Bạn có biết Nike, Apple và Samsung có điểm chung gì không? Họ đều là những thương hiệu lớn và sản phẩm của họ là niềm khát khao của biết bao người tiêu dùng trên khắp thế giới. Bí quyết của họ là gì? Nhiều người cho rằng đó là nhờ những sản phẩm chất lượng cao, chiến lược tiếp thị marketing hiệu quả hay thị hiếu chạy theo số đông của người tiêu dùng. Tất cả những lý do này đều sẽ là chưa đủ nếu như bạn không kể tới một nhân vật cực kỳ quan trọng - Brand Manager (Giám đốc Thương hiệu).
Vị trí Brand Manager nhiều bạn trẻ mơ ước đảm nhận
Khi bạn nghe nói đến tên một thương hiệu thì bạn thường nghĩ tới điều gì đầu tiên? Liệu bạn có thực sự hào hứng và muốn chạy ngay đến cửa hàng để mua sản phẩm mới nhất của họ hay bạn lắc đầu nhún vai bởi không biết họ là ai?
Brand Manager (hay còn gọi là Giám đốc Thương hiệu) là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm, dòng sản phẩm và dịch vụ của họ tạo được hiệu ứng tích cực đối đới khách hàng hiện tại và cả những khách hàng mục tiêu. Để làm được điều này, Brand Manager sẽ phải liên tục tìm hiểu và theo dõi các xu hướng marketing cũng như các sản phẩm có tính cạnh tranh khác trên thị trường. Họ cũng là người quản lý công việc của phòng marketing và là người đại diện cho công ty đi gặp đối tác và khách hàng lớn.
Vai trò của Brand Manager còn được thể hiện ở chỗ họ phát triển, thực hiện và giám sát việc thực hiện các hoạt động marketing cụ thể để quảng bá thương hiệu của công ty mình. Những hoạt động này bao gồm các chiến lược tiếp thị (trên website, phương tiện truyền thông xã hội,...), các sự kiện, chương trình thể hiện trách nhiệm cộng đồng của công ty,...
Trong các công ty lớn, Brand Manager làm việc dưới quyền Giám đốc Marketing và là người chịu trách nhiệm thay vì phải trực tiếp thực hiện các chiến lược marketing. Họ cũng phụ trách việc quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh cũng như thúc đẩy mức tăng trưởng của thị trường.
Brand Manager là người chịu trách nhiệm về hình ảnh tổng thể của một sản phẩm, một người hoặc một thương hiệu. Công việc chính của họ bao gồm:
Yêu cầu công việc của Brand Manager cụ thể
Những kỹ năng và kinh nghiệm dưới đây là yêu cầu bắt buộc đối với một Brand Manager và thường được nêu rất chi tiết trong bản mô tả công việc do nhà tuyển dụng đưa ra:
Để trở thành một Brand Manager hay thậm chí là một Senior Brand Manager, bạn không bắt buộc phải có một loại bằng cấp cụ thể nào cả. Thay vào đó, nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên những ứng viên có kiến thức chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm về marketing và các lĩnh vực liên quan như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường, theo dõi hành vi người tiêu dùng,... được đúc kết sau nhiều năm làm việc trong ngành.
Tuy nhiên, để có được những kiến thức cơ bản nhất về ngành này và tạo nền tảng để phát triển nhanh hơn, bạn có thể theo học các ngành marketing, quản trị thương hiệu, kinh doanh, tài chính, kinh tế,...
Hầu hết các Brand Manager đều làm việc cho các doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn. Họ có thể phụ trách một nhóm chuyên viên tiếp thị hoặc có thể là một phần của bộ phận marketing lớn hơn. Dù làm việc trong bất kể môi trường nào thì Brand Manager cũng là một nghề ổn định và có mức thu nhập cao. Họ cũng sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt như mua hàng công ty với mức giá ưu đãi, kết nối và xây dựng mối quan hệ với rất nhiều đồng nghiệp khác trong ngành,...
Với vai trò chủ chốt trong việc quản lý hình ảnh công ty, Brand Manager cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng làm thêm giờ chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đánh bại đối thủ và tăng cường nhận diện thương hiệu của công ty mình.
Lương của Brand Manager cao không?
Theo thống kê của Vietnam Salary, mức lương thấp nhất của Brand Manager là 10 triệu đồng/tháng, trong khi đó mức lương cao nhất lên tới 80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương trung bình của hầu hết nhân viên trong ngành này vào khoảng 26 - 38,5 triệu đồng/tháng - một mức thù lao hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực và công sức mà họ phải bỏ ra.
Mức lương này cũng còn tùy thuộc vào quy mô công ty và của từng thương hiệu. Nếu bạn làm việc cho các công ty lớn, thương hiệu mà bất cứ ai cũng đều biết đến khi được nhắc tên thì mức lương của bạn chắc chắn sẽ thuộc bậc cao, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn và chịu áp lực cao hơn.
Hy vọng với những thông tin mô tả công việc Brand Manager trên đây của JOBOKO.com, bạn đã phần nào hiểu được việc làm Brand Manager là gì, nó đòi hỏi ở người lao động những kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào. Và nếu như bạn đã sẵn sàng để trở thành một Brand Manager thì hãy tạo CV và ứng tuyển ngay trên nền tảng tuyển dụng trực tuyến JOBOKO.com nhé!
MỤC LỤC:
I. Brand Manager là gì?
II. Mô tả công việc của Brand Manager
III. Trở thành Brand Manager có khó không?
IV. Môi trường làm việc và mức lương của Brand Manager
Đọc thêm: Assistant Brand Manager là gì? Mô tả công việc của Assistant Brand Manager
Đọc thêm: Giám đốc thương hiệu là làm gì? Có khác gì so với giám đốc marketing?