Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu tuyển dụng Trưởng phòng Pháp chế để quản lý, giám sát bộ phận pháp chế, chỉ đạo, hướng dẫn các chuyên viên pháp chế, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ quy định pháp luật. Trong quá trình xin việc Trưởng phòng Pháp chế, bạn phải biết cách chuẩn bị từ CV đến phỏng vấn để chứng minh năng lực của mình.
Bí quyết xin việc làm Trưởng phòng pháp chế mang đến hiệu quả cao
Để trở thành Trưởng phòng Pháp chế, bạn có thể sẽ phải mất rất nhiều năm để học tập kiến thức chuyên môn cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc. Hầu hết những người ngồi được vào vị trí này đều đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành hoặc là một lĩnh vực có liên quan khác.
Khi xin việc làm Trưởng phòng Pháp chế, điều quan trọng nhất là bạn phải nghiên cứu mô tả công việc, yêu cầu (cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm), tiền lương và các chế độ phúc lợi khác một cách thật cẩn thận, kỹ lưỡng.
Cho dù là với vị trí nào, việc tiến hành nghiên cứu đầy đủ thông tin trước khi ứng tuyển là bước quan trọng bạn không thể bỏ qua, đặc biệt là những vị trí cần nhiều trách nhiệm và liên quan tới quy định, luật pháp như Trưởng phòng Pháp chế. Những gì bạn nên quan tâm nhất sẽ là: Công việc bạn phụ trách, yêu cầu và kỳ vọng của nhà tuyển dụng cũng như mức lương bạn sẽ nhận được.
Trưởng phòng Pháp chế là người phụ trách tất cả các hoạt động của phòng Pháp chế nói riêng và hoạt động pháp lý của công ty nói chung. Họ chính là người đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh, xã hội của công ty đều tuân thủ theo Pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của công ty.
Thông thường, nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên cần phải có bằng Cử nhân trở lên chuyên ngành Luật, nhiều công ty cần Trưởng phòng Pháp chế có chứng chỉ hành nghề luật sư. Kinh nghiệm hoạt động pháp lý trong doanh nghiệp, luật kinh tế, tư vấn luật... cũng sẽ được ưu tiên. Ngoài ra, với vai trò là người quản lý, Trưởng phòng Pháp chế còn cần phải đáp ứng các yêu cầu khác như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và đàm phán,...
Hiện nay, vị trí Trưởng phòng Pháp chế có mức lương trung bình khoảng 22 - 26 triệu đồng/tháng, phổ biến trong khoảng 17 - 43 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng hoặc giảm tùy theo yêu cầu công việc của từng công ty, doanh nghiệp cũng như khả năng đàm phán lương hiệu quả trong quá trình phỏng vấn. Mức lương này tương ứng với số năm kinh nghiệm khoảng 4 - 9 năm.
Với các thông tin này, bạn có thể cân nhắc xem mình có đáp ứng được yêu cầu không, có thể hoàn thành tốt công việc không và mức lương hứa hẹn đã ngang bằng với các vị trí tương tự trên thị trường việc làm chưa. Ngoài ra, vì đặc thù công việc, bạn cũng đừng quên tìm hiểu về hình ảnh công ty, tránh những đơn vị có nhiều tai tiếng về kiện tụng, tranh chấp.
Bước tiếp theo trong quy trình xin việc Trưởng phòng Pháp chế là tạo CV xin việc. CV ứng tuyển vào những vị trí quản lý như thế này sẽ có một số điểm khác biệt và bạn phải nắm chắc những khác biệt đó. Những thay đổi nhỏ có thể tác động đến kết quả tìm việc nên đừng qua loa khi viết CV xin việc bạn nhé.
Ngoài việc đảm bảo hình thức CV quy củ, bố cục dễ nhìn, hợp lý thì CV xin việc Trưởng phòng Pháp chế cũng phải chú ý đến tính nguyên tắc, tránh màu mè hay màu sắc rực rỡ. Đơn giản nhưng hướng hiệu quả là phẩm chất của những người theo nghề luật và điều đó có thể thể hiện qua chính CV của bạn.
Vì là vị trí lãnh đạo, trưởng phòng ban nên CV của bạn có thể dài tới 2 trang nhưng chỉ nên đưa kinh nghiệm liên quan vào. Những từ khóa cần có trong CV là: Pháp chế, pháp luật, tư vấn luật, luật kinh tế, doanh nghiệp, pháp lý, chuyên viên pháp chế, luật sư, ... Đặc biệt, CV xin việc bạn chuẩn bị cũng không được có lỗi vì bạn sẽ bị đánh giá là không cẩn thận, không chú ý đến chi tiết - những lỗi không thể chấp nhận với một Trưởng phòng Pháp chế.
Xin việc làm Trưởng phòng pháp chế cần lưu ý điều gì?
Những người phỏng vấn ứng viên Trưởng phòng Pháp chế thường là ban giám đốc công ty. Nội dung phỏng vấn thường sẽ xoay quanh quan điểm, định hướng và tầm nhìn của ứng viên cũng như để kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo. Do đó, khi chuẩn bị phỏng vấn vị trí này, bạn nên lưu ý đến các nội dung chính như:
Mô tả công việc, yêu cầu và quyền lợi chính là ba yếu tố mà bạn có thể dựa vào để quyết định có nên ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng Pháp chế hay không. Mỗi công ty sẽ có mô tả công việc và yêu cầu khác nhau; vì vậy, bạn cần phải xem xét đến từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, mô tả công việc trưởng phòng pháp chế phổ biến ở các công ty, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo trong bài viết sau để có sự cân nhắc đúng đắn.
MỤC LỤC:
1. Nghiên cứu kỹ về công việc, mức lương trước khi ứng tuyển
2. Chuẩn bị CV xin việc Trưởng phòng Pháp chế
3. Phỏng vấn Trưởng phòng Pháp chế cần lưu ý gì?
4. Tìm việc làm Trưởng phòng Pháp chế ở đâu?
Đọc thêm: Mô tả công việc Chuyên viên pháp chế
Đọc thêm: Các bước giúp nâng cao kỹ năng đàm phán