Mô tả công việc của Merchandiser

14/04/2020 09:06
Merchandiser là một vị trí quan trọng, có những ảnh hưởng chiến lược tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng. Vậy Merchandiser là gì? Bản mô tả công việc Merchandiser sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về nghề nghiệp này.

Merchandiser (Nhân viên quản lý đơn hàng) là người phụ trách quy trình nhận và chuẩn bị đơn hàng. Họ cũng hợp tác chặt chẽ với nhân viên thu mua của công ty để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách dự đoán và giám sát xu hướng bán hàng cũng như kiểm soát chính xác tình trạng đơn hàng.

Việc làm Merchandiser nhiều bạn trẻ theo đuổi

I. Mô tả công việc của Merchandiser

Merchandiser có trách nhiệm kiểm soát đơn hàng, từ lúc nhận đơn, chuẩn bị và gửi hàng. Họ cũng nắm chắc số lượng hàng hóa sẵn có, đảm bảo rằng chúng luôn được bán đúng giá. Ngoài ra, Merchandiser còn đánh giá nhu cầu của từng cửa hàng và điều chỉnh phương pháp bán hàng dựa trên các yếu tố như quy mô và nhân khẩu học.
Tuỳ vào ngành hàng cụ thể và quy mô công ty, cửa hàng, công việc của Merchandiser có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, trách nhiệm của họ bao gồm:

  • Nhận đơn đặt hàng, chuẩn bị hàng và giao hàng.
  • Phối hợp chặt chẽ với người mua và merchandiser khác để lên kế hoạch đóng gói, bàn giao sản phẩm.
  • Gặp gỡ các nhà cung cấp, nhà phân phối (nếu cần).
  • Quản lý ngân sách.
  • Dự đoán doanh thu và lợi nhuận.
  • Đàm phán về số lượng sản phẩm/hàng hoá và thời gian giao hàng với người mua.
  • Giám sát và đào tạo nhân viên cơ sở.
  • Xử lý các vấn đề về cung ứng/sản xuất khi có phát sinh.
  • Thiết lập các chương trình khuyến mãi/giảm giá thích hợp.
  • Báo cáo về đơn hàng, số liệu, doanh thu,... cho ban quản lý.
  • Đánh giá hiệu suất bán hàng của các khu vực phân phối khác nhau.

II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Merchandiser

Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với trình độ và kỹ năng của vị trí Merchandiser có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Trình độ cao và kinh nghiệm làm việc trong thời gian dài có thể giúp bạn đề xuất mức lương cao hơn. Thông thường, một số yêu cầu chung bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm việc ở vị trí Merchandiser hoặc nhân viên thu mua.
  • Sáng tạo trong việc xác định đối tượng mục tiêu và đưa ra các chiến dịch thu hút, thông báo và thúc đẩy bán hàng.
  • Cập nhật các xu hướng bán hàng mới nhất và thực tiễn tốt nhất.
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời bằng lời nói và văn bản: Đây là kỹ năng quan trọng bởi Merchandiser thường xuyên phải trao đổi, tiếp xúc với khách hàng cũng như các bộ phận khác. Do đó, có kỹ năng giao tiếp tốt là điều cần thiết để đảm nhận vị trí này.
  • Kỹ năng lắng nghe, thuyết trình và ra quyết định.
  • Sự nhạy bén trong thương mại, kinh doanh và khả năng "đọc vị" khách hàng.
  • Bằng cử nhân về Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan.

III. Làm sao để trở thành một Merchandiser giỏi?

Nếu bạn muốn trở thành một Merchandiser thành công, bạn cần không ngừng nỗ lực, rèn luyện bản thân để phù hợp hơn với công việc. Dĩ nhiên, điều đầu tiên bạn cần làm là yêu công việc mình làm và có định hướng làm việc lâu dài trong ngành này. Nhất là khi hiểu rõ về Merchandiser là gì? Yêu cầu công việc ra sao, nghề nghiệp liên quan đến vị trí Merchandiser thì bạn sẽ biết mình còn thiếu sót điều gì để hoàn thiện bản thân tốt nhất.

Dưới đây là những yếu tố ứng viên cần có để trở thành một Merchandiser chuyên nghiệp:

1. Có khả năng lập kế hoạch, quản lý và sắp xếp công việc

Trên thực tế, việc quản lý và sắp xếp công việc quan trọng với tất cả các ngành nghề, đặc biệt là với lĩnh vực bán hàng. Một Merchandiser xuất sắc phải là người biết cách lập kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch đó.
Sau khi chuẩn bị một lộ trình cụ thể với thời gian và kế hoạch hành động để đạt được những thoả thuận liên quan tới việc giao hàng và xác nhận, bạn cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. Không chỉ vậy, Merchandiser cũng cần phải khéo léo và chuyên nghiệp để xử lý tình huống phát sinh trong quá trình nhận và giao hàng một cách thông minh.

Kỹ năng cần có của Merchandiser là gì?

2. Am hiểu thị trường, có kiến thức chuyên môn

Để làm việc hiệu quả, tránh được các sai sót, Merchandiser cần am hiểu thị trường và có kiến thức chuyên môn về lượng hàng hoá tiêu thụ và chi phí. Bạn nên biết đến cái gọi là tiêu thụ thủ công và cách thúc đẩy nó. Đồng thời, đừng quên phân tích chi phí đầu vào cơ bản để có được đơn đặt hàng số lượng lớn.
Bên cạnh đó, Merchandiser còn phải là một nhà tư tưởng sáng tạo và đổi mới. Chỉ có như vậy bạn mới có thể nắm bắt xu hướng thị trường, thay đổi cho phù hợp, giành lấy cơ hội để kinh doanh hiệu quả nhất.

3. Mạnh mẽ, quyết đoán

Vì những yêu cầu đặc thù của công việc, Merchandiser thường xuyên phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Vì thế, điều bạn cần là sự mạnh mẽ và quyết đoán. Sự thông minh trong phân tích tình huống và mạnh mẽ, tự tin khi ra quyết định có thể giúp bạn đạt được những thành tích ấn tượng.
Merchandiser phải đặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau, phân phối ở những khu vực khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên ghi lại tất cả địa chỉ, đặc điểm, thông tin liên quan, những ưu - nhược điểm và lưu ý của các đối tượng hợp tác. Vào lúc cần ra quyết định, bạn chỉ cần căn cứ vào yêu cầu trước mắt để chọn ra bên phù hợp nhất.
Bên cạnh việc làm nhân viên quản lý đơn hàng các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những công việc khác có liên quan đến ngành này như nhân viên xử lý đơn hàng. Đây cũng là một trong số công việc được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, để tìm việc làm nhân viên xử lý đơn hàng, hay Merchandiser thì các bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn để đưa ra sự lựa chọn công việc của mình phù hợp hơn.

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Merchandiser
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Merchandiser
III. Làm sao để trở thành một Merchandiser giỏi?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888