Mô tả công việc của Nhân Viên Giao Nhận

03/12/2019 20:35
Nhiều người đang tìm kiếm công việc khi nhìn thấy tin đăng tuyển dụng nhân viên giao nhận có ý định ứng tuyển nhưng vẫn chần chừ bởi không biết công việc cụ thể là gì, có yêu cầu cao hay không. Để người lao động có thể dễ dàng tìm được công việc nhân viên giao nhận với mức thu nhập ổn định như mong muốn, hãy cùng Joboko.com tìm hiểu qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Để có được công việc nhân viên giao nhận tưởng chừng như khá đơn giản nhưng lại không hề dễ như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi công việc này cũng đòi hỏi ứng viên phải trải qua vòng phỏng vấn và đánh bại các đối thủ nặng ký khác để có được vị trí công việc như mong muốn. Đặc biệt, do số lượng người lao động gửi CV xin việc nhân viên giao hàng, giao nhận khá lớn nên việc tuyển dụng ngày càng trở nên khắt khe hơn. Việc tìm hiểu câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao nhận thường gặp trước khi bước vào vòng phỏng vấn thật là điều cần thiết để bạn biết được mức độ câu hỏi khó dễ mà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên ra sao, từ đó có chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để ứng phó. Nhưng tìm hiểu về công việc nhân viên giao nhận cũng là một trong những yếu tố giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này.
Nhân viên giao nhận có công việc chính là gì

I. Mô tả công việc của Nhân viên giao nhận

  • Phân tích và lập kế hoạch tuyến đường thích hợp nhất cho từng lô hàng, dựa trên tính chất dễ vỡ hoặc nguy hiểm của hàng hóa, chi phí, thời gian vận chuyển và tính bảo mật.
  • Sắp xếp đóng gói phù hợp xét trên khí hậu, địa hình, trọng lượng, chi phí và tính chất hàng hóa cũng như việc giao hàng và lưu kho hàng hóa ở điểm đến cuối cùng. Thông thường có nhân viên đóng gói riêng nhân viên giao nhận chỉ nhận hàng và đi giao, tuy nhiên tùy thuộc từng cơ sở sẽ có phân chia công việc khác nhau.
  • Đàm phán hợp đồng, chi phí vận tải và xử lý hàng hóa.
  • Kiểm tra và chuẩn bị chứng từ đáp ứng yêu cầu hải quan và bảo hiểm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng gói, tuân thủ quy định và cơ chế tài chính của các quốc gia.
  • Cung cấp dịch vụ hợp nhất bằng đường hàng không, đường biến và đường bộ, đảm bảo các giải pháp an toàn và hiệu quả chi phí cho các chủ hàng nhỏ không đủ hàng để sử dụng đơn vị chuyên dụng riêng.
  • Thu xếp bảo hiểm và hỗ trợ khách hàng trong trường hợp khiếu nại.
  • Cung cấp giải pháp IT phù hợp và các kết nối trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
  • Thanh toán cước phí vận chuyển và các lệ phí khác hoặc thu tiền thay khách hàng.
  • Sử dụng thương mại điện tử, Internet và hệ thống vệ tinh để theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hóa trong thời gian thực.
  • Vận tải hàng không đối với hàng hóa giao gấp, có giá trị lớn và quản lý rủi ro cho đến khi hàng hóa được bàn giao cho người mua.
  • Đóng vai trò là người môi giới trong các cuộc đàm phán hải quan trên toàn thế giới để hướng dẫn vận chuyển hàng hóa hiệu quả thông qua các thủ tục phức tạp.
  • Duy trì liên lạc và kiểm soát tất cả giai đoạn của hành trình, bao gồm lập báo cáo, phân tích thống kê và chi phí đơn vị.
  • Cập nhật kiến thức hiện hành về pháp luật có liên quan, tình hình chính trị và các yếu tố khác ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa.

II. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng với nhân viên giao nhận

  • Giao tiếp, truyền đạt rõ ràng.
  • Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch.
  • Khả năng làm việc nhóm - teamwork tốt.
  • Kiến thức về địa lý, kinh tế và kiến thức ngành.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt.
  • Linh hoạt và khả năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là chịu được áp lực công việc.
  • Sử dụng máy tính thành thạo.

III. Triển vọng nghề nghiệp của nhân viên giao nhận

Con đường thăng tiến của nghề này thường đi từ nhân viên giao nhận cấp cao hoặc nhân viên xuất nhập khẩu cấp cao, sau đó là trưởng phòng xuất nhập khẩu. Một số công ty xuất nhập khẩu lớn có nhân viên giao nhận riêng, nhưng sự thăng tiến trong nghề này còn phụ thuộc vào quy mô của bộ phận giao nhận trong công ty.
Khi tích lũy kinh nghiệm ở vị trí nhân viên giao nhận, kiến thức chuyên môn rộng về các thủ tục trong quá trình vận chuyển được nhà tuyển dụng đánh giá cao, bao gồm quản trị rủi ro kinh doanh, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, phát triển IT, quy trình chất lượng, quản lý vận tải đường bộ, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý hậu cần và kho hàng.
Bên cạnh đó, nhiều bạn băn khoăn về việc liệu làm Grab có chuyển qua nhân viên giao nhận hàng được không? Điều này hoàn hoàn có thể bởi khi bạn đã từng làm grab thì cũng làm việc với hình thức tương tự nhưng chỉ khác là chở đón khách hàng đến các địa điểm theo yêu cầu. Còn một nhân viên giao nhận hàng đôi khi cũng phải thực hiện các công việc giống như một shipper là giao hàng đến nhiều địa chỉ khác nhau. Vì vậy, nếu bạn có ý định chuyển từ nhân viên Grab sang làm nhân viên giao nhận thì cũng hoàn toàn phù hợp nhé.

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Nhân viên giao nhận
II. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng với nhân viên giao nhận
III. Triển vọng nghề nghiệp của nhân viên giao nhận

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888