Để thú tội với sếp khi mắc sai lầm trong công việc

19/11/2019 14:55
Ngay cả những nhân viên chăm chỉ, cẩn thận nhất cũng có lúc mắc sai lầm trong công việc hoặc phải đối mặt với những vấn đề mà thực tế không phải họ gây ra. Nếu bạn đang gặp phải tình huống này, thay vì lựa chọn cách nghỉ việc thì hãy cùng trang tuyển dụng Joboko.com tìm hiểu 4 bí quyết sau đây để xác định cách thú tội với sếp một cách thông minh và chuyên nghiệp.

Trong công việc hay bất kể trong giai đoạn nào của cuộc đời, bạn sẽ mắc phải nhiều và rất nhiều sai lầm như Tố Hữu đã từng nói trong bài thơ Dậy mà đi "Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần". Điều quan trọng là sau khi mắc sai lầm, làm cách nào để bạn thú nhận với giám đốc và đưa ra biện pháp xử lý. Nhất là khi tâm trạng sếp không tốt thì bạn lại càng phải thận trọng để mọi chuyện không xảy ra tồi tệ hơn.

Mỗi nhân viên khi mắc sai phạm, phải trung thực khai nhận và tìm cách khắc phục vấn đề

Cách thú tội khi mắc sai lầm mà vẫn giữ được "vùng trời bình yên"

1. Lựa chọn thời điểm

Mặc dù để giám đốc biết sai lầm cấp bách trong công việc trong thời gian sớm nhất là điều rất quan trọng nhưng phải đảm bảo rằng sếp có đủ thời gian và tập trung toàn bộ chú ý để nghe bạn trình bày và giải thích chi tiết. Đề nghị gặp riêng quản lý một cách trực tiếp trong thời gian ngắn. Nếu bạn làm việc ở địa điểm khác, lựa chọn gọi qua Skype hoặc hội thảo Web. Một cuộc gặp mặt đối mặt, dù là trong môi trường ảo cũng là cách giao tiếp hiệu quả để nói về sai lầm trong công việc hơn là email hay gọi điện thoại.

2. Hiểu rõ tính sếp

Cách thú nhận sai lầm với sếp còn tùy thuộc vào thói quen giao tiếp và phong cách lãnh đạo của anh ấy/cô ấy. Nếu sếp bạn là kiểu người quyết đoán và nghiêm khắc, bạn nên bỏ hết phần râu ria, đi thẳng vào vấn đề và đưa ra một loạt các giải pháp, sau đó quay trở lại làm việc. Nhưng nếu anh ấy/cô ấy có thái độ ôn hòa hơn, có lẽ bạn nên nói thêm thông tin về những gì đã xảy ra và nguyên nhân tại sao, sau đó làm việc với sếp để tìm ra giải pháp.
 

3. Trả lời trung thực

Trước khi thú nhận với sếp về sai lầm bạn mắc phải, hãy chuẩn bị cho tất cả các loại câu hỏi bạn nghĩ đến. Sếp có thể muốn biết sao sự việc lại xảy ra, xảy ra như thế nào, vai trò của bạn trong việc đó và có ai khác liên quan. Hãy thẳng thắn trả lời đúng sự thật những gì bạn biết. Không bào chữa, biện hộ hay nói dối vì một khi bị phát giác, không những bạn bị đánh giá về nhân cách mà còn mất đi niềm tin của sếp. Dũng cảm chịu trách nhiệm cho tính toán sai lầm và giám sát chưa chặt chẽ của bạn.

Tuyệt chiêu hay giúp bạn có thể nhanh chóng vượt qua khó khăn trong công việc

3. Giải quyết vấn đề

Sai lầm luôn dễ dàng chấp nhận hơn khi có sẵn biện pháp giải quyết. Trình bày sự việc kèm theo mốc thời gian để bạn và quản lý tìm ra cách khắc phục sai sót xảy ra, địa điểm và thời gian. Sau đó, vạch ra các bước tiếp theo. Kết thúc cuộc gặp sau khi có kế hoạch hành động nhất trí để đảm bảo mọi người nắm rõ những việc cần làm để giải quyết vấn đề. Lúc này đòi hỏi bạn phải phát huy kỹ năng giải quyết vấn đề của mình của một cách hiệu quả.

Việc thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm trước sai lầm trong công việc không bao giờ là điều dễ dàng. Điều này thể hiện nhân cách và năng lực của cá nhân bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần khéo léo lựa chọn cách thú tội với sếp khi có sai sót xảy ra và tìm ra biện pháp xử lý, nhưng tuyệt đối không nên khéo dài quá lâu vì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Đặc biệt, khi làm sai, bị sếp mắng vài câu đừng có tự ái mà nghỉ việc. Dù bạn đang đảm nhiệm bất kỳ một vị trí công việc nào, từ nhân viên, trợ lý hay quản lý, việc nhận lỗi thú tội sai lầm trong công việc là hết sức cần thiết thể hiện sự chuyên nghiệp, trung thực trong tác phong làm việc của bạn.

>> Bạn đang muốn làm Cv xin việc, truy cập ngay vào Joboko.com để tham khảo các mẫu CV xin việc mới nhất nhé.
>> Đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận của bạn bằng cách comment bên dưới nhé.

 
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888