Mô tả công việc của Quản lý nhà hàng

15/04/2020 20:05
Để trở thành một quản lý nhà hàng giỏi, bạn không nhất định phải có bằng cấp cao nhưng ngược lại, bạn cần phải hiểu được những điều cơ bản về tổ chức, quản lý cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Dưới đây, Joboko.com sẽ giới thiệu tới các bạn mô tả công việc quản lý nhà hàng, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đảm nhiệm vị trí này trong các nhà hàng, khách sạn.

Người quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp, đặc biệt là trong các nhà hàng, khách sạn. Đôi khi, chính chủ nhà hàng có thể làm công việc quản lý chung nhưng họ cũng có thể thuê nhân viên làm việc này. Dù là mô hình quản lý nhà hàng nào thì người quản lý cũng phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động diễn ra hàng ngày của nhà hàng đó. Vậy yêu cầu công việc của quản lý nhà hàng ra sao?

Những việc làm quản lý nhà hàng đảm nhận mỗi ngày là gì?

I. Mô tả công việc của Quản lý nhà hàng

1. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Việc tuyển dụng, đào tạo, giám sát và thậm chí là sa thải nhân viên hoàn toàn nằm trong quyền hạn của quản lý nhà hàng, đặc biệt là đối với những người làm việc ở bộ phận tiếp tân và trực tiếp phục vụ khách hàng.
Đối với bộ phận bếp thì người phụ trách sẽ là bếp trưởng, sau đó là phụ bếp thay vì người quản lý. Quá trình phỏng vấn, giám sát và đánh giá hiệu suất của nhân viên có thể sẽ chiếm một phần không nhỏ trong quỹ thời gian làm việc của quản lý nhà hàng.

2. Kiểm kê tài sản

Quản lý và kiểm kê tài sản là một trong những vai trò của quản lý nhà hàng quan trọng nhất và thường tập trung vào những đồ dùng như bàn ghế, bát đĩa, dụng cụ vệ sinh,... để đảm bảo không bị thất thoát trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, quản lý nhà hàng sẽ cùng với bếp trưởng kiểm soát các dụng cụ nhà trong nhà bếp để thay đổi hoặc mua mới khi cần thiết.

3. Phân công lịch làm việc cho nhân viên

Nhà hàng thường mở cửa từ sáng sớm cho tới tận tối muộn nên rất ít nhân viên có thể làm việc toàn thời gian. Vì vậy, quản lý cửa hàng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm phân công nhân viên theo từng ca làm việc cụ thể.
Ngoài ra, vào các thời điểm dùng bữa chính, nhà hàng sẽ đông khách hơn và cần số lượng nhân viên nhiều hơn, người quản lý sẽ phải căn cứ vào tình hình thực tế để sắp xếp nhân viên sao cho phù hợp. Việc đổi ca hay xin nghỉ phép của nhân viên cũng sẽ do quản lý nhà hàng phê duyệt.

4. Lên kế hoạch sự kiện

Nếu như nhà hàng thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn cho các công ty, tổ chức,... thì quản lý sẽ phải đảm nhiệm thêm một công việc nữa là nhận đặt bàn, sắp xếp khu vực tổ chức sự kiện và phân công nhân viên phục vụ chu đáo.
Vào những dịp như lễ tết hay vào mùa cưới thì mô hình quản lý nhà hàng có thể được chia thành nhiều cấp khác nhau để phụ trách các sự kiện khác nhau tùy theo tính chất và quy mô của nó.

5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Điều quan trọng hơn cả đối với nghề quản lý nhà hàng là kỹ năng chăm sóc khách hàng. Bản thân người quản lý nhà hàng trước hết phải là người điềm đạm, thân thiện, giao tiếp hiệu quả để đảm bảo mọi khách hàng đến với nhà hàng đều ra về với sự hài lòng và mong muốn tiếp tục quay trở lại.
Sau đó, họ cần phải có khả năng truyền đạt tốt để đào tạo lại cho nhân viên những kỹ năng này. Tiêu chuẩn công việc quản lý nhà hàng sẽ không hoàn chỉnh nếu như thiếu đi kỹ năng chăm sóc khách hàng.

6. Marketing nhà hàng

Tùy thuộc vào những kỹ năng mà mình có, quản lý nhà hàng cũng có thể tham gia vào các chiến lược marketing để quảng bá hình ảnh nhà hàng. Họ sẽ tham gia lên ý tưởng marketing nhà hàng, giám sát ngân sách dành cho quảng cáo, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,... và lên các chương trình khuyến mại cho khách hàng.
Đơn giản như phong cách phục vụ và dịch vụ chăm sóc khách hàng của quản lý nhà hàng cũng đã là một cách marketing hiệu quả.

7. Quản lý sổ sách

Checklist quản lý nhà hàng, dù là ở quy mô nào cũng không thể thiếu việc quản lý sổ sách. Quản lý nhà hàng sẽ phải xem xét sổ sách và đánh giá công việc kinh doanh hàng ngày để đảm bảo số tiền thu chi trên thực tế hoàn toàn trùng khớp với những gì có trên sổ sách.
Tuy nhiên, thường thì người quản lý sẽ ít khi phải làm việc này một mình. Họ sẽ thực hiện cùng với thu ngân hoặc kế toán của nhà hàng. Những nhà hàng lớn thậm chí còn để nhiều bộ phận cùng tham gia quản lý sổ sách để dễ bề phát hiện sai sót hoặc thất thoát trong quá trình vận hành.

Thu nhập của quản lý nhà hàng được đánh giá tương đối cao

II. Mức lương quản lý nhà hàng

Hầu hết quản lý nhà hàng sẽ nhận lương cứng hàng tháng chứ không phải lương theo giờ giống như nhân viên phục vụ. Lương của quản lý nhà hàng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như quy mô nhà hàng, tình hình kinh doanh, năng lực của người quản lý, hiệu quả công việc,...
Mức lương này sẽ dao động trong khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng nếu như làm việc cho các nhà hàng 4 - 5 sao và khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng trong các nhà hàng bình dân hơn.

Bí quyết giúp quản lý nhà hàng hiệu quả

Người quản lý là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của một nhà hàng. Mô tả công việc quản lý nhà hàng đôi khi chỉ đơn giản là "phụ trách tất cả mọi vấn đề liên quan đến nhà hàng" từ sắp xếp nhân viên, hậu cần cho nhà bếp đến quản lý tài chính,... Do đó, để trở thành một quản lý nhà hàng giỏi thì bạn có thể tham khảo bí quyết Joboko chia sẻ.

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Quản lý nhà hàng
II. Mức lương quản lý nhà hàng

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888