Mô tả công việc của Kiến trúc sư

15/05/2020 11:30
Kiến trúc sư là người thực hiện tất cả các giai đoạn của công trình kiến trúc, bao gồm lên kế hoạch, thiết kế và giám sát công trình thi công. Họ tham gia vào thiết kế tòa nhà mới, mở rộng, sửa đổi, cải tạo và tu bổ từ lúc khởi công đến khi hoàn thành. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra bản thiết kế đáp ứng cả về mặt thẩm mỹ và công năng. Dưới đây là mô tả công việc kiến trúc sư cụ thể để bạn tham khảo.

Trong số những vị trí tuyển dụng ngành kỹ sư thì kiến trúc sư là công việc được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu bạn là sinh viên sắp tốt nghiệp ngành kiến trúc mà đang có nhu cầu tìm việc làm theo ngành nghề mình yêu thích thì điều quan trọng là phải trau dồi dần các kinh nghiệm và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, việc nắm được câu hỏi phỏng vấn kiến trúc sư phổ biến cũng sẽ là một lợi thế để bạn cạnh tranh với nhiều ứng viên khác. Khi biết được yêu cầu công việc kiến trúc sư ra sao, bạn tránh bị bỡ ngỡ khi bước vào nghề. Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Công việc cụ thể của Kiến trúc sư là gì?

I. Công việc của một Kiến trúc sư

  • Giám sát dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành để đảm bảo thiết kế chất lượng, sáng tạo và mang tính thực tiễn cao.
  • Gặp gỡ khách hàng để bàn về mục tiêu, nhu cầu và ngân sách của dự án.
  • Chuẩn bị và trình bày các đề xuất thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết tòa nhà, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành.
  • Gặp các chuyên gia xây dựng và khách hàng để bàn về tính khả thi của bản thiết kế.
  • Xác định nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng dự án.
  • Tạo bản kế hoạch chi tiết và hình ảnh bằng phần mềm CAD.
  • Làm việc với nhà thầu, chuyên viên khảo sát và các kỹ sư xây dựng để lên lịch thi công và đưa bản thiết kế vào thực tế.
  • Đảm bảo tất cả công trình được tiến hành theo các tiêu chuẩn đặc thù, quy định của luật xây dựng, các hướng dẫn và quy định.
  • Điều phối công việc giữa nhiều nhà thầu khác nhau.

II. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng kiến trúc sư

  • Kiến thức về công nghệ xây dựng.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng hình ảnh.
  • Kỹ năng vẽ.
  • Khả năng làm việc với các thiết kế 3D.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo.
  • Kiến thức về quy chuẩn xây dựng.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng cả lời nói và văn bản tốt.
  • Bằng cử nhân chuyên ngành Kiến trúc.

III. Làm sao để biết bạn phù hợp với nghề kiến trúc sư?

1. Đam mê với các tòa nhà và không gian

Là một kiến trúc sư, bạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình diện mạo thành phố ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi môi trường luôn thay đổi và muốn tham gia vào thúc đẩy nó hướng tới một tương lai lành mạnh và bền vững, thì theo đuổi nghề kiến trúc sư là trong những lựa chọn phù hợp với bạn.

2. Liên kết giữa con người và văn hóa

Mọi không gian đều có đặc trưng độc đáo riêng và phản ánh người sống trong đó cũng như văn hóa của họ. Kiến trúc bị ảnh hưởng bởi sự tương tác không ngừng của con người, tôn giáo, kinh tế, tín ngưỡng văn hóa và địa lý. Nếu bạn thấu hiểu những yếu tố này, chắc hẳn bạn sẽ cải thiện tính chất và công năng của kiến trúc xung quanh trong tương lai.

3. Cảm giác thỏa mãn khi nhìn tác phẩm của chính mình

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi trở thành kiến trúc sư là bạn có thể nhìn thấy thành quả lao động của mình trong thực tế. Nhiều tháng làm việc liên tục, các cuộc họp, gia hạn thời gian hoàn thành và lịch trình bận rộn cuối cùng đổi lại là một công trình xây dựng khang trang. Thiết kế là một quá trình vô cùng phấn khích, tuy nhiên đây chỉ là một phần công việc trong nghề kiến trúc. Thiết kế được tuân theo bởi các hoạt động xây dựng tại công trường, sau đó là một tòa nhà mô phỏng bản thiết kế trong đời thực xuất hiện.

4. Thiết kế sáng tạo và phát triển không ngừng

Kiến trúc sư có quyền tự do thiết kế và thể hiện sự sáng tạo của mình, nhưng họ không phải họa sỹ. Kiến trúc sư cần xem xét rất nhiều chi tiết kỹ thuật, công nghệ xây dựng và các hoạt động thi công trên công trình. Giới hạn thiết kế là vô hạn và đó là điều tạo nên sự thú vị của nghề kiến trúc. Trong quá trình thiết kế, kiến trúc sư không bao giờ cứng nhắc mà luôn có tư duy sáng tạo linh hoạt để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Việc làm kiến trúc sư đòi hỏi kỹ năng tương đối cao

5. Tác động đến xã hội và môi trường

Kiến trúc là một lĩnh vực rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người và có một khả năng cố hữu để chạm vào cuộc sống của mỗi người bởi vì nó dung nhập vào đời sống kinh tế xã hội của khu vực, quốc gia. Sự năng động trong lĩnh vực kiến trúc luôn thay đổi không ngừng do tính chất luôn thay đổi của xã hội. Kiến trúc cải thiện chất lượng cuộc sống và mở đường cho một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

Bên cạnh công việc của Kiến trúc sư các bạn cũng có thể tham khảo thêm cụ thể công việc của những chức vụ khác như công việc kỹ sư xây dựng là gì. Những công việc chi tiết chắc chắn sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và sự chủ động hơn cho những dự định công việc dự định của mình. Hơn nữa khi biết rõ cụ thể các việc phải làm của các vị trí bạn cũng dễ dàng đánh giá và so sánh khả năng của bản thân liệu có thật sự phù hợp với công việc đó hay không.
Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm những kỹ năng vàng một kiến trúc sư cần có là gì để có thể nghêm túc tìm hiểu và học hỏi để có thêm kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho bản thân để hoạt động trong lĩnh vực công việc của mình đảm bảo đạt kết quả cao nhất. Với những kỹ năng vàng một kiến trúc sư cần có được chúng tôi cập nhật cùng rất nhiều thông tin hữu ích, hy vọng sẽ giúp bạn có được những sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

MỤC LỤC:
I. Công việc của một Kiến trúc sư
II. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng kiến trúc sư
III. Làm sao để biết bạn phù hợp với nghề kiến trúc sư?

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp, ứng tuyển thành công

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888