Không giống như một số nghề nghiệp mà chúng ta dễ hình dung về tương lai, ví dụ như làm giáo viên, bác sĩ, nghề tư vấn có nhiều cơ hội nhưng cũng bởi quá nhiều lựa chọn mà khiến nhiều bạn hoang mang. Không khó để thấy nhiều bạn chia sẻ rằng ứng tuyển các công việc tư vấn chỉ vì để "có việc" và vì "không yêu cầu cao", sau đó "sợ" công việc chỉ là làm tạm thời, không có cơ hội thăng tiến. Vậy, cụ thể ra sao, hãy cùng JobOKO tìm hiểu nhé!
Cơ hội nghề nghiệp ngành tư vấn thế nào?
Tư vấn là hoạt động giới thiệu, chia sẻ kiến thức, thông tin về các sản phẩm, dịch vụ với các đối tượng khách hàng khác nhau. Người làm công việc tư vấn được gọi là tư vấn viên (consultant), nhân viên tư vấn, chuyên viên tư vấn.
Tìm kiếm từ khóa "tư vấn", "tư vấn viên" trên internet hay các website tuyển dụng, nền tảng kết nối nhân sự toàn diện như JobOKO, bạn sẽ thấy hàng nghìn kết quả công việc tư vấn. Từ tư vấn bảo hiểm tới tư vấn tuyển sinh, tư vấn bán hàng. Yêu cầu với ứng viên không quá cao với năng lực chuyên môn, nhưng kỹ năng tư vấn, giao tiếp thì cực kỳ quan trọng.
Công việc tư vấn ở mỗi lĩnh vực, tổ chức khác nhau có thể được gọi bằng những chức danh khác nhau. Những vị trí việc làm tư vấn phổ biến nhất hiện nay gồm có:
Việc làm tư vấn có nhiều, tuyển dụng liên tục trong nhiều doanh nghiệp, cửa hàng, thương hiệu. Công việc của tư vấn viên sẽ có những ưu điểm nhất định, trong khi cũng tồn tại một số hạn chế. Tìm hiểu và phân tích tùy theo điều kiện của bản thân và mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có theo nghề hay không.
Ưu điểm của nghề tư vấn:
Về hạn chế, thách thức khi làm nghề tư vấn:
Nghề tư vấn có dễ thăng tiến không?
Làm việc hiệu quả, có hiệu suất cao, thành tích ấn tượng là cách để bạn phát triển sự nghiệp của mình khi bắt đầu với các vai trò tư vấn. Mỗi người sẽ có xuất phát điểm khác nhau, con đường sự nghiệp tư vấn cũng không giống nhau nhưng nếu nỗ lực và đi đúng hướng ngay từ đầu thì bạn sẽ có lợi thế hơn.
Lời khuyên để thăng tiến sự nghiệp tư vấn cho bạn gồm có:
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn cần có niềm yêu thích với công việc của mình. Làm tư vấn có lúc sẽ căng thẳng và áp lực nên nếu thiếu sự quyết tâm thì sẽ khó có thể gắn bó lâu dài. Hơn nữa, khi càng có nhân viên mới thì áp lực đào thải càng lớn, cần có hiệu suất và thành tích công việc ấn tượng để bạn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp tư vấn.
Khi công nghệ phát triển, máy móc thay thế con người xử lý rất nhiều tác vụ và nhiều nghề nghiệp bị dự đoán sẽ biến mất trong tương lai. Tuy nhiên, có vẻ như công việc tư vấn sẽ không như vậy - bất chấp việc ngày nay người tiêu dùng, khách hàng đã và đang hình thành thói quen tự tìm kiếm thông tin trên internet trước khi ra quyết định.
Để thích ứng với xu hướng, bạn sẽ cần có bộ kỹ năng tư vấn xuất sắc, có cách tiếp cận khách hàng khéo léo, không gây phản cảm. Cùng với đó, tư vấn viên cũng sẽ phải tương tác, hợp tác nhiều hơn với các bộ phận, phòng ban để rõ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ các chiến dịch nội dung, quảng cáo và truyền thông.
Lộ trình sự nghiệp nghề tư vấn đơn giản, dễ hình dung nhưng việc bạn có thể gắn bó với công việc trong lâu dài và đạt được các thành công cho sự nghiệp của mình hay không thì phụ thuộc vào chính bạn. Công việc nào cũng sẽ có tương lai, chỉ cần bạn nỗ lực vì tương lai đó.
MỤC LỤC:
1. Tư vấn là làm gì?
2. Các vị trí việc làm Tư vấn
3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của các công việc Tư vấn
4. Làm gì để thăng tiến sự nghiệp Tư vấn?
5. Triển vọng của nghề tư vấn trong tương lai
Đọc thêm: Có nên theo nghề Tư vấn viên không?
Đọc thêm: 2 kỹ năng quan trọng nhất mà Tư vấn viên nào cũng cần có