Ngay cả những người hướng ngoại nhất trong chúng ta cũng biết rằng trở thành một người giao tiếp tốt không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, với một số vai trò công việc cụ thể, giao tiếp tốt là yêu cầu bắt buộc, chẳng hạn như nhà tuyển dụng. Trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, không chỉ ứng viên, cả nhà tuyển dụng đôi khi cũng lúng túng không biết nên dẫn dắt hay phản ứng như thế nào. Nỗi lo về việc giao tiếp không phải vấn đề của riêng ai.
Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả trong buổi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng?
Nhà tuyển dụng muốn kết nối với ứng viên để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra đánh giá chính xác hơn về việc họ có phù hợp với công việc hay không. Thực hành một số phương pháp hữu ích sau đây cho phép người phỏng vấn cải thiện đáng kể kỹ năng giao tiếp, giúp bạn thực hiện những cuộc phỏng vấn xuất sắc.
Hầu hết những người phỏng vấn giỏi nhất đều có thói quen nghiên cứu, chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn tiềm năng với ứng viên, từ việc thu thập tài liệu, tài nguyên liên quan. Cụ thể, bạn cần tìm hiểu nhiều hơn về ứng viên qua CV xin việc, thư xin việc và đặc biệt là qua tài khoản mạng xã hội. Người phỏng vấn cũng nên xác minh tính chính xác về thông tin ứng viên cung cấp bằng việc liên hệ với đối tượng trong tham vấn thông tin.
Một chút quen thuộc sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, tự tin và nắm chắc hơn về các phần bạn dự định đề cập đến với ứng viên. Tuy vậy, thực tế là rất ít người phỏng vấn chuyên nghiệp cầm theo tài liệu, kịch bản của buổi trao đổi (đa số chỉ mang theo CV).
Một cách đơn giản và hiệu quả hơn là chuẩn bị thông tin nhưng bạn cố gắng ghi nhớ và dựa vào đó để dẫn dắt buổi phỏng vấn tự nhiên hơn. Một người phỏng vấn giỏi biết cách làm cho ứng viên và những đồng nghiệp trong công ty đủ thoải mái để cởi mở và tiết lộ điều gì đó thực sự đúng về bản thân họ.
Có một sự thật là người phỏng vấn sẽ càng cảm thấy thoải mái khi làm cho ứng viên thoải mái và sau đó cuộc phỏng vấn sẽ thuận lợi hơn. Mẹo hữu ích là điều chỉnh hành vi, tâm trạng, ngôn ngữ cơ thể phù hợp với người đối diện. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng của người phỏng vấn đối với ứng viên.
Để giao tiếp hiệu quả hơn với ứng viên, trong cuộc phỏng vấn, bạn hãy chủ động hiệu chỉnh âm sắc và mức năng lượng, tạo tiền đề cho một cuộc trò chuyện đồng đều và giúp ứng viên thấy thoải mái. Hãy giữ cho mọi ngôn ngữ cơ thể ở mức cởi mở, thân thiện nhưng chuyên nghiệp và tinh tế. Làm được như vậy bạn có thể giúp mạch giao tiếp trôi chảy hơn và nhận biết được các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc kết thúc phỏng vấn.
Tưởng chừng như phần đơn giản nhất khi giao tiếp trong một cuộc phỏng vấn là lắng nghe nhưng không phải ai cũng có thể làm đúng được. Làm sao để nghe hiệu quả thực tế lại là phần khó khăn nhất. Những người phỏng vấn có kỹ năng lão luyện trong việc lắng nghe không chỉ những lời mà ứng viên đang nói mà còn chú ý đến giọng điều, từ ngữ, khoảng dừng và tổng thể sắc thái của câu trả lời.
Kỹ năng lắng nghe góp phần mang đến khả năng giao tiếp tốt trong cuộc phỏng vấn
Khả năng lắng nghe tích cực, linh hoạt giúp người phỏng vấn biết khi nào nên chuyển sang một chủ đề mới và khi nào là thời điểm chín muồi để thăm dò ứng viên sâu hơn một chút với câu hỏi tiếp theo. Các câu hỏi ngoài lề thường mang lại câu trả lời tốt nhất nhưng cơ hội thực sự chỉ xuất hiện từ lúc bạn biết cách lắng nghe tích cực.
Khi một người phỏng vấn chuyên nghiệp cảm thấy một chủ đề đang được trao đổi sâu hơn, họ thường tạm dừng đưa ra ý kiến hoặc phản ứng. Việc giữ im lặng có thể giúp bạn rút ra được nhiều thông tin hữu ích hơn. Nếu bạn không thể chống lại "sự cám dỗ", có nhiều khả năng bạn sẽ ngắt lời ứng viên và để mất cơ hội nghe thêm về quan điểm của họ. Việc tạm dừng nói cho phép đối phương trình bày rõ hơn và hãy chờ xem họ sẽ hướng vấn đề đi đâu.
Hãy thử đếm đến 3 hoặc 5 nếu bạn có thể chịu đựng được sau khi ứng viên của bạn trả lời một câu hỏi khó hoặc cần suy nghĩ. Phương pháp này ban đầu có vẻ khá lúng túng nhưng nó thậm chí còn thể hiện sự đồng cảm, giúp xây dựng ấn tượng tốt với ứng viên. Bạn có thể tham khảo các cách tạo thiện cảm trong giao tiếp dưới đây để trong bất cứ tình huống nào cũng không phải bối rối.
MỤC LỤC:
1. Chuẩn bị ghi chú trước cuộc phỏng vấn
2. Điều chỉnh tâm trạng, ngôn ngữ cơ thể phù hợp với ứng viên
3. Luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
4. Hiểu được sức mạnh của việc tạm dừng nói
Đọc thêm: Cách bắt tay trong giao tiếp khi phỏng vấn
Đọc thêm: Kỹ năng lắng nghe: Tưởng đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng trong công việc