CV xin việc nên đề cập bao nhiêu năm kinh nghiệm là "đủ"?

26/02/2022 08:30
Mỗi ứng viên đi xin việc đều cần có một bản CV thật ấn tượng để "PR" bản thân. Trong đó, kinh nghiệm làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với giá trị của CV. Vậy trong phần này, ứng viên nên trình bày như thế nào? Bao nhiêu năm kinh nghiệm là "đủ"?

Khi viết phần kinh nghiệm trong CV xin việc, điều quan trọng là ứng viên cần nêu được những công việc trước đây có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này nhằm thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nền tảng và chuyên môn phù hợp với yêu cầu. Hãy cùng tìm hiểu thêm về số năm kinh nghiệm mà ứng viên nên đưa vào CV nhé!

Nên viết số năm kinh nghiệm trong CV xin việc như thế nào?

1. CV xin việc nên đề cập bao nhiêu năm kinh nghiệm?

Không có 1 con số cụ thể nào về số năm kinh nghiệm nên đưa vào CV, tuy nhiên có 1 nguyên tắc chung là nên dựa vào những công việc bạn từng đảm nhiệm trong 10 năm qua. Điều này sẽ giúp bạn giới hạn được những kinh nghiệm phù hợp nhất.

Ngoài ra, kinh nghiệm như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ liên quan tới vị trí ứng tuyển hiện tại. Nền tảng cũng là yếu tố cần cân nhắc khi bạn đang phân vân nên đưa bao nhiêu công việc cũ vào CV. Ví dụ, nếu một vị trí từng làm có thể chứng minh năng lực của bạn trong công việc sắp tới thì đừng ngại đưa kinh nghiệm đó vào CV nhé, ngay cả khi đó là công việc của 10 năm trước cũng không ảnh hưởng gì cả.

2. Tại sao lại cần giới hạn số năm kinh nghiệm trong CV?

2.1. Giúp CV của bạn rõ ràng và dễ đọc hơn

Việc giới hạn lượng công việc cũ sẽ đảm bảo CV ngắn gọn trong 1 trang. Phần lớn nhà tuyển dụng đánh giá cao điều này bởi họ phải rà soát rất nhiều CV xin việc mỗi ngày. CV rõ ràng, ngắn gọn sẽ giúp họ đọc và hiểu dễ dàng hơn.

2.2. Giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được các bằng cấp liên quan

Khi bạn giới hạn số lượng công việc trong CV, nhà tuyển dụng sẽ có thể hiểu được mức độ phù hợp của những kinh nghiệm gần đây nhất đối với vị trí họ đang tuyển. Bởi trong quá trình tuyển dụng, họ sẽ tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng và chuyên môn cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của công việc. Thu nhỏ phạm vi kinh nghiệm làm việc sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và hình dung rõ ràng hơn về khả năng của bạn.

2.3. Giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm được nội dung chính khi rà soát

Mỗi ngày, nhà tuyển dụng phải xem qua hàng trăm CV để chọn lọc những bản đạt yêu cầu. Khi kinh nghiệm làm việc được trình bày ngắn gọn, chi tiết, nhà tuyển dụng sẽ có thể nắm được thông tin trong CV của bạn nhanh và hiệu quả hơn.

2.4. Giúp điều chỉnh CV của bạn sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển

Khi bạn nộp đơn xin việc, điều quan trọng là nêu các kỹ năng và chuyên môn phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển. Giới hạn số lượng công việc liệt kê sẽ giúp bạn điều chỉnh CV của mình cho phù hợp với mô tả công việc cụ thể và đảm bảo bạn chỉ trình bày các bằng cấp và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

2.5. Giúp nhà tuyển dụng nắm được các kỹ năng của bạn

Việc giới hạn số năm kinh nghiệm giúp nhà tuyển dụng xác định xem liệu những kỹ năng và chuyên môn của bạn có bắt kịp với những tiến bộ và công nghệ mới trong ngành hay không.

3. Xác định số năm kinh nghiệm trong CV như thế nào?

3.1. Dựa trên vị trí ứng tuyển

Trước khi quyết định sẽ đưa bao nhiêu kinh nghiệm vào CV, hãy tham khảo tin tuyển dụng cho vị trí bạn ứng tuyển. Trong đó sẽ có các tiêu chuẩn cần thiết cho công việc như kỹ năng, kinh nghiệm,... Bạn cần hình dung được công ty đang tìm kiếm một ứng viên như thế nào để có thể lựa chọn được những kinh nghiệm phù hợp.

3.2. Xác định những kinh nghiệm phù hợp nhất

Tiếp theo, hãy lên danh sách những kỹ năng và kiến thức chuyên môn của bạn. Từ đó, bạn chọn ra những mục có liên quan tới công việc đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi kinh nghiệm cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nhà tuyển dụng qua đây cũng có thể quyết định bạn có phải là ứng viên đủ tiêu chuẩn hay không.

3.3. Chọn lọc các kinh nghiệm khác để đưa vào CV

Nếu bạn có một công việc nào đó từ khi mới bắt đầu sự nghiệp mà chưa hoàn thành, hãy cân nhắc về việc đưa vào đầu CV (không phải đưa vào phần kinh nghiệm). Bạn sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những thành tích cao nhất của mình thông qua phần kinh nghiệm. Vì vậy, nếu ngoài phần này ra, bạn nêu cả những công việc khác trong CV thì sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được bạn đã nỗ lực hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng ra sao.

Cách lựa chọn kinh nghiệm làm việc nên đề cập trong CV

3.4. Hãy tận dụng để kết hợp các kinh nghiệm nếu có thể

Nếu bạn đã sớm làm việc cho cùng một công ty với nhiều vai trò khác nhau, hãy kết hợp các kinh nghiệm này trong phần kinh nghiệm ở cùng 1 công ty. Bạn có thể trình bày theo mẫu sau:

Tên công ty

  • Vị trí 1, ngày bắt đầu - ngày kết thúc.
  • Vị trí 2, ngày bắt đầu - ngày kết thúc.
  • Vị trí 3, ngày bắt đầu - ngày kết thúc.

Điều này giúp bạn trình bày các kinh nghiệm làm việc một cách ngắn gọn và rõ ràng hơn.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Nên đưa bao nhiêu năm kinh nghiệm vào CV? Bạn đọc hãy dựa trên các kỹ năng và chuyên môn của mình để lựa chọn và đưa vào CV những kinh nghiệm phù hợp, liên quan đến vị trí ứng tuyển nhé!

MỤC LỤC:
1. CV xin việc nên đề cập bao nhiêu năm kinh nghiệm?
2. Tại sao lại cần giới hạn số năm kinh nghiệm trong CV?
3. Xác định số năm kinh nghiệm trong CV như thế nào?

Đọc thêm: Có nên liệt kê nhiều việc từng làm vào CV xin việc không?

Đọc thêm: Mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, nên đưa gì vào CV?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888