Lấy lại động lực làm việc sau những ngày nghỉ ngơi cuối tuần

05/02/2020 14:32
Bạn đã từng cố gắng lấy lại động lực làm việc nhưng không thành công? Bạn bắt đầu cảm thấy tệ hại như mình đang bị thụt lùi trong sự nghiệp. Bạn chán nản, biếng nhác và không muốn gặp gỡ bạn bè vì không muốn nhắc đến mình đang làm gì hay nói chính xác hơn thì là bạn chưa làm được những gì. Không sao cả, ai cũng có thời kỳ khủng hoảng như thế, điều quan trọng là cần tìm ra phương hướng để thoát khỏi tình trạng đó.

Sau những ngày nghỉ cuối tuần, bạn cảm thấy uể oải vì dư âm nghỉ ngơi, thư giãn vẫn còn. Làm sao để tìm lại và duy trì động lực làm việc là điều mà bạn luôn tìm câu trả lời. 5 điều quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại động lực làm việc khi bạn nhận diện chúng, thiết kế lại cho ngày làm việc của mình để không ngừng tiến về phía trước. Cho dù kết quả làm việc của bạn không thể khả quan ngay thì cũng đừng lo, ít nhất bạn sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu. Hãy cùng chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Tạo được động lực làm việc trong quá trình làm việc là vô cùng cần thiết

Cách lấy lại động lực làm việc sau những ngày nghỉ ngơi cuối tuần

1. Xác định công việc đã hoàn thành

Bạn sẽ có động lực làm việc khi mọi thứ luôn luôn rõ ràng, cụ thể hơn là những gì bạn đã hoàn thành. Hãy nghĩ về điều này: Thật tuyệt biết bao khi bạn có khởi đầu tốt đẹp hoặc những bước tiến lớn trong dự án đang thực hiện. Trái lại, không có gì tồi tệ hơn là bạn làm việc cả ngày và luôn nghĩ rằng "Hôm nay mình đã làm những gì vậy?". Bạn sẽ không biết mình đang ở đâu, đã làm được gì và phải hoàn thành việc gì tiếp theo.

Cuộc sống như trong mê cung sẽ làm bạn choáng váng, mệt mỏi. Nếu bạn đang không xác định được phương hướng, hãy thử làm điều này: Vào cuối ngày hoặc cuối tuần, tạo một danh sách "đã hoàn thành" (trái ngược với danh sách cần làm) để liệt kê tất cả công việc bạn đã làm xong. Đặt ở nơi nào bạn thường xuyên nhìn thấy để tiếp thêm động lực làm việc cho mình.

2. Tìm ra ý nghĩa của công việc

Một cách tạo động lực hữu hiệu khác là biết được những gì bạn đang làm góp phần quan trọng cho sự phát triển của công ty theo một cách nào đó, giúp bạn nhận ra bạn tác động như thế nào lên khách hàng, công ty hoặc cả đất nước. Nghe có vẻ to tát và phi thực tế nhưng chẳng sao cả, không phải bạn đang kể công mà chỉ muốn tìm thấy ý nghĩa lớn lao trong công việc để tiếp tục cố gắng. Bất kể bạn đang làm gì, bạn cũng là một phần của xã hội và làm được điều gì đó dù là rất nhỏ cho nền kinh tế và sự phát triển của quốc gia.
 

3. Rèn luyện kỹ năng đa dạng

Nếu bạn cảm thấy mình đang lặp đi lặp lại công việc một cách nhàm chán, ngày này qua ngày khác? Mặc dù sẽ không làm công việc của bạn kích thích hơn nhưng khi bạn sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau sẽ rất có ích để bạn lấy lại động lực làm việc.

Kỹ năng đa dạng đồng nghĩa với việc bạn có khả năng làm nhiều loại công việc khác nhau. Cố gắng thiết kế công việc trong ngày để bạn làm nhiều việc khác nhau (sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng quan sát,...) thay vì chỉ làm một việc cả một ngày dài. Chẳng hạn như, thay vì ngồi viết cả ngày thứ Hai và làm slide thuyết trình vào ngày thứ Ba, hãy làm cả việc vào một ngày và chia thành từng phần nhỏ hơn. Khi bạn kích thích các phần trong não bộ, động lực của bạn sẽ được triệu hồi.

4. Tìm kiếm các phản hồi

Một trong những yếu tố tạo động lực nhiều nhất là khi bạn nhận được phản hồi về công việc. Không chỉ là sự tăng trưởng khi bạn làm việc tốt mà còn là phản hồi tích cực giúp bạn trau dồi kỹ năng nhiều hơn. Điều này cho bạn thấy được tầm quan trọng của công việc mình đang làm. Trái lại, không biết mình làm được những gì, có ý nghĩa gì sẽ chỉ làm người ta chán nản. Thay vì thụ động chờ đợi, bạn hãy chủ động hỏi ý kiến và xin góp ý từ phía quản lý và các đồng nghiệp khác vào thời điểm thích hợp để kịp thời điều chỉnh công việc khi cần.
 

Hãy tìm việc làm mà bạn yêu thích để luôn có động lực làm việc tốt nhất

5. Quyền tự chủ

Quyền tự chủ trong công việc không có nghĩa là bạn chỉ làm những gì mình muốn mà là bạn được quyền lựa chọn cách mình làm việc sao cho hiệu quả. Chẳng hạn như, mục tiêu tháng này là bạn phải có thêm 3 khách hàng. Nếu bạn được quyết định phương thức làm việc thì sẽ thú vị hơn nhiều, có thể là xây dựng sự hiện diện online hoặc offline.

Tuy nhiên, trừ khi là bạn tự kinh doanh, nếu không bạn không có quyền tự ý quyết định trong nhiều việc. Những gì bạn làm được trao đổi và đề xuất với quản lý. Do đó, để động lực làm việc của mình không quá phụ thuộc vào bên ngoài, hãy xác định kỹ năng bạn muốn phát triển, đề nghị phản hồi thường xuyên hoặc lên danh sách công việc rõ ràng. Nhất là bạn cần xác định được động lực làm việc của bạn là gì, từ đó có hướng đi đúng đắn cho mình.

>> Bạn muốn tìm việc làm tại Hà Nội với mức lương cao hơn? Truy cập ngay Joboko.com để nhận tin tuyển dụng hàng ngày.
>> Chia sẻ ý kiến, cảm nhận của bạn bằng cách comment phía dưới!

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888