Kỹ năng quan sát giúp gì cho công việc? cách rèn luyện và cải thiện

02/09/2022 19:58
Những người giỏi quan sát không chỉ biết học hỏi từ những điều đúng đắn, mới mẻ mà còn biết tránh những sai lầm. Cũng vì vậy mà kỹ năng quan sát trở thành một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong học tập, công việc và cuộc sống.
ky nang quan sat

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ nghiên cứu, y tế, khoa học, công nghệ, dịch vụ,... đều đòi hỏi nhân sự phải có kỹ năng quan sát vì nó giúp con người nhận ra bản chất vấn đề nhanh chóng, từ đó đưa ra những phương pháp, ý tưởng thích hợp nhất. Kỹ năng quan sát trong cuộc sống khá quan trọng bởi nó giúp cho kỹ năng giao tiếp của chúng ta được hoàn thiện và cơ hội thành công cũng cao hơn. Vậy kỹ năng quan sát là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát?

MỤC LỤC:
1. Kỹ năng quan sát là gì?
2. Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát
3. Cách cải thiện kỹ năng quan sát
4. Kỹ năng quan sát trong công việc, môi trường công sở
5. Lưu ý khi tìm hiểu, vận dụng kỹ năng quan sát vào công việc

1. Kỹ năng quan sát là gì?

Quan sát về mặt khoa học có thể là việc thu thập các dữ liệu hoặc giá trị nhất định được ghi lại bởi các công cụ nghiên cứu và quan sát bằng giác quan của người thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, hiểu rộng ra thì kỹ năng quan sát là hành động, quá trình giám sát một sự vật, hiện tượng, con người. Kỹ năng quan sát thúc đẩy chúng ta chú ý vào chi tiết để phát hiện ra những quy luật, vấn đề tồn tại và từ đó có căn cứ để tìm ra cách giải quyết.

"Quan sát" không giống như "nhìn thấy" vì bạn nhìn thấy một thứ gì thì đó là thụ động, ngẫu nhiên. Ví dụ: Bạn nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình khi bạn đi làm nhưng bạn ít khi tìm hiểu chi tiết bất cứ điều gì hoặc ghi lại thông tin để sử dụng sau này. Tuy nhiên, quan sát thì lại khác vì đó là một quá trình mà bạn chú ý theo dõi để bạn có thể thu thập thông tin chi tiết để đánh giá.

Đọc thêm: Muốn thành công, nhớ quan sát, để ý từng chi tiết

2. Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Chỉ nhìn mà không đi sâu vào chi tiết, không chú ý tới tất cả dấu hiệu, cách thể hiện, cảm xúc liên quan,... thì chưa phải quan sát. Nếu thiếu kỹ năng quan sát, chúng ta sẽ dễ đưa ra các quyết định bốc đồng, quyết định sai.

Sở dĩ kỹ năng quan sát quan trọng với học tập, công việc và cuộc sống là vì:

- Giúp bạn có được dữ liệu, thông tin chính xác.

- Có ưu thế so với người khác nhờ vào việc phát hiện ra các chi tiết nhỏ hoặc thông tin mà đa số mọi người không chú ý đến.

- Xử lý thông tin để giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh một cách khéo léo và hợp lý nhất.

- Ảnh hưởng tích cực tới khả năng ra quyết định (quyết đoán và tính chính xác), dễ được đánh giá là có tố chất lãnh đạo, dẫn dắt và định hướng cho mọi người xung quanh, được tin tưởng.

- Thành công trong công việc và dễ thăng tiến nhờ kỹ năng quan sát.

Nhìn chung, kỹ năng quan sát có thể tạo cho chúng ta nhiều lợi thế - học tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn và có được thiện cảm cũng như sự ủng hộ, tin tưởng của những người xung quanh.

Đọc thêm: Kỹ năng ghi nhớ, làm chủ trí nhớ đỉnh cao

ky nang quan sat
Khả năng quan sát tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách dễ dàng

3. Cách cải thiện kỹ năng quan sát

Quan sát là một kỹ năng và cũng giống như bao kỹ năng khác, bạn có thể học và rèn luyện để phát triển kỹ năng. Nếu thực hành thường xuyên, bạn có thể biến việc quan sát thành thói quen và ngày càng giỏi quan sát hơn. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể cải thiện kỹ năng quan sát của mình:

3.1. Cởi mở với thông tin, dữ liệu bạn tiếp nhận

Quan sát và cảm nhận luôn đi với nhau. Vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm để phát triển kỹ năng quan sát là tâm trí của bạn phải đủ rộng để thu thập thông tin từ môi trường xung quanh.

Mở mang đầu óc, cởi mở có nghĩa là bạn nên có tư duy hoặc niềm tin vào việc học hỏi những điều mới từ bất kỳ ai hoặc bất cứ điều gì. Thực tế, mọi hoạt động trong cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của bạn đều sẽ cung cấp các thông tin cả tích cực và tiêu cực để bạn quan sát, tư duy, đánh giá và ra quyết định.

Điều cần chú ý ở đây là bạn nên có niềm tin bên trong mình và cố gắng thu nhận bất kỳ chút kiến ​​thức hoặc thông tin nào mà sự kiện, sự vật, các cá nhân khác cung cấp.

Cuối cùng, bạn nên hình thành tâm lý tò mò, muốn biết và khám phá các nguyên tắc, sự việc xung quanh mình. Khi bạn thực sự muốn tiếp nhận thông tin, bạn có thể ngạc nhiên trước kết quả.

3.2. Quan sát có mục đích

Bạn có thể quan sát rất nhiều thứ và thu thập được nhiều thông tin. Nhưng chỉ thu thập thông tin là không đủ, trừ khi bạn biết cách sử dụng thông tin đó.

Quan sát có mục đích nghĩa là bạn có thể xác định ngay từ đầu rằng mình muốn tìm được thông tin gì - nói cách khác là "quan sát để làm gì?", "tôi muốn thấy thông tin nào?", "có thể mong chờ dữ liệu thế nào khi tiến hành quan sát?",... Biết kết hợp tất cả thông tin từ hành động quan sát và phân tích, đánh giá là một khía cạnh quan trọng hơn của quan sát phản biện.

3.3. Tập trung vào vấn đề, thời điểm hiện tại và đừng phân tâm

Một điều quan trọng khác là khi quan sát, bạn cần phải ở trong thời điểm hiện tại và không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì khác bên ngoài như tiếng ồn, suy nghĩ lung tung. Bằng cách tập trung, bạn sẽ có thể quan sát tỉ mỉ mọi thứ xung quanh hoặc quan sát những gì bạn dự định từ trước.

Cố gắng tập trung vào tình huống hoặc hoạt động mà bạn đang muốn tìm hiểu, nghiên cứu hơn là xoáy vào quá khứ hoặc tương lai. Theo thời gian, chính sự tập trung và áp dụng kỹ năng quan sát đúng cách sẽ giúp bạn trở thành một người quan sát có kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn.

3.4. Sử dụng tất cả các giác quan của bạn

Con người có 5 giác quan mà thông qua đó chúng ta có thể cảm nhận hoặc quan sát. Một người có kỹ năng quan sát sử dụng tất cả 5 giác quan của mình để nhận thấy và phân tích môi trường xung quanh hoặc môi trường của mình - không chỉ nhìn mà còn có thể nghe, cảm nhận, chạm vào,...

3.5. Hình thành quan điểm, đánh giá mà không định kiến

Mỗi ngày, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin từ công việc và các hoạt động bạn thực hiện, tham gia. Tuy nhiên, thông tin nào được cho là quan trọng và cần thiết, có thể sử dụng được sẽ trải qua một "bộ lọc" của não bộ. Bạn nên biết về các bộ lọc của mình, nếu không bạn có thể hiểu sai hoặc thiếu thông tin từ những gì bạn quan sát được.

Giống như trong một bộ lọc không khí có kích thước lỗ xác định kích thước của các hạt bụi được lọc ra và không khí trong lành được phép. Tương tự, bộ não của chúng ta có các bộ lọc dựa trên suy nghĩ, niềm tin, kinh nghiệm trong quá khứ, thói quen,...để xác định loại thông tin quan trọng hay không.

Cần phải tinh chỉnh các bộ lọc của bạn để hiểu rõ hơn và sắp xếp thông tin mà bạn cần nhất cho quá trình học tập và phát triển của mình. Quan trọng hơn thế, bạn nên tránh lối tư duy định kiến hoặc tiêu cực với hầu hết mọi việc. Như đã đề cập, hãy cởi mở dù thông tin bạn nhận được là gì.

3.6. Cải thiện trí nhớ

Kho thông tin ngày hôm nay có thể sử dụng vào ngày mai. Vì vậy, khi quan sát, bạn cần phải ghi nhớ - lưu trữ thông tin để có thể sử dụng khi cần. Bạn có thể rèn luyện trí nhớ để nhớ nhiều thông tin một cách chính xác. Chơi các game tư duy, câu đố, mật mã, cờ vua,... có thể giúp ích - vừa rèn luyện trí nhớ vì kích thích khả năng quan sát, tư duy logic và suy luận của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể ghi nhật ký hoặc ghi chú thực địa về mọi thứ mà bạn quan sát và xem lại nó nhiều lần để có được một kho thông tin được tinh chỉnh của chính mình.

3.7. Phát triển kỹ năng tư duy phản biện

Tinh ý không chỉ có nghĩa là quan sát, lắng nghe mọi thứ hoặc đơn giản là thu thập thông tin mà còn có thể suy nghĩ chín chắn dựa theo các quan sát đó.

Tư duy phản biện là một khía cạnh quan trọng của kỹ năng quan sát. Khả năng đặt câu hỏi, lập luận và phân tích quan sát của bạn có thể thúc đẩy hiệu suất công việc của bạn.

Tư duy phản biện là một kỹ năng mà bạn có thể phát triển bằng cách thực hành các công cụ và kỹ thuật khác nhau. Như chơi các trò chơi trí óc, nghiên cứu sâu về bất kỳ chủ đề nào, tìm kiếm logic và suy luận,...

4. Kỹ năng quan sát trong công việc, môi trường công sở

Những "đóng góp" tích cực của kỹ năng quan sát với hiệu quả công việc được thể hiện qua:

- Kỹ năng quan sát giúp bạn phát triển kỹ năng, nâng cao trình độ, kiến thức bằng cách quan sát, ghi nhớ, học hỏi.

- Sửa sai kịp thời, rút kinh nghiệm và cải thiện hiệu suất công việc.

- Tinh tế hơn trong giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh, nhạy bén với thay đổi cảm xúc, thái độ của đối phương để điều chỉnh kịp thời.

- Giúp bạn dễ hòa đồng, thích nghi tại nơi làm việc, có mối quan hệ tốt với sếp, đồng nghiệp và đối tác, khách hàng.

5. Lưu ý khi tìm hiểu, vận dụng kỹ năng quan sát vào công việc

Kỹ năng quan sát quan trọng là vậy, nhưng thực tế, chúng ta có nhiều sự "hiểu lầm" với kỹ năng này, đánh đồng quan sát với soi mói, tọc mạch vào việc của người khác. Khi tìm hiểu và vận dụng kỹ năng quan sát vào công việc và cuộc sống, bạn sẽ cần chú ý một số nguyên tắc như sau:

- Quan sát một cách lịch sự khi nhìn vào hành động, thói quen của người khác.

- Không nhìn chòng chọc, nhìn chằm chằm vào ai.

- Tránh hình thành định kiến ngay từ khi quan sát được một vài dấu hiệu.

- So sánh, đánh giá dựa trên quan sát đa dạng, toàn diện, khách quan.

- Biết lắng nghe và có tầm nhìn để quan sát chính xác.

- Chủ động và tích cực để thường xuyên quan sát, biến kỹ năng quan sát thành thói quen.

- Tránh "tiêu chuẩn kép", đánh giá người khác hoặc sự vật, hiện tượng chỉ bằng góc nhìn của mình hoặc với những tiêu chí cao mà ngay chính bạn cũng không làm được, cũng thấy vô lý.

Đối với các công việc, nghề nghiệp như y, dược, giáo viên, nhân viên QC/ QA,... thì kỹ năng quan sát là bắt buộc từ khi đi học tới khi đi làm. Vận dụng một số hướng dẫn trên đây của JobOKO để rèn luyện thói quen quan sát có mục đích, quan sát hiệu quả bạn nhé!

tin mới

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường công nghiệp và quan tâm đến quy trình sản xuất sản phẩm, thì vị trí nhân viên quản lý sản xuất có thể là một sự lựa chọn phù hợp.

15/04/2024 19:24

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Dù bạn có kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến đâu, một lỗi nhỏ trong CV cũng có thể làm mất đi cơ hội việc làm. JobOKO đã khảo sát và tìm ra 10 lỗi phổ biến khi ứng viên viết CV. Bạn hãy đọc ngay để tránh những sai lầm này!

08/04/2024 20:14

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Các vị trí trong ngân hàng, việc làm nào lương cao nhất?

Ngân hàng được xem là một trong những môi trường làm việc lý tưởng nhất cho các bạn học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ về các vị trí trong ngân hàng và việc làm nào có lương cao nhất. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu qua nội dung trong bài viết này nhé.

04/04/2024 09:30

Các vị trí trong ngân hàng, việc làm nào lương cao nhất?

Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

Việc làm ngân hàng luôn được đánh giá là rất hot với môi trường làm việc tốt, nhiều chế độ phúc lợi như lương, thưởng cực cao. Tuy nhiên, để có thể "chen chân" vào ngân hàng thì tất cả các bạn đều sẽ được yêu cầu có trình độ chuyên môn, bằng cấp từ cao đẳng trở lên và đặc biệt là phải trả qua kỳ thực tập ngân hàng.

03/04/2024 11:30

Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Lời chào trong email có sức ảnh hưởng lớn đến ấn tượng ban đầu của người nhận. Một lời chào chuyên nghiệp và lịch sự có thể tạo ra ấn tượng tốt, trong khi những câu chào không phù hợp có thể làm mất điểm. Cùng JobOKO khám phá cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn để gửi email hiệu quả hơn nhé!

02/04/2024 14:30

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Ngành quản trị du lịch cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ hướng ngoại, giỏi giao tiếp và lập kế hoạch. Có rất nhiều vị trí việc làm ngành quản trị du lịch mà bạn có thể theo đuổi nếu thực sự yêu thích lĩnh vực dịch vụ.

19/03/2024 11:30

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Kinh nghiệm làm shipper, giao hàng

Shipper còn có thể gọi là nhân viên giao hàng hay nhân viên giao nhận. Đây là ngành nghề lao động phổ thông không yêu cầu bằng cấp nên bất cứ ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, muốn đảm nhận tốt công việc này cũng cần những kinh nghiệm, bí quyết ngành nghề riêng.

24/02/2023 08:30

Kinh nghiệm làm shipper, giao hàng

Lương của nhân viên kinh doanh ô tô cao không?

Có nên làm nhân viên kinh doanh ô tô không? Lương nhân viên kinh doanh ô tô là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đề ra đặc biệt là những người đang có nhu cầu tìm kiếm và bắt đầu một công việc mới.

16/02/2023 06:18

Lương của nhân viên kinh doanh ô tô cao không?

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo giúp phát triển sự nghiệp

Nhắc đến kỹ năng giao tiếp, rất nhiều người trong chúng ta đều cảm thấy "đã biết" và thậm chí còn khó chịu vì tại sao ai cũng nhấn mạnh rằng cần phát triển kỹ năng này. Thực tế, nếu biết cách phát triển kỹ năng giao tiếp, sự nghiệp của bạn có thể rực rỡ, thành công hơn rất nhiều.

15/02/2023 20:30

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo giúp phát triển sự nghiệp

​​Nhân viên buồng phòng là làm gì? lương cao không?

Để mỗi phòng của khách sạn được thơm tho, sạch sẽ và ngăn nắp cần có sự miệt mài làm việc của bộ phận nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng của những nhân viên buồng phòng với những nỗi khổ nghề nghiệp riêng nhưng đâu phải ai cũng có thể hiểu.

14/02/2023 16:30

​​Nhân viên buồng phòng là làm gì? lương cao không?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.