Sẽ rất khó để thực sự ghi nhớ chính xác thông tin nếu bạn căng thẳng và buộc mình phải cùng lúc "lưu trữ" quá nhiều nội dung. Thay vào đó, bạn hãy thử chia thông tin thành từng phần nhỏ hơn, ghi nhớ một hoặc hai trong số chúng trước khi chuyển sang các phần khác. Giả sử bạn phải chuẩn bị cho một sự kiện mà công ty tổ chức, bạn sẽ dễ bị choáng ngợp vì có vô số công việc phải hoàn thành: Lên kế hoạch, liên hệ các bên liên quan, chuẩn bị, trang trí, tổ chức... Lúc này, hãy làm từng bước cho đến khi hoàn thành.
Một cách khác để phát triển kỹ năng ghi nhớ là sử dụng đến tính năng ghi nhớ trên máy tính, điện thoại hoặc bằng giấy nhớ. Bạn hãy lên danh sách những việc cần làm, cần nhớ như check email, kiểm tra tiến độ của ngày hôm qua, xác nhận lại với sếp để biết các nhiệm vụ ưu tiên mà bạn cần làm ngay lập tức... Ghi lại và dán vào nơi dễ thấy, đánh dấu khi đã làm xong - có vẻ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Xem thêm: Cách nâng cao kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
Không thể phủ nhận những tác dụng của công nghệ vì các thiết bị có thể cho phép bạn lưu và mở lại thông tin hoặc tìm kiếm thông tin bất cứ lúc nào. Thế nhưng, về lâu dài thì các thói quen này lại khiến chúng ta thụ động hơn, dựa dẫm vào sự hỗ trợ bên ngoài. Những điều đó khiến não bộ trở nên "lười biếng", không chủ động ghi nhớ những tin quan trọng. Cách tốt nhất là bạn hãy cố gắng ghi nhớ và tư duy độc lập, từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống như nơi nào để đồ vật gì tới những kiến thức, công việc quan trọng.
Có rất nhiều chương trình rèn luyện trí não cho phép sử dụng miễn phí qua các kênh online mà bạn có thể thử. Thậm chí, chơi những game cần ghi nhớ cũng là một cách. Thực hành càng nhiều, bạn sẽ càng quen với việc làm thế nào để nhớ nhanh và nhớ đúng.
Mỗi người đều có những cách ghi nhớ khác nhau, chẳng hạn như gắn nội dung với một hình ảnh, một so sánh, tưởng tượng liên quan nào đó, trong khi người khác thích biến thông tin thành những câu có vần điệu... Không chỉ có ích cho trí sáng tạo, việc tưởng tượng và phát triển khả năng ngôn ngữ cũng sẽ có ích cho việc ghi nhớ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhớ thì hãy thử qua nhiều cách xem phương pháp nào hữu ích nhất với mình, đây cũng là bước quan trọng để rèn luyện kỹ năng này.
Nhiều nhà tuyển dụng thích ứng viên có khả năng đa nhiệm, nghĩa là có thể làm cùng lúc nhiều nhiệm vụ. Điều này có thể có ích trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ của bạn. Theo một nghiên cứu của Đại học Sussex, đa nhiệm thực sự có thể thu nhỏ các vùng nhất định trong não của bạn, dần dần khiến thời gian bạn tập trung cho một việc gì đó bị rút ngắn lại - bạn sẽ khó tập trung và ghi nhớ hơn. Để đối phó, hãy cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trước khi chuyển sang những việc khác, hạn chế bị phân tâm.
Cố gắng trả lời các câu hỏi trước khi xem đáp án cũng mang đến trí nhớ tốt
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người sẽ linh hoạt, nhớ nhanh hơn khi thường xuyên rèn luyện thể chất, đơn giản chỉ là tập thể dục hàng ngày. Về cơ bản, những khuyến nghị này vẫn chưa được chứng minh đầy đủ nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng hoạt động thể chất sẽ cải thiện sức khỏe của các tế bào não. Nó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến trí nhớ bằng cách cải thiện tâm trạng, giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm căng thẳng - những lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.
Xem thêm: Mẹo tăng kỹ năng phân tích cho bản thânĐọc những phương pháp để phát triển kỹ năng ghi nhớ ở trên, có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy tất cả đều không phải điều gì to tát, thậm chí là ai cũng có thể làm được. Thế nhưng, thực tế thường khác xa với tưởng tượng, khi bắt tay vào rèn luyện thì bạn sẽ thấy khó và gần như không phải ai cũng có thể kiên trì được. Hãy nhớ, không một kỹ năng nào có thể trở nên thành thạo chỉ trong thời gian ngắn hay qua vài lần thử, thực hành liên tục theo đúng hướng mới có ích cho bạn.
Bên cạnh đó, ghi nhớ không có nghĩa là bạn cố gắng quên đi hết những gì đã nhớ để sau đó "nạp" thêm thông tin bổ sung. Ngược lại, một người có khả năng ghi nhớ tốt là người có thể thường xuyên củng cố lại kiến thức cũ và thêm vào những điều mới mẻ. Đừng "đóng khung" hay giới hạn tiềm năng của mình, hãy tự tin rằng bạn hoàn toàn có thể ghi nhớ và tư duy tốt ở bất kỳ độ tuổi nào miễn là luôn học hỏi và chủ động rèn luyện.
Trên đây là một số phương pháp để rèn luyện và phát triển kỹ năng ghi nhớ giúp bạn học tập, làm việc hiệu quả. Hy vọng tất cả những chia sẻ của JOBOKO sẽ thực sự giúp được bạn. Chăm chỉ, nỗ lực, ghi nhớ có hệ thống cùng với phát huy kỹ năng học và tự học là những gì bạn cần làm nếu muốn không ngừng tích lũy kiến thức, nâng cao chuyên môn, tay nghề để thăng chức, tăng lương. Với khả năng ghi nhớ xuất sắc, bạn có thể thành công trong bất kỳ vai trò nào.
MỤC LỤC:
I. Phương pháp rèn luyện kỹ năng ghi nhớ
II. Khi nâng cao kỹ năng ghi nhớ cần phải lưu ý những gì?