Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Copywriter

08/02/2022 13:30
Có rất nhiều cơ hội việc làm Nhân viên Copywriter nhưng đồng thời cũng có vô số người muốn theo nghề này khiến cho quá trình xin việc trở nên cạnh tranh hơn. Để trở thành một ứng viên nổi bật và có được công việc Nhân viên Copywriter như ý, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả các bước.
Nhân viên Copywriter là viết nội dung văn bản cho tất cả mọi thứ, từ quảng cáo đến các bài viết được nghiên cứu sâu. Họ tìm hiểu về nhu cầu của doanh nghiệp hoặc khách hàng, tạo nội dung gốc sáng tạo, thú vị và hữu ích cho chiến lược marketing hoặc xây dựng nội dung số. Với sự phát triển của phương tiện truyền thông và digital marketing, công việc copywriter ngày càng thu hút nhiều người trẻ có khả năng viết lách và nhiều ý tưởng sáng tạo.

Làm thế nào để xin được việc làm Nhân viên Copywriter như mong muốn?

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Copywriter

1. Nghĩ về loại công việc Copywriter bạn muốn

Trước tiên, bạn cần xác định loại công việc copywriter mà bạn muốn làm. Hai tùy chọn chính là:

  • Nhân viên Copywriter tại một agency: Agency này thường là agency truyền thông, marketing, quảng cáo, cung cấp dịch vụ nội dung số cho các khách hàng doanh nghiệp. Nhân viên Copywriter tại đây sẽ viết nội dung trang web, kịch bản quảng cáo, bài đăng trên mạng xã hội, email mẫu, v.v. Bạn rất có thể sẽ viết nội dung cho nhiều khách hàng trong một loạt các ngành công nghiệp khác nhau. Những lợi ích chính của việc trở thành Nhân viên Copywriter tại một agency là sự đa dạng trong công việc.
  • Nhân viên Copywriter nội bộ cho một công ty: Làm Nhân viên Copywriter nội bộ, bạn có thể viết nhiều nội dung khác nhau nhưng vẫn sẽ có nguy cơ phải viết lặp lại. Là một Nhân viên Copywriter trong doanh nghiệp, bạn sẽ không có nhiều cơ hội phát triển bằng làm việc tại agency nhưng lại có sự ổn định hơn và thường có mức lương cao hơn.

Nếu bạn là người mới trong thế giới copywriter, rất khó để bạn quyết định xem mình phù hợp với môi trường nào. Bạn có thể thử trải nghiệm cả hai trước khi lựa chọn một.

2. Chuẩn bị một portfolio ấn tượng

Nếu bạn mới bắt đầu sự nghiệp copywriter, có lẽ bạn không có nhiều tác phẩm hoặc dự án hoàn thành để đưa vào portfolio nhưng những bài báo mà bạn viết dưới hình thức cộng tác viên, các ấn phẩm trực tuyến hoặc blog cá nhân với những bài phân tích hay đều có thể sẽ hữu ích. Mục tiêu của việc chuẩn bị portfolio là để nhà tuyển dụng có căn cứ rõ ràng để đánh giá tài năng viết của bạn dựa trên chính những tác phẩm của bạn. Thông qua đó, họ cũng có thể quyết định xem phong cách viết của bạn có phù hợp hay không.

3. Thể hiện kiến ​​thức vững chắc về viết nội dung web và phân tích

Hầu hết các nhiệm vụ công việc Nhân viên Copywriter đều liên quan đến nội dung web vì ngày nay, nội dung số là xu hướng truyền thông phát triển mạnh nhất. Một Nhân viên Copywriter không chỉ cần biết cách viết mà còn cần:

  • Biết cách lập kế hoạch chiến lược chủ đề và tạo lịch trình nội dung.
  • Phân tích hiệu suất của bài viết dựa trên các dữ liệu cụ thể.
  • Hiểu cách các trang web hoạt động.
  • Hiểu về SEO, SEM và các công cụ tìm kiếm.
  • Biết phân tích dữ liệu người dùng để phát triển nội dung hướng khách hàng.

4. Trở thành một nhà tiếp thị

Để trở thành một Nhân viên Copywriter thành công, bạn vừa phải viết tốt lại vừa phải am hiểu về marketing. Dĩ nhiên rất khó chứng minh khả năng này với nhà tuyển dụng trong trường hợp bằng cấp của bạn ở lĩnh vực Ngôn ngữ, Văn học hoặc Báo chí. Một số lời khuyên dành cho bạn là:

  • Cài đặt Google Analytics trên blog của bạn và cố gắng đạt được chứng nhận về Google Analytics.
  • Nghiên cứu thực hành tốt nhất về tiếp thị và có thể đề cập đến trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
  • Thử nghiệm nội dung marketing với các kênh khác nhau, bao gồm email, mạng xã hội và phương tiện trả phí (quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google, v.v.).

Thực hiện một hoặc tất cả những điều trên sẽ giúp bạn chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng thích nghi với việc viết nội dung trong điều kiện tương thích với các nền tảng kỹ thuật số. Hầu hết nhà tuyển dụng đều thích những nhân viên có khả năng đa tác vụ, am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan tới công việc và tận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn chúng vào nhiệm vụ chính. Nếu tất cả những gì bạn biết đều là viết, không có gì thêm nữa thì bạn sẽ rất khó để vượt qua ứng viên khác.

Các bước tiếp cận và đạt được vị trí Nhân viên Copywriter nhanh chóng

5. Tạo một bản CV, thư xin việc hoàn hảo cho vai trò Nhân viên Copywriter

Chuẩn bị một bản CV và thư xin việc hoàn hảo là điều cần thiết với tất cả các ứng viên, đúng với tất cả các nghề nghiệp nhưng đặc biệt quan trọng với những làm công việc sáng tạo như Nhân viên Copywriter. Một lỗi đánh máy, lỗi chính tả hoặc ngữ pháp có thể khiến bạn bị loại ngay lập tức vì nhà tuyển dụng sẽ không thể chấp nhận được một Nhân viên Copywriter - người làm việc hàng ngày với những con chữ lại phạm sai lầm sơ cấp như thế.
Bên cạnh đó, một Nhân viên Copywriter cũng nên thể hiện trình độ ngôn ngữ trong CV xin việc và thư xin việc. Bạn không nên dùng những từ ngữ sáo rỗng mà hãy làm sao để nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ, ấn tượng. Khả năng cân bằng ngôn ngữ ở giữa sự sáng tạo với tính chuyên nghiệp sẽ được đánh giá cao. Ít nhất, bạn cần điều chỉnh thư xin việc của mình một cách cụ thể cho vị trí bạn đang ứng tuyển và thêm một chút tinh tế của người viết.

6. Chuẩn bị để hoàn thành bài test khả năng viết

Hầu hết các nhà tuyển dụng Nhân viên Copywriter đều sẽ yêu cầu ứng viên hoàn thành bài test để chứng minh kỹ năng viết của mình. Tùy vào từng công ty mà nội dung bài tets này có thể khác nhau. Bài kiểm tra là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội để ứng viên cho nhà tuyển dụng thấy chính xác những gì bạn có. Tất cả những gì bạn cần làm thường xuyên viết trong quá trình xin việc để có thể duy trì tiết tấu khi chính thức phỏng vấn và làm bài kiểm tra.
Nếu bạn đã sẵn sàng thì chỉ cần tập trung viết theo phong cách bạn có, cố gắng chau chuốt từ ngữ sao cho phù hợp. Trong trường hợp được phép gửi bài test qua email thì bạn hãy dành thêm thời gian để nghiên cứu kỹ chủ đề và phong cách ưa thích của nhà tuyển dụng trước khi gửi tác phẩm hoàn thành của bạn.

Cách nâng cao kỹ năng viết nội dung để tiếp cận người đọc tốt

Thực hiện theo tất cả những bước trên, bạn sẽ gia tăng thêm cơ hội để xin việc làm Nhân viên Copywriter thành công. Với năng lực và sự chuyên nghiệp, đam mê và sự kiên định, bạn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng. Đặc biệt, để nâng cao được kỹ năng viết nội dung của bản thân, tham khảo bài viết dưới đây và áp dụng sao cho đạt hiệu quả tích cực nhé.

MỤC LỤC:
1. Nghĩ về loại công việc Copywriter bạn muốn
2. Chuẩn bị một portfolio ấn tượng
3. Thể hiện kiến ​​thức vững chắc về viết nội dung web và phân tích
4. Trở thành một nhà tiếp thị
5. Tạo một bản CV, thư xin việc hoàn hảo cho vai trò Nhân viên Copywriter
6. Chuẩn bị để hoàn thành bài test khả năng viết

Đọc thêm: Copywriter là gì? Nhiệm vụ của Copywriter

Đọc thêm: Cách tạo CV theo mẫu có sẵn chuyên nghiệp, độc đáo

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888