Sếp không ưa mình là tình trạng chẳng ai muốn nhưng lại xảy ra với không ít người. Trong môi trường
văn hóa doanh nghiệp, bạn cảm thấy sếp không ưa mình và không biết làm sao để thay đổi cách nhìn của sếp? Điều này khiến công việc của bạn trở nên khó khăn? Cùng JOBOKO tìm hiểu một số gợi ý dưới đây để tìm cách giải quyết phù hợp với mình nhé.
Có rất nhiều lý do để sếp có những cái nhìn tiêu cực về bạn, thậm chí là khi lỗi không do bạn gây ra. Bên cạnh những đồng nghiệp khó tính thì cấp trên cũng là yếu tố có thể khiến bạn nghỉ việc. Vậy làm thế nào để gây ấn tượng đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp? Nếu bạn thấy sếp không ưa mình mà không rõ vì nguyên nhân gì, tham khảo, làm theo các bước dưới đây để cải thiện mối quan hệ với cấp trên và có thời gian làm việc hiệu quả, thú vị hơn.
Sếp không ưa mình có nên đi tìm việc làm mới hay không?
I. Tìm hiểu xem vì sao sếp không ưa mình?
1. Hỏi đồng nghiệp
Điều đầu tiên bạn cần xem xét là chỉ có bạn rơi vào tầm ngắm của sếp hay nhiều người khác cũng gặp vấn đề tương tự. Đồng nghiệp khác làm việc với sếp có mối quan hệ tích cực hơn không? Nếu sếp đối xử với ai cũng như vậy thì bạn không cần lo lắng vì có lẽ tính sếp xưa nay vẫn thế. Còn nếu không, hãy xin lời khuyên và gợi ý của họ về cách họ đang làm và xem bạn có thể học hỏi gì không.
2. Xem lại bản thân
Các cụ ta có câu: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Hãy nhìn lại thái độ và cách cư xử của bạn với sếp. Liệu có phải bạn đang tránh tương tác với sếp hoặc vô tình truyền đi những cảm xúc khiến sếp cảm thấy bạn không thích họ. Chúng ta rõ ràng sẽ đối xử lạnh lùng hơn với người mà chúng ta nghĩ họ không thích mình, đổi lại họ cũng không thân thiện gì với ta. Thử phá vỡ vòng luẩn quẩn khiến cả hai đều khó chịu này bằng cách tìm cơ hội nói chuyện với sếp và thể hiện sự tôn trọng cũng như thái độ tích cực của bạn với họ.
Khi bị sếp không ưa mình, bạn nên tìm việc làm mới để có cơ hội phát triển công việc làm tốt hơn II. Mẹo xử lý khi bị sếp ghét
Nếu bạn nghĩ sếp không ưa bạn là do kết quả làm việc của bạn thì cần hành động ngay để thay đổi cách nhìn của sếp về mình. Chắc chắn rằng bạn báo cáo thường xuyên các hoạt động và thách tích đạt được để họ biết đóng góp của bạn cho công ty. Thẳng thắn thảo luận với sếp những điểm còn cần cố gắng và lập kế hoạch giải quyết vấn đề này.
Thậm chí bạn có thể yêu cầu đánh giá hiệu quả làm việc thường xuyên hơn cho đến khi cả bạn và sếp đều thấy sự tiến bộ của bạn. Chẳng ông chủ nào lại không đánh giá cao nhân viên chủ động cố gắng để làm việc tốt hơn.
III. Có nên nghỉ việc khi quan hệ với sếp không tốt đẹp?
Khi tất cả mọi nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa bạn và sếp đều không đi đến đâu mà sai lầm chẳng phải do bạn, có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc tìm một công việc khác hoặc chuyển đến bộ phận khác để không phải làm việc với vị sếp cáu kỉnh một cách vô lý, nhân cách khiếm khuyết này nữa, tồi tệ hơn là họ đang "bắt nạt" bạn. Trong trường hợp này, hãy hành động cẩn thận đừng để làm mất uy tin và hình tượng của bản thân, chẳng hạn như viết đơn xin nghỉ theo đúng quy định, không nói xấu, chỉ trích cấp trên trong thời gian nghỉ,... Nếu không, dù bạn là người bị hại cũng không thể biện hộ gì được, đồng thời kẻ bắt nạt bạn cũng được phen hả hê.
Trong quá trình việc, xung đột mâu thuẫn với các đồng nghiệp cũng như với sếp là điều không tránh khỏi. Vì tính tôi cá nhân cao nên nhiều người khi bị sếp mắng thường nghĩ ngay đến ý định
nghỉ việc. Sẽ chẳng có ai thích việc bị cấp trên mắng cả nhưng bạn hãy cân nhắc kỹ càng. Điều cần làm lúc này là bạn cần phải bình tĩnh để tìm cách giải quyết, chớ nóng giận mà mất đi sự khôn ngoan vốn có.
MỤC LỤC:
I. Tìm hiểu xem vì sao sếp không ưa mình?
II. Mẹo xử lý khi bị sếp ghét
III. Có nên nghỉ việc khi quan hệ với sếp không tốt đẹp?
Đọc thêm: Ứng xử thế nào với những vị sếp quá khắt khe, xét nét?
Đọc thêm: Làm sao để đối phó khi sếp quá "tự luyến"?