Các bước giúp xin việc làm Giám đốc Tài chính đạt hiệu quả cao
Giám Đốc Tài Chính là người đứng đầu bộ phận tài chính của doanh nghiệp hoặc tập đoàn. Giám Đốc Tài Chính báo cáo công việc cho giám đốc điều hành hoặc quản lý cấp cao hơn (hội đồng quản trị), chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động tài chính như đầu tư, ngân sách và chi tiêu. Vị trí này yêu cầu người đứng đầu phải có khả năng tạo ra các chính sách tài chính cho doanh nghiệp, xác định được mục tiêu tài chính sau đó tập trung vào việc tìm ra giải pháp để cắt giảm chi phí và xây dựng chiến lược tài chính hiệu quả nhất.
Ngoài ra, Giám Đốc Tài Chính cũng quản lý các nhiệm vụ liên quan tới kiểm toán, hồ sơ thuế và nhiệm vụ kế toán. Nhìn chung, các Giám Đốc Tài Chính phải am hiểu về các luật và nghị định để đảm bảo công ty tuân thủ luật pháp.
Để trở thành một Giám Đốc Tài Chính, bạn phải có ít nhất là bằng cử nhân chuyên ngành tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán hoặc kinh tế. Tuy nhiên, thường thì Giám Đốc Tài Chính là người có kinh nghiệm làm việc từ 7 - 10 năm trở lên và có bằng thạc sĩ. Những chứng chỉ bổ sung và giấy phép cũng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên vị trí này.
Các doanh nghiệp có thể tìm và thuê Giám Đốc Tài Chính từ bên ngoài hoặc cất nhắc từ các vị trí nội bộ như trưởng phòng tài chính tiềm năng lên. Những ứng viên có kinh nghiệm về tài chính, kế toán, đầu tư sẽ được đánh giá là có nền tảng phù hợp. Ngoài ra, kinh nghiệm quản lý hoặc lãnh đạo cũng có thể được yêu cầu.
Bên cạnh trình độ chuyên môn và kỹ năng được chứng minh, Giám Đốc Tài Chính buộc phải là người có kỹ năng giao tiếp hoàn hảo cả bằng văn bản và lời nói để truyền tải chính xác nhiệm vụ, yêu cầu cho nhân viên và giải thích các thông tin tài chính thích hợp. Khả năng tổng hợp, phân tích thông tin, số liệu tài chính là vô cùng cần thiết.
Tuyển dụng các vị trí cấp cao như Giám Đốc Tài Chính là một thử thách thật sự cho doanh nghiệp. Họ cần có sự chọn lọc và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định hợp tác. Về phần mình, ứng viên cũng cần chuẩn bị rất nhiều để chứng tỏ rằng mình hoàn toàn phù hợp với vai trò quản lý này. Khi xin việc Giám Đốc Tài Chính, điều quan trọng đầu tiên bạn cần chú ý là soạn thảo CV chuyên nghiệp.
Những ứng viên Giám Đốc Tài Chính thường có kinh nghiệm lâu năm và điều này dẫn đến một nguy cơ là CV xin việc có thể quá dài vì chứa nhiều thông tin. Tuy vậy, có một thực tế là CV dài cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, khiến nhà tuyển dụng nản chí và tốn thời gian. May mắn thay ứng viên có thể khắc phục vấn đề này bằng cách xác định chính xác những gì nhà tuyển dụng muốn thấy.
Một số điểm mà CV của Giám Đốc Tài Chính phải có bao gồm:
Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của CV Giám đốc Tài Chính. Một số ứng viên có thể có 15 - 20 năm kinh nghiệm nhưng không nên liệt kê kinh nghiệm làm việc suốt khoảng thời gian đó mà chỉ bao gồm các thông tin nhà tuyển dụng cần biết như thông tin liên lạc, học vấn, bằng cấp, chứng chỉ, bộ kỹ năng và những kinh nghiệm làm việc liên quan nhất tới vị trí ứng tuyển.
CV để ứng tuyển Giám Đốc Tài Chính không nên dài quá 2 trang. Bạn nên căn cứ vào mô tả công việc của nhà tuyển dụng, sau đó điều chỉnh cho CV ngắn nhưng vẫn chứa nhiều thông tin quan trọng. Điều này cho thấy khả năng tư duy của bạn, kỹ năng viết và giao tiếp bằng văn bản cũng như thể hiện sự tôn trọng với người đọc.
CV cao cấp phù hợp với Giám Đốc Tài Chính là những CV được thiết kế và định dạng tốt, sắp xếp hợp lý nhằm cung cấp trải nghiệm tích cực cho người đọc. Những ứng viên Giám Đốc Tài Chính thực sự tài năng sẽ biết cách làm nổi bật thông tin chính và quan trọng nhất của CV ở ngay trang đầu. CV được định dạng tốt cũng cho thấy sự chú ý đến từng chi tiết của ứng viên. Nhà tuyển dụng căn cứ vào đó để thấy rằng ứng viên đã rất tâm huyết để tạo ra một CV chuyên nghiệp.
Trong CV xin việc Giám Đốc Tài Chính, thành tích là tất cả. Hãy liệt kê những thành tựu quan trọng nhất của bạn trong các công việc trước đó, chẳng hạn như con số cụ thể cho thấy bạn đã giảm chi phí của công ty hoặc đề ra kế hoạch ngân sách "cứu" công ty cũ khỏi khó khăn tài chính. Những đóng góp cho tăng trưởng kinh doanh và phát triển đội ngũ cũng nên được đề cập.
Các Giám Đốc Tài Chính giỏi nhất là người chứng minh được kinh nghiệm trong việc giúp doanh nghiệp đạt đến một tầm cao mới, dẫn họ đến thành công tài chính do kết quả trực tiếp của các chiến lược, phát triển và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên tài chính.
Những bí quyết phỏng vấn Giám đốc Tài chính gia tăng cơ hội trúng tuyển
Thông thường, ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị của doanh nghiệp sẽ họp bàn và xác định một số đối tượng cụ thể cho vị trí Giám Đốc Tài Chính hoặc giao nhiệm vụ này cho bộ phận nhân sự với những yêu cầu rất khắt khe. Vì vậy, cuộc phỏng vấn Giám Đốc Tài Chính thường là để hai bên hiểu hơn về định hướng của nhau và chia sẻ những thông tin liên quan đến công việc, con đường sự nghiệp, chế độ tiền lương, phúc lợi và môi trường làm việc. Phỏng vấn Giám Đốc Tài Chính sẽ không giống như đa số các vai trò đầu vào khác.
Dĩ nhiên, công ty sẽ muốn biết về những định hướng của ứng viên và tìm hiểu cách bạn xử lý công việc để xem có hợp với văn hóa công ty hiện tại hay không. Các câu hỏi chủ yếu bao gồm phong cách quản lý, cách xây dựng mối quan hệ trong văn phòng và trên thị trường, sự am hiểu về quy trình lập ngân sách - đặc biệt là trong những tình huống khó khăn như thiếu tiền mặt,...
Ứng viên Giám Đốc Tài Chính có thể đưa ra câu trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính trung thực trong khi cho thấy bản thân đủ khả năng đáp ứng được các yêu cầu và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp, nỗ lực làm việc với mong muốn đóng góp cho sự phát triển chung.
Nếu bạn quyết tâm theo đuổi việc làm Giám đốc Tài chính thì việc nắm được bí quyết thành công của những người đi trước là điều cần thiết để học hỏi, trau dồi kỹ năng cho bản thân và đảm nhận công việc tốt nhất. Tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích cho mình nhé.
MỤC LỤC:
I. Công việc của Giám Đốc Tài Chính
II. Kinh nghiệm xin việc làm Giám Đốc Tài Chính