạn trong trường hợp CV của bạn lọt vào vòng phỏng vấn. Các thông tin bắt buộc bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, link mạng xã hội, vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
Lưu ý: Vị trí công việc nên được ghi đúng theo mô tả công việc (JD) của công ty. Dưới đây là một ví dụ về cách trình bày thông tin cá nhân trong CV của nhân viên tư vấn tuyển sinh.
Họ và tên: NGUYỄN THỊ ANH
Vị trí công việc ứng tuyển: Nhân viên tư vấn tuyển sinh
Địa chỉ: Số 1, Đường Cộng Hòa, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0123 456 789
Email: anh.nguyen@gmail.com
LinkedIn: linkedin.com/in/anhnguyen
Hãy áp dụng ngay nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc nhân viên tư vấn tuyển sinh thu hút nhà tuyển dụng:
Ngắn gọn và rõ ràng: Mục tiêu nghề nghiệp nên được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu. Tránh sử dụng các cụm từ dài dòng hoặc mơ hồ.
Liên kết với tổ chức: Cố gắng liên kết mục tiêu nghề nghiệp của bạn với định hướng phát triển của tổ chức mà bạn đang ứng tuyển. Mục đích là để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là ứng viên tiềm năng.
Cam kết phát triển: Bày tỏ mong muốn được học hỏi, nâng cao kỹ năng và kiến thức để đạt được mục tiêu nghề nghiệp đã đề ra.
Ví dụ:
Tôi mong muốn có cơ hội làm việc trong một môi trường đội trẻ trung, năng động, được học hỏi, phát triển kỹ năng lãnh đạo để có thể đảm nhận các vai trò có trách nhiệm lớn hơn trong tương lai.
Dù chỉ tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì bạn cũng cần thành thật cung cấp thông tin về trình độ học vấn để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về nền tảng kiến thức chuyên môn.
Ví dụ:
Trong mọi CV, phần kinh nghiệm làm việc thường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Thông qua kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng và kiến thức thực tế mà ứng viên sở hữu, mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển ra sao.
Đây là phần để ứng viên thạo nghề thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những kinh nghiệm thực tiễn tại vị trí tư vấn tuyển sinh. Cần tập trung vào những công việc trước đó mà bạn đã thực hiện và những thành tựu bạn đã đạt được, chẳng hạn như tăng tỷ lệ sinh viên đăng ký khóa học lên bao nhiêu %? quy trình tuyển sinh được cải thiện như thế nào?
Ví dụ:
Công ty Cổ phần JobOKO Toàn Cầu (T5/2020 - T9/2020)
Tư vấn viên
Trực điện thoại và hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ và sản phẩm của công ty.
Đây là một trong những phần quan trọng nhất mà bạn nên tập trung khi viết CV nhân viên tư vấn tuyển sinh, vì nhà tuyển dụng có xu hướng chú ý đến khả năng thích ứng và tương tác của ứng viên. Một số kỹ năng mềm cần có khi viết CV xin việc nhân viên tư vấn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, khả năng làm việc dưới áp lực, kỹ năng thuyết trình và khả năng tự học.
Mặc dù có rất nhiều kỹ năng mềm khác nhau, nhưng bạn chỉ nên liệt kê từ 3 đến 5 kỹ năng mềm quan trọng, tránh việc liệt kê quá nhiều kỹ năng mà thiếu sự tập trung. Ví dụ:
Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng đàm phán:
Kỹ năng thuyết trình:
Nhân viên tư vấn tuyển sinh đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như tư vấn, quản lý học viên và chăm sóc khách hàng. Tại các trung tâm ngoại ngữ, vị trí này còn thực hiện các hoạt động tiếp thị và bán hàng.
Tuyển sinh: Tìm kiếm và thu hút sinh viên qua mạng xã hội, tham gia vào các hội nhóm có học viên tiềm năng để quảng cáo khóa học và các sự kiện tuyển sinh.
Tư vấn: Tư vấn các khóa học, giải đáp thắc mắc cho học viên về chương trình học, học phí và thời khóa biểu.
Quản lý học viên: Theo dõi và tổng hợp kết quả học tập của học viên.
Chăm sóc khách hàng: Nhắc nhở học viên về thời khóa biểu, cung cấp thông tin bổ sung về các khóa học và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Nghề tư vấn tuyển sinh đang rất "hot" với sự gia tăng đáng kể về nhu cầu tuyển dụng. Phụ huynh và học sinh đều cần sự hỗ trợ và tư vấn để chọn trường đại học, khóa học phù hợp. Đó là lý do các trường đại học/ trung tâm giáo dục luôn có đội ngũ tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp.
Những kỹ năng cần có của nhân viên tư vấn tuyển sinh
Nhân viên tư vấn tuyển sinh là cầu nối giữa các tổ chức giáo dục và sinh viên. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, bạn cần sở hữu một loạt các kỹ năng quan trọng như:
Khả năng giao tiếp, lắng nghe: Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin về dịch vụ mà bạn mang đến.
Kỹ năng thuyết phục: Nắm bắt được tâm lý khách hàng và có khả năng thuyết phục để làm cho khách hàng tin tưởng, lựa chọn dịch vụ.
Quản lý thời gian: Sắp xếp công việc một cách hiệu quả, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khả năng xử lý vấn đề: Linh hoạt và khéo léo khi xử lý các tình huống phát sinh.
Kiên nhẫn, khả năng chịu áp lực tốt: Có khả năng kiên nhẫn, bình tĩnh và không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc.
Ngoại ngữ: Có ngoại ngữ sẽ là một lợi thế lớn khi ứng tuyển nhân viên tư vấn tuyển sinh (khả năng tương tác với đa dạng tệp khách hàng, lợi thế khi deal lương).
Bạn là ứng viên quan tâm tới lĩnh vực tư vấn tuyển sinh nhưng vẫn bối rối và lo lắng vì chưa biết bản thân có thực sự phù hợp với vị trí này? Hãy thử kiểm tra tính cách MBTI trên JobOKO để tìm ra hướng đi nghề nghiệp phù hợp nhất cho chính mình.
JobOKO vừa chia sẻ tới bạn mẫu CV nhân viên tư vấn tuyển sinh chuẩn và chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo và áp dụng để tạo ra CV mang màu sắc của riêng mình. Nếu đang tìm kiếm cơ hội việc làm nhân viên tuyển sinh, bạn hãy truy cập JobOKO ngay hôm nay để tìm kiếm các vị trí phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của bản thân nhé. MỤC LỤC:
I. Cách viết CV nhân viên tư vấn tuyển sinh chuẩn nhất
II. Tìm hiểu nhân viên tư vấn tuyển sinh là làm gì?
III. Lý do tư vấn tuyển sinh là ngành HOT
IV. Những kỹ năng cần có ở nhân viên tư vấn tuyển sinh?
V. Ai sẽ phù hợp làm nhân viên tư vấn tuyển sinh?