Thực chất, cách ứng viên viết đơn xin việc ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới ấn tượng và đánh giá của nhà tuyển dụng với ứng viên đó. Diễn đạt lủng củng, lan man, không có trọng tâm, thừa từ thiếu ý, thậm chí là đi "chôm" đơn xin việc ai khác làm của mình có thể sẽ khiến bạn đánh mất hoàn toàn cơ hội tiến vào vòng phỏng vấn.
Những cách viết đơn xin việc ấn tượng nhất
Nội dung đơn xin việc cụ thể bao gồm thông tin nổi bật về kinh nghiệm, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Về bản chất mà nói, đơn xin việc là sơ yếu lý lịch được trình bày lại dưới dạng đoạn văn. Tuy nhiên, chức năng của đơn xin việc không chỉ có vậy, nó cần cho thấy được những điều mà sơ yếu lý lịch không thể chỉ ra. Những điểm đó là thái độ nghiêm túc, chân thành của ứng viên với công việc đang ứng tuyển, là sự tôn trọng và biết ơn với công ty tuyển dụng mà chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ văn xuôi. Vì vậy, đơn xin việc không thể chỉ chép thông tin từ sơ yếu lý lịch là xong.
Chắc hẳn "Gửi người có liên quan" là phương pháp thông dụng và tối ưu nhất trong trường hợp viết đơn xin việc mà không biết người đọc là ai. Tuy nhiên, kiểu thưa gửi máy móc, dập khuôn này có thể vô tình khiến nhiều ứng viên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, bạn có muốn nhận một bức thư chung chung như thế? Chắc chắn là không rồi.
Trong trường hợp này, bạn có thể bỏ qua luôn phần thưa gửi và trực tiếp đi vào nội dung thư. Mặt khác, nếu biết tên hay chức vụ người tuyển dụng, dĩ nhiên thưa gửi họ là không thể thiếu.
Ứng viên thường được đánh giá cao nhờ sự chủ động tìm hiểu bối cảnh và văn hóa doanh nghiệp tuyển dụng. Điều này dù ít dù nhiều cũng sẽ được thể hiện qua bức thư xin việc. Không chỉ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, nghiên cứu trước về công ty và công việc ứng tuyển cung cấp thông tin hữu ích mà dựa vào đó, ứng viên điều chỉnh nội dung đơn sao cho có lợi và hiệu quả nhất.
Đừng phí câu mở đầu đơn xin việc với kiểu trình bày chức vụ mình ứng tuyển. Thay vào đó, hãy giới thiệu bản thân là người phù hợp với vị trí tuyển dụng một cách thuyết phục. Ví dụ" Tôi là biên tập viên có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chương trình truyền thanh và truyền hình." Mục đích trước nhất là cần hấp dẫn sự chú ý của nhà tuyển dụng, để họ thấy được tiềm năng trong bạn, và khiến họ tiếp tục hướng mắt xuống dưới.
Thông thường, đơn xin việc được chia làm 3 phần chính, mỗi phần đảm nhận một chức năng khác nhau, tương ứng với câu trả lời của các câu hỏi: Bạn là ai? Tại sao bạn muốn làm công việc này? Điều gì khiến bạn trở thành ứng viên phù hợp nhất (Tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn)?
Cái nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả là bạn có đáp ứng được những yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng, bạn có thể mang lại lợi ích cho công ty hay không? Vì vậy, hãy cho họ thấy mục tiêu công việc, nhiệt huyết và mong muốn đóng góp cho sự phát triển công ty của bạn nhé!
Nhà tuyển dụng yêu cầu gì ở đơn xin việc?
Trung thực là đức tính được đánh giá cao, nhưng không phải trong trường hợp này. Nên nhớ, bạn đang tìm kiếm cơ hội tới vòng phỏng vấn, hãy tập trung thể hiện thế mạnh, những khía cạnh có lợi cho bản thân. Để làm được điều đó, ứng viên cần tìm hiểu kỹ mô tả công việc, xác định yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm quan trọng, sau đó ưu tiên nhấn mạnh chúng trong đơn xin việc.
Nhất định không dùng một bức thư xin việc cho tất cả công ty ứng tuyển. Hành động này không những thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng công ty, thái độ hời hợt, mà còn khiến ứng viên mất đi cơ hội chứng minh thực lực bản thân.
Để lại dấu ấn cá nhân trong đơn xin việc là cách hay khiến bản thân nổi bật giữa số đông người ứng tuyển. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá khá cao điểm này, không cần quá dập khuôn hay theo bất cứ mô tuýp nào, hãy cứ là chính bản thân bạn nhé!
Đơn xin việc ấn tượng cũng quan trọng giống như một bản CV tiềm năng vậy. Làm chủ "nghệ thuật" viết CV và đơn xin việc để nắm chắc cơ hội tuyển dụng nhé!
MỤC LỤC:
1. Tránh "copy" sơ yếu lý lịch
2. Bỏ qua kiểu thưa gửi chung chung
3. Tìm hiểu công ty tuyển dụng
4. Viết phần mở đầu thư hợp lý
5. Bố cục ngắn gọn, rõ ràng
6. Tập trung vào yêu cầu công ty
7. Tránh đề cập tới điểm yếu
8. Điều chỉnh nội dung để phù hợp với từng công ty
9. Thể hiện cá tính riêng
Đọc thêm: Viết đơn xin việc như thế nào là "chuẩn"?
Đọc thêm: 6 sai lầm khi làm sơ yếu lý lịch khiến bạn vẫn thất nghiệp