Gần đây, trên thị trường chứng khoán thường xuất hiện thuật ngữ DCA. Chiến lược sử dụng DCA đã được nhiều nhà đầu tư áp dụng và thu được lợi nhuận khi giá trị cổ phiếu xuống dốc một cách đột ngột. Nếu chưa biết DCA là gì, bài viết dưới đây Joboko.com sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về DCA, những lợi ích cũng như bất cập mà nhà đầu tư sẽ có thể gặp phải trong quá trình giao dịch.
Hiểu thế nào về DCA? Lợi ích DCA mang lại là gì?
DCA - viết tắt của cụm từ Dollar-cost averaging, có nghĩa là Trung bình hóa chi phí đầu tư (Bình quân giá). Đây là chiến lược mà các nhà đầu tư sử dụng nhằm giảm thiểu tác động của biến động về giá cả khi đầu tư vào một loại tài sản nào đó trên thị trường. Tùy vào đơn vị tiền tệ được sử dụng mà tên gọi này có thể khác nhau, ví dụ như ở Anh, người ta thường dùng Pound-cost averaging hơn (Pound - bảng Anh).
Cụ thể, khi áp dụng DCA, nhà đầu tư thay vì rót tất cả vốn vào một lần thì sẽ chia nhỏ khoản tiền này ra rồi đầu tư thành nhiều đợt trong một khoảng thời gian cụ thể.
Điều cần lưu ý ở đây là giá trị tài sản trên thị trường có thể lên xuống thất thường tùy thời điểm. Chiến lược DCA sẽ giảm thiểu các rủi ro biến động giá này bằng cách giúp nhà đầu tư giảm tổng chi phí đầu tư ban đầu.
Một người muốn đầu tư một khoảng 200.000 USD để mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cùng một khoản vốn này, nếu đầu tư tất tay một lần thì số cổ phiếu của người đó mua được sẽ là 2.353 phiếu. Mặt khác, khi áp dụng chiến lược DCA, chia tổng vốn thành các khoản đầu tư nhỏ hơn - 25.000 USD, và đầu tư trong 8 tuần liên tiếp thì số cổ phiếu mua được lúc này đạt tới 2.437, tức là chênh lên 84 phiếu so với trường hợp đầu tiên, tương đương 6.888 USD với trung bình mỗi cổ phiếu trị giá 82 USD.
Có thể thấy, DCA sẽ có lợi và giúp nhà đầu tư mua được thêm nhiều cổ phiếu khi thị trường giảm, nhưng ngược lại nếu thị trường tăng, số cổ phiếu mua được sẽ ít hơn.
DCA chỉ phát huy hiệu quả giúp tối đa lợi nhuận của nhà đầu tư khi áp dụng mua chứng khoán thời kỳ thị trường có xu hướng giảm. Ngược lại, khi giá trị cổ phiếu tăng cao, nhà đầu tư nên đầu tư khoán gọn (tất cả vốn vào một lần), vì như vậy sẽ giảm thiểu thất thoát không đáng có.
DCA giảm thiểu các rủi ro về đầu tư giúp bảo toàn nguồn vốn cho người tham gia trong trường hợp thị trường gặp biến cố. Ngoài ra, chiến lược này còn có tính thanh khoản và linh động của dòng tiền cao, dễ dàng cho việc quản lý các danh mục đầu tư.
Các khoản đầu tư khoán gọn dễ bị tác động bởi những đợt lạm phát ảo do tâm lý thị trường không ổn định, dẫn đến khi bong bóng thị trường nổ ra, danh mục đầu tư sẽ tụt dốc không phanh. Trong khi đó, DCA sẽ giúp nhà đầu tư tránh được viễn cảnh tồi tệ này bằng cách hạn chế thất thoát đến mức tối đa và cho lợi nhuận cao hơn. Khi giá trị cổ phiếu không ngừng sụt giảm cũng là cơ hội vàng để mua vào với DCA, đây sẽ là một danh mục đầu tư dài hạn đem lại lợi nhuận khi thị trường khởi sắc trở lại.
Những ưu điểm nổi bật của chiến lược DCA
Áp dụng chiến lược DCA sẽ đảm bảo cơ hội nhà đầu tư có thể mua được nhiều chứng khoán hơn nếu giá thị trường có sụt giảm, do đó đảm bảo một lợi nhuận cao hơn khi thị trường hồi phục, giúp gia tăng giá trị danh mục đầu tư dài hạn.
Những biến động thị trường thường rất khó để dự đoán chính xác, và rủi ro khi xuống tiền sai thời điểm là vô cùng tai hại, nhất là với các nhà đầu tư bỏ vào một khoản tiền lớn để mua chứng khoán. Còn với DCA, khoản đầu tư lại được chia nhỏ và theo kịp với diễn biến trên thị trường...
Sẽ khó lòng mà loại bỏ được sự can thiệp cảm tính vào các quyết định của nhà đầu tư, nhất là khi họ vừa đặt vào một khoản tiền lớn hoặc tâm lý lo sợ thua lỗ, điều này cũng là dễ hiểu. Nhưng khi sử dụng DCA, những cảm xúc này sẽ giảm bớt phần nào vì nhà đầu tư đã chuẩn bị một chiến lược rõ ràng và cụ thể từ trước, việc của họ chỉ là xuống tiền vào từng mốc thời điểm định sẵn mà không cần phải lo lắng quá nhiều đến tin tức thị trường chứng khoán vẫn biến động từng ngày, từng giờ.
Rõ ràng là khi áp dụng đúng cách và với điều kiện thị trường phù hợp, DCA sẽ giúp người tham gia thị trường chứng khoán giảm thiểu vốn đầu tư. Dù vậy, vẫn có những quan điểm trái chiều về lợi ích cũng như tính khả thi của chiến lược này.
Thực hiện lệnh mua chứng khoán nhiều lần với số lượng ít trong một khoảng thời gian tương đối sẽ có thể khiến nhà đầu tư đối mặt với rủi ro phải thanh toán khoản chi phí giao dịch lớn hơn so với giá trị lợi nhuận thu được sau cùng, nhất là với các danh mục đầu tư trung và dài hạn.
Nhiều ý kiến tranh cãi về DCA cho rằng, trước bối cảnh môi trường kinh tế thay đổi không ngừng, nhà đầu tư cần phải nhanh chóng thích ứng để tránh thất thoát nguồn vốn cũng như tận dụng các cơ hội để sinh lời. Thế nhưng điều này là không thể nếu sử dụng DCA cho chiến lược đầu tư khi phải đợi đến khi rót đủ vốn để xem lợi nhuận, trong khi có thể có những chiến lược cho lãi nhanh và nhiều hơn.
Có thể các nhà đầu tư đã biết, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Chiến lược DCA chỉ có thể áp dụng khi giá trị chứng khoán sụt giảm, nhưng trong thực tế thị trường lại có xu hướng tăng nhiều hơn. Thống kê cho thấy, có tới 66% các khoản đầu tư khoán gọn (trọn số tiền) cho lợi nhuận cao hơn nhiều đầu tư DCA. Vậy nên, đây cũng là một yếu tố đáng để các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn của mình.
DCA có những nhược điểm gì?
Chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư (DCA) có cả ưu điểm và khuyết điểm. Nhìn vào mặt tích cực, nhà đầu tư vẫn có thể tận dụng DCA để mua được nhiều chứng khoán hơn khi thị trường biến động giảm trong một khoảng thời gian ngắn tuy cho lợi nhuận thấp hơn (do phương thức đầu tư có mức độ rủi ro thấp).
Bên cạnh đó, còn rất nhiều chiến lược đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn (tất nhiên là với mức rủi ro tương ứng) ví dụ như chiến lược target asset allocation (quỹ phân bổ tài sản có mục tiêu), diversification (phân tán rủi ro) hay regular portfolio rebalancing (tái cân bằng danh mục đầu tư).
MỤC LỤC:
1. DCA là gì?
2. Áp dụng chiến lược DCA hợp lý
3. Lợi ích của DCA
4. Nhược điểm của DCA
Đọc thêm: Chứng khoán là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng khoán