Digital Experience Platform (DXP): Nền tảng hỗ trợ tiếp thị có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng

08/07/2020 16:36
Digital Experience Platform (DXP) được coi là "vũ khí" giúp xử lý mọi vấn đề digital trong tương lai. Vậy Digital Experience Platform (DXP) là gì? So sánh DXP, CMS và WEM có gì khác biệt? Hãy cùng Joboko.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khi bạn xem một trận bóng đá trên ứng dụng thể thao và cầu thủ yêu thích của mình ghi bàn, bạn đã ăn mừng bằng cách đăng lên mạng xã hội. Không lâu sau đó, bạn đã thấy rất nhiều quảng cáo áo bóng đá với số áo của chính cầu thủ mà bạn yêu thích, vé xem bóng đá và rất nhiều thứ khác nữa hiện trên lên bảng tin của bạn.

Digital Experience Platform (DXP) mang đến những lợi ích gì?

Tất cả những gì mà bạn thấy đều là thành quả của trải nghiệm digital marketing nâng cao - khi một thương hiệu đào sâu tìm hiểu và khai thác không gian giải trí của bạn. Trải nghiệm này được gọi là Digital Experience Platform (DXP) và đã giúp rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh của mình. Vậy Digital Experience Platform (DXP) là gì? Nó giống và khác gì so với CMS và WEM?

I. Digital Experience Platform (DXP) là gì?

Digital Experience Platform (DXP) chính là thế hệ tiếp theo của hệ thống quản trị nội dung (Content Management System - CMS). Nó cho phép các nhà bán lẻ theo dõi hoạt động, hành vi, sự tương tác và cả vị trí của khách hàng trong toàn bộ quá trình từ đầu tới cuối của một giao dịch mua bán.
DXP cho phép các thương hiệu cung cấp nội dung hấp dẫn, có tính cá nhân hóa cao với những khách hàng mục tiêu dựa trên hồ sơ cá nhân của họ thông qua một loạt các điểm tương tác kỹ thuật số khác nhau.

II. So sánh DXP, CMS và WEM

Sẽ không quá đáng khi nói rằng DXP đang tác động đến mọi điểm tương tác khách hàng, ngay cả đối với các cửa hàng vật lý - điều mà CMS đã làm với các quảng cáo và website khoảng 20 năm trước đây. Điểm chung của cả 2 công nghệ này đều là mục tiêu tối đa hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách đáp ứng chính xác những kỳ vọng của họ. Sự khác biệt nằm ở công nghệ và tính cạnh tranh tại từng thời điểm. Điều đáng được nói đến nhất ở đây là DXP sẽ còn tiếp tục phát triển và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của các nhà tiếp thị.

1. Content Management System (CMS)

Đúng như tên gọi của nó, hệ thống quản trị nội dung (CMS) hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý nội dụng, chủ yếu trên máy tính và thiết bị di động. Nó cho phép nhiều người dùng trong một tổ chức quản lý, tạo và theo dõi nội dung, hình ảnh và video do mình sáng tác. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp duy trì tính nhất quán trong nội dung và hình ảnh trên các nền tảng trực tuyến.

2. Web Experience Management (WEM)

Khi các kênh khách hàng mới ra đời, chức năng cross-channel của WEM sẽ cho phép sử dụng nội dung và dữ liệu chéo kênh. Nó cũng cho phép các thương hiệu khác nhau chia sẻ thông tin trên nền tảng kỹ thuật số.
Với WEM, các nhà quảng cáo sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về hành vi của người dùng, nâng cao khả năng dự đoán hành động của họ và sáng tạo nội dung phù hợp để tiếp cận với những người này trực tiếp hoặc trên các nền tảng kỹ thuật số. Quan trọng hơn hết, WEM cho phép các công ty giao tiếp với khách hàng bằng nội dung tự động đã được tùy chỉnh, cá nhân hóa trên nhiều kênh khác nhau.

3. Digital Experience Platform (DXP)

DXP là một trong những nền tảng đầu tiên để tích hợp toàn diện trải nghiệm marketing trên nhiều kênh khác nhau. Nó cho phép các doanh nghiệp phân bổ nội dung tới các điểm tương tác với khách hàng ở bất cứ đâu, bao gồm quảng cáo trực tuyến, tại cửa hàng hay trên các sàn thương mại điện tử.
Nhờ tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learing (ML), DXP có thể xử lý và phân tích lịch sử tìm kiếm, duyệt web và mua sắm của khách hàng cũng như các tương tác của họ trên mạng xã hội. Nó có thể dự đoán các sản phẩm mà người dùng quan tâm và chèn nội dung liên quan để kích thích họ.
DXP sẽ tạo nên bước tiến xa hơn CMS hay WEM bởi nó giúp các thương hiệu tạo trải nghiệm xuyên suốt trên các nền tảng website, ứng dụng, thiết bị IoT,....

Phân biệt các hệ thống quản trị nội dung DXP, CMS và WEM

III. Những lợi ích khi sử dụng DXP

Lý do chính khiến cho các thương hiệu sử dụng DXP là để cung cấp các trải nghiệm phong phú, nhất quán nhưng lại được cá nhân hóa cho các sáng kiến thu hút khách hàng của họ. Ngoài ra, DXP còn mang lại những lợi ích như:

1. Tương tác tốt hơn

DXP cho phép các thương hiệu tương tác với người dùng một cách toàn diện và liên tục trên nhiều nền tảng khác nhau như website, mobile, chatbot,...

2. Kiểm soát hoạt động tốt hơn

DXP được thiết kế để tích hợp các nền tảng tiếp thị, thương mại và hỗ trợ khách hàng cùng với các giải pháp theo thời gian thực khác. Nhờ sự linh hoạt của API, DXP có thể thu thập và sắp xếp tất cả dữ liệu nhằm cung cấp nội dung và trải nghiệm phù hợp với từng kênh tương tác khác nhau.

3. Kiến trúc thông minh

Điều khiến cho DXP hoạt động hiệu quả là sự linh hoạt và nhạy bén của các dịch vụ siêu nhỏ - còn được gọi là kiến trúc microservice. Microservice là một mô hình kiến trúc được cấu tạo bởi một ứng dụng là tập hợp của các dịch vụ có tính chất:

  • Ghép đôi lỏng lẻo.
  • Có thể triển khai độc lập.
  • Có khả năng bảo trì và kiểm thử cao.
  • Phục vụ mục đích kinh doanh.

Kiến trúc microservice cho phép cung cấp/triển khai liên tục các ứng dụng lớn, phức tạp để một doanh nghiệp có thể cải tiến technology stack của họ. Điều này có nghĩa là các back-end developer và nhà tiếp thị ở front-end có thể thực hiện các thay đổi và cải tiến các phần khác nhau của nền tảng một cách hoàn toàn độc lập mà không ảnh hưởng đến các phần khác.

4. Công nghệ AI

Công nghệ AI tích hợp trong DXP sẽ giúp mang lại cho các thương hiệu cái nhìn toàn diện về trải nghiệm khách hàng trên các kênh tương tác khác nhau. Nó có thể phát hiện những thông tin quan trọng ẩn sâu trong khối dữ liệu khổng lồ, cho phép người dùng tìm kiếm bất cứ thông tin nào họ cần bất cứ khi nào họ muốn.

5. Tính cá nhân hóa

AI cũng giúp nâng cao sự gắn kết của khách hàng bằng cách cung cấp các trải nghiệm được cá nhân hóa. Nó sẽ dựa vào từng hành động cụ thể của khách hàng để tìm hiểu sở thích của họ; nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể liên tục và tự động nâng cao trải nghiệm khách hàng trên nhiều kênh tương tác khác nhau. Việc sử dụng dữ liệu khách hàng một cách thông minh cũng sẽ giúp các doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm thích hợp.

Ưu điểm vượt trội khi sử dụng nền tảng DXP

IV. Các loại DXP phổ biến

Về cơ bản, DXP có 3 loại như sau:

1. CMS DXP

CMS DXP sẽ phân tích và xác định phân khúc người mua hàng cũng như thực hiện những công việc như thu hút khách hàng, tạo nhu cầu mua sắm, mở rộng phễu bán hàng và cung cấp các chương trình khuyến mại được cá nhân hóa.

2. Portal DXP

Portal DXP được thiết kế chủ yếu cho các doanh nghiệp B2B và B2C trong lĩnh vực fintech hoặc sản xuất nhằm mục đích quản lý nội dung sau bán hàng và sáng kiến hỗ trợ khách hàng; tập trung chủ yếu vào sự gắn kết và đổi mới.

3. Commerce DXP

Commerce DXP/Commercial DXP chủ yếu được sử dụng trong các doanh nghiệp bán lẻ để đẩy mạnh nội dụng quảng cáo trên các website thương mại điện tử. Nó cung cấp các sáng kiến trước mua hàng, trong quá trình mua hàng và hoàn trả sản phẩm cũng như các giải pháp dành cho giỏ hàng, thanh toán và quản lý hàng tồn kho.

Content Services Platform là gì? cách lựa chọn ra sao?

Digital Experience Platform (DXP) đang dần thay thế hệ thống quản trị nội dung website một chiều. Cho dù các doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số nào đi chăng nữa thì vẫn sẽ cần tới DXP vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Bên cạnh Digital Experience Platform (DXP) thì bạn cũng nên tham khảo thêm Content Services Platform. Mặc dù cũng có chức năng quản lý nội dung nhưng mỗi nền tảng sẽ có đặc trưng riêng, hãy theo dõi bài viết sau để có thểm hiểu biết cho mình nhé.

MỤC LỤC:
I. Digital Experience Platform (DXP) là gì?
II. So sánh DXP, CMS và WEM
III. Những lợi ích khi sử dụng DXP
IV. Các loại DXP phổ biến

Đọc thêm: ​Xu hướng Digital Marketing năm 2020

Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng quản trị website hiệu quả

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888