Mô tả công việc của Nhân viên PR

05/10/2020 14:30
PR (Public Relations hay Quan hệ công chúng) là việc một doanh nghiệp chủ động thực hiện các hoạt động nhằm tạo dựng hình ảnh và mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp. Vậy nhân viên PR là làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết mô tả công việc của nhân viên PR dưới đây của JOBOKO.com nhé.
Người ta nói rằng nhận thức có thể chi phối thực tế và có lẽ, không gì có thể lý giải điều này đúng hơn là nhận thức của cộng đồng về một cá nhân, một công ty, một sản phẩm hoặc là một dịch vụ. Và để tạo ra được những nhận thức tích cực thì nhân viên PR đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Từ việc tạo ra những câu chuyện thương hiệu lôi cuốn cho tới xử lý khủng hoảng, nhân viên PR là những người tuyến đầu góp phần tạo và duy trì nhận thức cộng đồng và giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu.

Nhân viên PR đảm nhận công việc gì hằng ngày?

1. Mô tả công việc của Nhân viên PR

Tùy vào từng công ty, tổ chức khác nhau mà công việc của một nhân viên PR sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, họ sẽ phải thực hiện các công việc như:

  • Lên kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
  • Theo dõi, trả lời phản hồi của khách hàng trên các phương tiện truyền thông, điện thoại, email.
  • Nghiên cứu và viết các bài viết hướng đến khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Biên tập tạp chí nội bộ, bài báo, bài phát biểu.
  • Thiết kế và giám sát việc in ấn, phát tờ rơi quảng cáo; phát hành video quảng cáo hay phim ảnh trên các kênh truyền thông đa phương tiện
  • Lên kế hoạch và tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, open day,...
  • Quản lý và cập nhật thông tin trên website của công ty và các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter.
  • Thực hiện việc nghiên cứu thị trường.
  • Tìm kiếm cơ hội thực hiện trách nhiệm cộng đồng của công ty.

2. Yêu cầu về kỹ năng đối với nhân viên PR

Để ứng tuyển vào vị trí nhân viên PR, ứng viên cần phải có bằng Cao đẳng trở lên các chuyên ngành quan hệ công chúng, báo chí, marketing, truyền thông hoặc một ngành nghề có liên quan khác. Cũng có những nhà tuyển dụng không chú ý tới bằng cấp mà đòi hỏi nhiều hơn ở kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
Những cách tốt nhất để một người muốn trở thành nhân viên PR tích lũy kinh nghiệm làm việc có thể kể đến như làm tình nguyện viên tổ chức sự kiện, viết báo/tạp chí, liên hệ với các cơ quan truyền thông hay tham gia vào các câu lạc bộ trong trường học.
Bên cạnh đó, nhân viên PR còn cần phải có những kỹ năng mềm như:

  • Am hiểu các nguyên tắc về xây dựng quan hệ công chúng.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Năng khiếu viết lách, văn chương.
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, khả năng đa nhiệm.
  • Linh hoạt và ham học hỏi.
  • Khả năng chịu đựng áp lực cao trong công việc.
  • Sáng tạo, giàu trí tưởng tượng.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

3. PR là gì? vì sao doanh nghiệp cần PR?​

PR (Public Relations) chỉ những hoạt động truyền thông được tạo ra bởi một công ty, tổ chức với những khách hàng mục tiêu của họ hoặc bởi một cá nhân đối với những người trong tầm ảnh hưởng. Hoạt động PR sẽ giúp khách hàng và thậm chí là chính nhân viên của công ty hiểu hơn về định hướng, chiến lược, mục tiêu và thành tích của đơn vị. Nó cũng góp phần tạo ra một hình ảnh công ty đẹp, hoàn hảo trong mắt công chúng.
Mỗi công ty đều có một thông điệp, câu chuyện nhất định thu hút sự chú ý của giới truyền thông và công việc của những nhân viên PR là cung cấp cho họ những thông tin cần thiết vào đúng thời điểm lý tưởng nhất. Bất cứ thứ gì, từ một bài nói chuyện cho tới một sản phẩm mới đều có thể được mang ra để xây dựng hình ảnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhân viên PR được tùy tiện mang những câu chuyện vô giá trị ra làm truyền thông. Họ phải đảm bảo mọi thông tin đều chính xác, trung thực, rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể.
Khi mà mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và tin giả xuất hiện ngày càng nhiều thì vai trò của những nhân viên PR lại càng trở nên quan trọng. Thay đổi cách nhìn nhận của công chúng không phải là điều dễ dàng; tuy nhiên, thông tin chính xác và trung thực sẽ luôn là chiến lược hoàn hảo cho những nhân viên PR chuyên nghiệp.

Kỹ năng cần có của Nhân viên PR

4. Nhân viên PR tuyển nhiều không? có dễ xin việc không?

Ngày nay, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều phải đối mặt với sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn nên sự trung thành, gắn bó của họ sẽ không ở mức độ như trước đây. Phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ thôi chưa đủ nếu các thương hiệu không tập trung vào xây dựng hình ảnh tích cực và tự tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Vai trò của nhân viên PR cũng vì vậy mà trở nên quan trọng hơn rất nhiều.
Có một thực tế là khi các công ty nhận thức được cạnh tranh và tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như xử lý khủng hoảng truyền thông thì họ đều sẽ cân nhắc tuyển nhân viên PR. Ở những công ty và tập đoàn lớn sẽ có riêng phòng truyền thông-PR, trong khi các công ty có cơ cấu đơn giản hơn thì sẽ có 1 người hoặc nhóm nhỏ thuộc phòng marketing. Nói cách khác, cơ hội việc làm nhân viên PR tuyển rất nhiều và gần như liên tục.
Tuy vậy, xin việc nhân viên PR cũng không phải dễ. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có các tiêu chí cụ thể khác nhau để đánh giá CV xin việc nhân viên PR nhưng đều yêu cầu một ứng viên toàn diện - vừa nhạy bén, có khả năng viết lách tốt, am hiểu về tiếp thị, truyền thông và xây dựng thương hiệu cũng đồng thời có phản ứng nhanh, thành thạo các công cụ truyền thông kỹ thuật số. Những bạn trẻ mới ra trường khi xin việc nhân viên PR thường khó hơn vì chưa có kinh nghiệm xử lý vấn đề.
Dĩ nhiên, nếu bạn có kiến thức nền tốt và có sự chủ động học hỏi, rèn luyện, có đam mê với công việc này thì hãy tích cực từ khi còn đi học. Tất cả nỗ lực chính là sự chuẩn bị tốt nhất để xin việc làm nhân viên PR sau này.

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR

Để có được vị trí Nhân viên PR nhanh chóng thì ngoài nắm được mô tả công việc, top câu hỏi phỏng vấn phổ biến bạn cũng không nên bỏ lỡ. Bởi chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR sẽ giúp bạn có sự tự tin để ứng xử khéo léo, thể hiện bản thân tốt nhất sao cho gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Nhân viên PR
2. Yêu cầu về kỹ năng đối với Nhân viên PR
3. PR là gì? vì sao doanh nghiệp cần PR?​
4. Nhân viên PR tuyển nhiều không? có dễ xin việc không?
5. Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR

Đọc thêm: Ngành truyền thông học những gì? có dễ xin việc?

Đọc thêm: Các vị trí việc làm ngành Báo chí, Truyền thông thu hút ứng viên

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888