Digital Marketing - Ngành khoa học về chinh phục khách hàng trong thời đại số

01/04/2021 14:30
Bạn sẽ làm gì khi muốn mua một sản phẩm? Bạn sẽ đi thẳng ra cửa hàng hay sẽ lên Google tìm kiếm. Hầu hết người dùng Internet hiện nay sẽ lựa chọn giải pháp thứ 2 hoặc ít nhất là họ sẽ tìm cửa hàng hay tìm hiểu mức giá trước trên Internet. Những thói quen như này đã tạo điều kiện phát triển một ngành nghề mới - Digital Marketing - ngành khoa học về chinh phục khách hàng trong thời đại số.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà Internet được sử dụng mọi lúc, mọi nơi và cho mọi công việc từ đơn giản tới phức tạp như thanh toán hóa đơn, mua thực phẩm, mua quà, lên kế hoạch nghỉ dưỡng,... Bạn chỉ cần đăng nhập vào máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng và thực hiện một vài thao tác đơn giản là mọi việc đã được giải quyết.

Ngành Digital Marketing mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt

Việc sử dụng Internet ngày càng nhiều và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đã mang lại cơ hội cho nhiều công ty, doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Các cửa hàng truyền thống đã dần dần được biến đổi thành các cửa hàng trực tuyến, nơi mà mọi giao dịch mua bán đều được thực hiện chỉ với một vài cái click chuột. Tất cả những điều này đã tạo cơ hội phát triển một ngành nghề mới trong xã hội - Digital Marketing.

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên nền tảng số như content marketing, SEO, email marketing, social media marketing, mobile marketing,... để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Mọi người dùng trên thế giới hằng ngày tiếp cận thông tin qua tivi, máy tính, điện thoại, radio và rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng truyền thống khác. Việc liên tục tiếp cận với các nguồn thông tin khác nhau đã dẫn đến tình trạng quá tải và khiến họ cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định mua hàng. Digital Marketing sẽ cho phép các thương hiệu tiếp cận và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ với người dùng qua nhiều kênh thông tin khác nhau để tránh bị nhiễu loạn thông tin.
Digital Marketing có các hình thức như:

  • Quảng cáo trên website.
  • Content marketing.
  • SEO (Search Engine Optimization - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
  • Digital advertising.
  • Email marketing.
  • Social media marketing.
  • Affiliate marketing.
  • Mobile marketing.
  • PR online.
  • Conversational AI.
  • Web analytics.

2. Tiềm năng và xu hướng phát triển Digital Marketing

Digital Marketing đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong thời gian gần đây. Những người trước đây còn nghi ngờ và cho rằng nghề này sẽ chỉ như một cơn gió thoáng qua thì nay đã phải thừa nhận sự tăng trưởng ổn định của nó.
Digital Marketing không phải là một xu hướng nhất thời mà nó sẽ là tương lai của mọi doanh nghiệp. Có một điều chắc chắn là tiếp thị trên các nền tảng số thì chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các hình thức tiếp thị truyền thống.
Ví dụ, một chiến dịch email marketing có thể gửi thông điệp tới một số lượng người dùng nhiều hơn các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác nhưng sẽ chỉ tiêu tốn một phần nhỏ chi phí so với quảng cáo trên truyền hình hoặc in ấn. Chưa tính tới việc kết quả truyền thông trên những nền tảng truyền thống này là không thể đo đếm được.
Sau đó, thay vì tốn một khoản chi phí khổng lồ khác cho việc thăm dò ý kiến khách hàng, người làm digital marketing có thể phân tích tỷ lệ phản hồi của khách hàng trong vòng vài phút và đánh giá sự thành công của chiến dịch này theo thời gian thực. Đây chính là điểm mấu chốt khi sử dụng digital marketing.

Xu hướng phát triển của Digital Marketing như thế nào?

Các doanh nghiệp sẽ có hai sự lựa chọn. Một là sẽ thích nghi nhanh với môi trường digital marketing hoặc là sẽ phá sản, không sớm thì muộn. Đây chính là cơ hội mở ra cho những người mong muốn theo học ngành này.
Trong thời gian tới, số lượng nhân viên digital marketing các doanh nghiệp cần được dự kiến sẽ tăng cao gấp 10 lần. Khi mà nhu cầu tuyển dụng cao gấp nhiều lần nguồn nhân lực vốn có như vậy thì những người có đủ kỹ năng và trình độ chắn hẳn sẽ không thiếu những cơ hội việc làm lương cao, chế độ đãi ngộ tốt.

3. Các vị trí việc làm Digital Marketing

  • Chuyên viên content marketing: Là người chịu trách nhiệm xây dựng và phân phối những nội dung hữu ích cho một tập hợp người đọc, người xem đã xác định từ trước. Nội dung có thể là dạng bài viết blog, newsletters, đồ họa, video, câu đố, trò chơi,.... Content marketing nhằm mục đích tăng traffic cho một website và xây dựng thương hiệu để tăng doanh số.
  • Chuyên viên SEO: Mục đích của SEO là tăng số lượng và chất lượng traffic của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, ... Chuyên viên SEO là người phát triển và thực hiện các chiến lược để tăng thứ hạng tìm kiếm của một website. Họ sẽ nghiên cứu các từ khóa phổ biến liên quan và đưa chúng vào nội dung web để những sản phẩm/dịch vụ của họ được hiển thị trong top kết quả tìm kiếm của khách hàng tiềm năng.
  • Social media marketer: Là người quản lý tài khoản mạng xã hội của công ty như Facebook, Twitter, Instagram và LinkedIn. Họ sẽthực hiện và giám sát các chiến lược thu hút khách hàng mới cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại trên những nền tảng này. Công việc của họ thường bao gồm đăng bài viết hấp dẫn, trả lời câu hỏi của khách hàng, quảng cáo sự kiện khuyến mại, bán hàng,...
  • Chuyên viên marketing automation: Marketing automation là việc sử dụng các công nghệ hoặc phần mềm để marketing trên nhiều kênh khác nhau như website, email, chat, social media,... Công nghệ sẽ giúp tự động hóa quá trình, vậy nên các chuyên viên marketing automation sẽ chỉ việc lên kế hoạch, giám sát việc thực hiện của phần mềm và phân tích kết quả. Mục đích của họ là truyền đạt thông điệp tới đúng khách hàng vào đúng thời điểm phù hợp để giúp tăng doanh số hiệu quả.

4. Mức lương Digital Marketing

Theo thống kê, mức lương Digital Marketing tại Việt Nam hiện nay trung bình khoảng 8 - 12 triệu đồng/tháng. Những người mới ra trường thường chỉ nhận được mức lương khoảng gần 6 triệu đồng/tháng. Số tiền này sẽ tăng lên đến khoảng 10 triệu khi có kinh nghiệm và 16 triệu nếu như được bổ nhiệm vị trí trưởng nhóm hoặc giám sát.
Còn đối với vị trí quản lý hay trưởng phòng thì mức lương trung bình là 27 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 34,5 triệu đồng/tháng với những người thực sự có năng lực và có thành tích cao trong công việc.
Riêng đối với những thực tập sinh Digital Marketing thì sẽ tùy thuộc vào công việc cũng như các doanh nghiệp sẽ có chế độ mức lương dựa vào kết quả làm việc của bạn. Tuy nhiên đối với những thực tập sinh thì kinh nghiệm làm việc cùng với môi trường làm việc để bạn học hỏi có lẽ cũng là những điều quý giá nhất.

5. Thời gian thử việc Digital Marketing

Thời gian thử việc cho một vị trí digital marketing thường là 2 tháng. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng thực tế của ứng viên. Những ứng viên chưa có kinh nghiệm thường sẽ cần nhiều thời gian hơn để học việc; trong khi đó, những người đã thành thạo sẽ được ưu tiên rút ngắn thời gian thử việc.

Các vị trí việc làm Digital Marketing phổ biến

6. Những thách thức khi làm Digital Marketing

Digital Marketing ngày càng trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà nó mang lại thì bản thân các cá nhân và doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing cũng phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ, như:

  • Quyền riêng tư của người dùng ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn: Vấn đề quyền riêng tư trên các website đã trở thành một chủ đề nóng hổi, được đưa ra bàn luận liên tục trong những năm gần đây. Đầu năm 2018, Facebook đã làm rò rỉ dữ liệu của 87 triệu người dùng. Ngay sau đó, Google Plus cũng vấp phải sự cố rò rỉ dữ liệu và phải tuyên bố tạm dừng dự án. Hậu quả là một loạt các chính sách về quyền riêng tư đã được ban hành vào năm này và tạo ra thách thức vô cùng to lớn cho các công ty trong lĩnh vực digital marketing.
  • Các nền tảng trực tuyến đều là những con dao hai lưỡi: Nếu như môi trường trực tuyến là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh thì đây cũng sẽ là nơi mà các tin đồn xấu lan nhanh đến bất ngờ. Trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy phản hồi của những người đã sử dụng từ trước, có cả phản hồi tích cực và tiêu cực. Nếu như các doanh nghiệp không thể kiểm soát tốt những thông tin này thì rất có thể mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển.
  • Sự cạnh tranh: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng kinh doanh trực tuyến đã khiến cho sự cạnh tranh tăng cao hơn bao giờ hết. Trên những nền tảng này, khách hàng có thể so sánh mẫu mã, giá tiền, đánh giá của người dùng và thậm chí là cả chất lượng sản phẩm. Vì vậy, những doanh nghiệp không tạo được sự khác biệt và thu hút khách hàng sẽ không thể đứng vững.

Digital Marketing hiện được coi là một trong những ngành khát nhân lực chất lượng cao nhất. Mặc dù đã đưa ra chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn "đỏ mắt" tìm kiếm ứng viên. Điều này chứng tỏ một thực tế rằng những kiến thức học được trong trường lớp thôi là chưa đủ.

Bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing

Những người muốn tìm được một chỗ đứng và phát triển trong nghề digital marketing cần phải có một tầm nhìn rộng mở, không ngừng trau dồi và nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Kết quả nhận được khi làm điều mà người khác không thể sẽ cực kỳ xứng đáng. Để có thể trúng tuyển vị trí việc làm digital marketing thì bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức cần thiết. Một số bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn.

MỤC LỤC:
1. Digital Marketing là gì?
2. Tiềm năng và xu hướng phát triển Digital Marketing
3. Các vị trí việc làm Digital Marketing
4. Mức lương Digital Marketing
5. Thời gian thử việc Digital Marketing
6. Những thách thức khi làm Digital Marketing

Đọc thêm: Digital Marketing gồm những mảng nào? khác gì với Marketing truyền thống?

Đọc thêm: Xu hướng Digital Marketing năm 2021

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888